3.2 Một số giải pháp vi mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
3.2.1 Các giải pháp cụ thể
3.2.1.1 Cụ thể hóa chủ trƣơng, chính sách của Hội sở cho toàn hệ thống
Xây dựng chiến lƣợc rõ ràng, cụ thể về chủ trƣơng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng
Saigonbank cần có chủ trương cụ thể, xây dựng chiến lược rõ ràng về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng, trong đó bao gồm các mục tiêu, chỉ tiêu, lộ trình, giải pháp thực hiện chi tiết trong từng giai đoạn để trên cơ sở đó có thể thống nhất điều hành và tổ chức thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp từ Hội sở đến các đơn vị kinh doanh. Trong bối cảnh hầu hết các NHTM cổ phần và thậm chí cả các “ơng lớn” NHTM nhà nước đều đã và đang rất quan tâm đến phân khúc cho vay tiêu dùng thì khơng có lý do gì để Saigonbank khơng có chủ trương mở rộng và ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động lĩnh vực cho vay này.
Có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với các đơn vị kinh doanh trực thuộc
Bên cạnh các chủ trương cụ thể đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng, Saigonbank cần thực hiện một cách đồng bộ các chính sách song hành khác có liên quan đến hiệu quả của hoạt động chung của các đơn vị kinh doanh và cả của hoạt động cho vay tiêu dùng, chẳng hạn như chính sách về đãi ngộ, phân chia lợi nhuận hàng năm. Quy định hiện tại các đơn vị kinh doanh tại Saigonbank được phép trích lại 3% tổng lợi nhuận của mình để tự chia thưởng hằng năm. Mục tiêu của chính sách này chính là tạo nên sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động của các chi nhánh. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ 3% này là
không nhiều, không thể là động lực để các đơn vị kinh doanh làm việc hết mình, dẫn đến tình trạng khi đã thực hiện đủ chỉ tiêu được Hội sở giao các đơn vị này hầu như khơng làm nữa, đợi đến hết năm, vì nếu làm vượt chỉ tiêu năm nay thì năm sau sẽ bị giao cao hơn, và bên cạnh còn là vấn đề rủi ro đi kèm khi cố gắng mở rộng quy mơ dư nợ. Để giải quyết bài tốn này, có một chính sách đã được một số ngân hàng khác thực hiện mà Saigonbank cần tham khảo một cách nghiêm túc là quy định tỷ lệ trích từ phần lợi nhuận hàng năm vượt chỉ tiêu để lại cho đơn vị kinh doanh tự chia thưởng cao hơn mức trích chung đối với tổng lợi nhuận như hiện nay, có thể là 10% hoặc 15%. Điều này sẽ là động lực để các đơn vị kinh doanh trong toàn hệ thống phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu do Hội sở đề ra, hiệu quả hoạt động các lĩnh vực nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng sẽ ngày càng được cải thiện.
3.2.1.2 Hồn thiện các quy trình, quy chế
Xây dựng và hoàn thiện quy chế cụ thể cho hoạt động tín dụng tiêu dùng
Xây dựng quy chế riêng hoặc có thể là hình thức sổ tay tín dụng cho hoạt động cho vay tiêu dùng, trong đó quy định rõ ràng, cụ thể các vấn đề cần giải quyết từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của hoạt động này. Trong bối cảnh cạnh trạnh ngày càng gay gắt hơn giữa các ngân hàng và xu hướng giảm dần vai trò của yếu tố lãi suất đối với khoản vay tiêu dùng do sự chênh lệch giữa các ngân hàng khơng cịn nhiều như hiện nay thì việc ban hành một quy chế rõ ràng, trong đó quy định cụ thể về thời gian giải quyết từng khâu, trách nhiệm của từng bộ phận sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đó mới chính là yếu tố thật sự có ý nghĩa để hoạt động tín dụng tiêu dùng Saigonbank ngày càng đạt hiệu quả cao.
cho vay tiêu dùng cho các đơn vị kinh doanh
Một trong những vấn đề mà quy chế cho vay tiêu dùng cần phải quan tâm đó là đơn vị kinh doanh được quyền quyết việc cho vay khơng có tài sản bảo đảm trong một phạm vị cụ thể đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng do dư nợ mỗi hồ sơ tương đối ít mà số hồ sơ rất nhiều, không thể tất cả hồ sơ đều phải trình về Hội sở. Đương nhiên là quy định này phải được kiểm soát một cách chặt chẽ để tránh việc lạm dụng gây ra những rủi ro chủ quan từ phía đơn vị kinh doanh.
Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt đối với hoạt động cho vay tiêu dùng
Do thực thực tế lãi suất cho vay của Saigonbank vẫn còn khá cao so với mặt bằng chung nên cần xây dựng một cơ chế lãi suất cho vay linh hoạt hơn, đơn vị kinh doanh được phép tự quyết trong phạm vi nhất định để những khách hàng tốt được áp dụng lãi suất thấp hơn, ngân hàng chấp nhận đạt lợi nhuận ít hơn; bao gồm cả việc bán ngoại tệ với giá thấp hơn (vẫn có lãi) cho các khoản vay có mục đích chuyển tiền du học, chữa bệnh.
Thực hiện chun mơn hóa trong giải quyết hồ sơ cho vay tiêu dùng tại từng đơn vị kinh doanh
Saigonbank cần phải phân định rõ bộ phận giải quyết các hồ sơ tín dụng tiêu dùng ở từng đơn vị kinh doanh vì tín dụng tiêu dùng có quy mơ nhỏ, số lượng hồ sơ nhiều nhưng mức dư nợ đạt được không cao, mất nhiều thời gian, trên cơ sở có thể giao chỉ tiêu đối với bộ phận này là số bộ hồ sơ giải quyết chứ không phải là mức dư nợ đạt được.
3.2.1.3 Cơ cấu các sản phẩm tín dụng tiêu dùng cụ thể và nghiên cứu phát triển 01 số sản phẩm mới hơn sản phẩm các TCTD khác đang có phát triển 01 số sản phẩm mới hơn sản phẩm các TCTD khác đang có
Đẩy mạnh việc cơ cấu các sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể để khách hàng dễ dàng tiếp cận, tăng cường liên kết với các đại lý xe, chủ đầu tư dự án nhà, đất để ngày càng cung cấp thêm nhiều sản phẩm đa dạng, gần gủi, đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh đa số các NHTM ở Việt Nam cũng đã có đầy đủ các sản phẩm cho vay tiêu dùng như hiện nay, để khắc phục yếu điểm là một đơn vị đi sau, Saigonbank cần có những hướng đi khác biệt, chẳng hạn như hướng đến những sản phẩm trọn gói. Đơn cử đối với sản phẩm cho vay mua nhà, nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất dự án, một đặc điểm vốn có là khâu hồn tất các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hay Quyền sử dụng đất ở thường rất mất thời gian và thủ tục rườm rà. Để khắc phụ nhược điểm này, Saigonbank có thể thành lập một tổ chuyên môn (đối với