1.4 Cho vay bất động sản ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1.3 Áp dụng mơ hình ngân hàng thế chấp – kinh nghiệm của Đan Mạch
Mạch
- Khoảng 200 năm trước, hệ thống tín dụng thế chấp đã được đưa vào Đan Mạch là kết quả từ việc thiếu vốn dành cho các khoản vay BĐS dài hạn, việc chuyển đổi tài sản thành các nguồn vốn có thể thanh khoản đã bị hạn chế do hệ thống pháp luật lỏng lẽo và thị trường vốn manh mún. Hơn nữa nguồn vốn của chính quyền trung ương và địa phương không đủ để hỗ trợ nhu cầu vay BĐS
- Các ngân hàng thế chấp chiếm tới hơn 90% tổng tín dụng BĐS tại Đan Mạch. Các ngân hàng TMCP và ngân hàng tiết kiệm cung cấp nguồn vốn bắc cầu để mua nhà và các dự án xây dựng, tuy nhiên khi một người sở hữu mới được đăng ký tại cơ quan đăng ký công và một khi giá trị của dự án mới đã được ấn định thì người sở hữu sẽ chuyển sang ngân hàng thế chấp để nhận vốn dài hạn do chi phí tín dụng thấp hơn các ngân hàng kia.
- Hệ thống thế chấp của Đan Mạch dựa trên một hệ thống thị trường khơng có trợ cấp cơng cộng. Các cơ chế đặc biệt dành cho các khoản vay BĐS xã hội được xác định theo nghĩa hẹp, tuy nhiên đã được áp dụng trên thực tế, cho phép một mức giới hạn khoản vay trên giá trị cao hơn hoặc tình trạng hồn trả thấp hơn, thường kết hợp
với bảo lãnh của Chính phủ. Thanh tốn và hồn trả các khoản vay thế chấp cũng như thanh toán lãi của người vay nợ cho ngân hàng thế chấp và của ngân hàng thế chấp cho người nắm giữ cổ phiếu chịu sự điều chỉnh của các quy định thuế thông thường.