Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương ( SAIGONBANK ) (Trang 31)

Khách hàng là một nhân tố khơng thể thiếu và đóng quan trọng nhất đối với mọi hoạt động kinh doanh, trong đó có ngân hàng thương mại.Trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, có nhiều yếu tố thuộc về phía khách hàng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nói chung và chất lượngcủa một khoản cho vay tiêu dùng nói riêng, chủ đạo là: đạo đức, năng lực pháp lý, khả năng tài chính và tài sản bảo đảm.

- Yếu tố đạo đức của ngƣời đi vay

Trong một số loại hình cho vay như tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tài trợ vốn cho dự án đầu tư… thì yếu tố pháp lý có thể sẽ phải nhắc đến đầu tiên. Nhưng đối với tín dụng tiêu dùng, quan điểm cá nhân của học viên là đạo đức, hay thiện chí trả nợ của người đi vay phải được đề cập trước hết. Một khách hàng có đầy đủ các điều kiện về pháp lý, tài chính... nhưng khơng có thiện chí trả nợ thì khoản vay đó khó có khả năng được hoàn trả, nhất là đối với các sản phẩm vay thấu chi hay thẻ tín dụng khơng có tài sản bảo đảm. Đây là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, địi hỏi người làm cơng tác cho vay phải hết sức chú ý khi thẩm định khách hàng, phải đảm bảo rằng khách hàng vay vốn ý thức rõ ràng về trách nhiệm

hoàn trả đầy đủ đầy đủ và đúng hạn khoản nợ vay. - Tƣ cách pháp lý

Yếu tố tư cách pháp lý của người đi, tuy không quan trọng như đối với khách hàng là doanh nghiệp do là thể nhân nhưng việc xác định người vay có đầy đủ năng lực dân sự cũng cần phải được bảo đảm để chắc chắn khách hàngcó quyền tham gia tín dụng.

- Khả năng tài chính

Về khả năng tài chính của người đi vay trong tín dụng tiêu dùng, ngồi việc xác định được tình hình tài chính của khách hàng thời điểm hiện tại là đảm bảo đáp ứng khả năng trả nợ cho ngân hàng thì việc xác định khoản thu nhập thường xun đó có ổn định hay khơng cũng đóng vai trị rất quan trọng.

- Tài sản bảo đảm

Cũng giống như tín dụng ngân hàng, tài sản đảm bảo trong cho vay tiêu dùng chính là nguồn trả nợ thứ hai sau nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập của người vay. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, tài sản bảo đảm chính là cứu cánh còn lại cho các ngân hàng. Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro cho mình khi người vay không trả được nợ bằng cách phát mãi tài sản bảo đảm của người vay để thu hồi nợ. Tuy nhiên tài sản bảo đảm không phải là yếu tố duy nhất để ngân hàng quyết định cấp tín dụng tiêu dùng hay không, đặc biệt là đối với các khoản vay nhỏ.

Ngoài những yếu tố trên, nhu cầu của khách hàng được coi là nhân tố hàng đầu tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Ngân hàngphải ln tìm hiểu nhu cầu hiện tại và sớm nhận ra những nhu cầu tiềm ẩn có thể phát sinh trong tương lai của dân cư, thị trường để từ đó có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, đưa ra được những loại hình dịch vụ cho vay tiêu dùng phù hợp.

1.4 Kinh nghiệm hoạt động tín dụng tiêu dùng một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm tại Việt Nam

Tại Thái Lan, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt

qua các năm, đặc biệt ở các lĩnh vực cho vay thẻ tín dụng và cho vay mua nhà. Việc tăng trưởng đều của tổng sản phẩm quốc nội cùng với các khuyến khích của chính phủ đối với việc cho vay mua nhà chính là các yếu tố làm gia tăng nhu cầu vay. Xu hướng chủ đạo mà các NHTM Thái Lan đang tập trung là phát triển và mở rộng hoạt động cho vay thẻ tín dụng trong tổng tăng trưởng của hoạt động cho vay tiêu dùng. Trong khi đó cho vay phục vụ học tập ít được chủ trọng bởi đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực này phải là các ngân hàng chính sách của Nhà nước. Ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các chi phí học tập trong nước đã được Ngân hàng chính sách xã hội tài trợ đối với các đối tượng có hồn cảnh khó khăn thì có thể nói cho vay tiêu dùng phục vụ cho việc học tập chủ yếu là để du học, nhưng quy mô phân khúc này thật sự không lớn. Thông thường các gia đình quyết định cho con đi du học thường đã có những điều kiện nhất định về kinh tế và đã có chuẩn bị trước về mặt tài chính, số trường hợp thiếu hụt (chủ yếu là tạm thời) là không nhiều nên Saigonbank cũng cần xem xét lại yếu tố này, thay vì vẫn có chủ trương phát triển sản phẩm cho vay du học nên chăng tập trung để phát triển một mảng cho vay tiêu dùng cịn rất tiềm năng là thẻ tín dụng.

Để lấp lỗ hỏng về tín dụng tiêu dùng, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng một số biện pháp can thiệp như khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay đối với những người có thu nhập thấp với mức tài trợ hợp lý, thực hiện chương trình tái cấp vốn với mức lãi suất hấp dẫn cho sản phẩm thẻ tín dụng làm giảm bớt gánh nặng đối với lĩnh vực này. Ngoài những đối đối tượng có thu nhập khá và cao, các NHTM ở đây cũng chú trọng tới người tiêu

dùng có thu nhập trung bình và cung cấp các hình thức cho vay đa dạng. Bên cạnh đó, sự tiên phong của các NHTM có yếu tố nhà nước trong việc cung cấp tín dụng đến người có thu nhập thấp lẫn trung bình và đẩy mạnh sự tham gia vào hoạt động cho vay thẻ tín dụng cũng đã làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này, bởi các ngân hàng này thường đề xuất mức lãi suất chỉ bằng khoảng một nửa mức bình qn trên thị trường. Từ đó có thể rút ra kinh nghiệm là bên cạnh xác định đối tượng khách hàng có thu nhập khá và cao là chủ lực thì Saigonbank vẫn nên quan tâm đến phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình để mở rộng nhanh chóng số lượng khách hàng.

Tại Brazil, trong hơn 10 năm vừa qua, lĩnh vực tín dụng tiêu dùng ở Brazil đã

phát triển rất mạnh mẽ bởi sự nở rộ tiêu dùng và việc gia tăng sử dụng thẻ tín dụng. Một kinh nghiệm ở quốc gia này là tránh sự độc quyền trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, điển hình là năm 2010, lĩnh vực này vẫn còn bị thống trị bởi hai nhà thâu tóm là Cielo và Redecard. Mỗi bên đều có thỏa thuận độc quyền với hai thương hiệu lớn là Visa và Mastercard và đạt được doanh thu cao.Vào tháng 7-2010, các nhà điều hành Brazil đã buộc các nhà thâu tóm phá bỏ những thỏa thuận độc quyền này và kết quả đã làm gia tăng cạnh tranh trên thị trường với sự tham gia rộng rãi hơn của nhiều bên.

Tại Malaysia, nền kinh tế Malaysia vẫn tiếp tục phục hồi từ sau cơn khủng

hoảng năm 2009, người tiêu dùng cũng sẵn lòng chi tiêu hơn cho nhà và xe. Song song đó, người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn đối với việc vay nợ, kết quả là tổng lượng cho vay vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Thu nhập tăng lên, tỉ lệ thất nghiệp giảm đi cũng đã tác động tích cực đến sự phát triển tín dụng tiêu dùng ở Malaysia. Một trong những điểm nổi bật ở quốc gia này là xu hướng định vị và củng cố vị trí của các ngân hàng trong tín dụng tiêu dùng đang được chú trọng. Nổi bật nhất, tháng 05-2011, ngân hàng Hong

Leong đã mua lại Eon Capital Bhd và trở thành ngân hàng lớn thứ tư về tổng tài sản, ngân hàng cũng tăng hệ thống chi nhánh lên trên 300 với số lượng nhân viên khoảng 12.000 người. Điều này tạo nên một thế mạnh rất đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Bài học kinh nghiệm mà Saigonbank cần rút ra là phải định vị và cũng cố được vị trí của mình trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, trước mắt là định vị thương hiệu và lâu dài là mở rộng quy mô vốn, mạng lưới…

Song song với xu hướng này, cạnh tranh trong tín dụng tiêu dùng ở Malaysia cũng trên đà tăng mạnh. Những bên tham gia cả trong và ngồi nước đều nổ lực duy trì và củng cố thêm vị trí hiện tại cũng như đầu tư vào các loại hình mới. Hợp nhất và sáp nhập đã làm gia tăng sức ép lên các ngân hàng nhỏ phải đấu tranh để cạnh tranh với các đối thủ hùng mạnh không chỉ về lãi suất và sản phẩm mà còn về vốn, hệ thống chi nhánh, nghiệp vụ nhân viên và chi phí marketing. Đây là điều mà một NHTM có quy mơ nhỏ như Saigonbank cần phải lưu ý.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của đề tài đã khái quát cơ sở lý luận, những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng như: khái niệm, vai trị, đặc điểm, phân loại tín dụng tiêu dùng. Do nội dung nghiên cứu của đề tài là nâng cao hiệu quả hoạt động của lĩnh vực tín dụng tiêu dùng nên các khái niệm, các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động cũng được đề cập đến. Bên cạnh đó, các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu hoạt động của lĩnh vực cho vay tiêu dùng, kinh nghiệm hoạt động tín dụng tiêu dùng của một số nước trên thế giới và xu hướng phát triển hoạt động này của các NHTM ở Việt Nam cũng đã được trình bày.

Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thƣơng

2.1. Giới thiệu về Saigonbank và xu hƣớng phát triển tín dụng tiêu dùng của các NHTM ở Việt Nam.

2.1.1 Giới thiệu về Saigonbank

2.1.1.1 Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Saigonbank

Là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương (Saigonbank) ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Công Ty và Pháp lệnh Ngân hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian họat động là 50 năm.

Sau hơn 25 năm thành lập, Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 3.080 tỷ đồng. Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết quả kinh doanh liên tục có lợi nhuận, cổ đơng nhận cổ tức khá cao từ đồng vốn đầu tư ban đầu. Tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đạt 15.942 tỷ đồng.

Trong năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã chính thức hồn thành việc nâng cấp hệ thống Internet Banking theo phiên bản mới với nhiều tính năng vượt trội và bắt đầu cung cấp dịch vụ từ ngày 12.10.2011 tại địa chỉ website https://ibanking.saigonbank.com.vn/.

Tính đến cuối năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã hồn thành kết nối với tất cả hệ thống POS trên tồn quốc và có quan hệ đại lý với 657 ngân hàng và chi nhánh tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Hiện nay Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương là đại lý thanh toán

thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram.

Sau 25 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động… với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương cịn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài … hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước.

Tính đến thời điểm 31/12/2011, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã xây dựng và phát triển được mạng lưới hoạt động tại 90 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước gồm Hội sở chính, 32 chi nhánh, 52 Phòng giao dịch và 05 quỹ tiết kiệm với tổng số cán bộ nhân viên là 1.450 người.

2.1.1.2 Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của Saigonbank qua các năm. các năm.

Nguồn vốn

Tính đến cuối năm 2011 tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đạt 15.942 tỷ đồng, tăng 56,52 % so với thời điểm 2007 và giảm 5,17% so với năm 2010, trong đó vốn huy động đạt 11.776 tỷ đồng, chiếm 73,87% tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn và vốn huy động năm 2011 giảm so với năm 2010 phần nào xuất phát từ khó khăn chung của nền kinh tế, ngành ngân hàng nói chung và chủ trương tập trung cũng cố, tự cơ cấu theo hướng ổn định, bền vững của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương nói riêng. Tuy nhiên, tiền gửi dân cư cuối năm 2011 tăng 550

tỷso với cuối năm 2010. Đây là một sự thành công bước đầu của ngân hàng trong việc thực hiện chiến lược huy động vốn với khách hàng mục tiêu là cá nhân để tăng trưởng nguồn vốn ổn định cho hoạt động, tránh việc lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng. Trong bối cảnh sự cạnh tranh trong việc huy động vốn từ dân cư ngày càng gay gắt hơn, sự tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư này được xem là thành công bước đầu của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương trong bối cảnh có những tác động ảnh hưởng đến hoạt động các ngân hàng thương mại, lãi suất cạnh tranh “ngầm” trong khi NHNN liên tục giảm trần lãi suất huy động VND.

Đồ thị 2.1: Tổng nguồn vốn và vốn huy động Saigonbank qua các năm

Sử dụng vốn

Chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu sử dụng vốn là hoạt động cho vay. Tại thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương là 11.183 tỷ đồng, tăng 7% so với 31/12/2010 và tăng 51,59% so với năm 2007. Bên cạnh tình hình khó khăn chung của nền kinh tế; khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp thì xuất phát từ yêu cầu đảm bảo thanh khoản, hạn chế và tiến tới việc không sử dụng vốn liên ngân hàng nên Ban điều hành

.0 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 10000.0 12000.0 14000.0 16000.0 18000.0 2007 2008 2009 2010 2011 (ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên Saigonbank)

Tổng nguồn vốn Huy động

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương chủ trương khơng tăng nhanh dư nợ và tiếp tục quy định chỉ sử dụng 70-80% vốn huy động tăng thêm để tăng trưởng hoạt động cho vay tại từng đơn vị kinh doanh.

Đồng hành cùng với chủ trương của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã từng bước điều chỉnh lãi suất cho vay linh hoạt theo xu hướng giảm dần, phù hợp với lãi suất huy động thực tế tại ngân hàng, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Đồ thị 2.2: Tình hình dƣ nợ cho vay của Saigonbank qua các năm

Hoạt động thanh toán

Năm 2011, doanh số thanh toán đối ngoại tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đạt 332 triệu USD, tăng 3% so với 2010 và giảm 15,95% so với năm 2007. Hai năm 2010 và 2011 doanh số thanh toán đối ngoại của Saigonbank sụt giảm đáng kể so với 03 năm trước, một phần vì tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong giai đoạn này và một phần cũng vì khả năng cạnh tranh giảm so với các ngân hàng bạn.

Về doanh số hoạt động thanh toán trong nước, năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đạt doanh số 1.744 tỷ đồng, tăng 16% so với năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương ( SAIGONBANK ) (Trang 31)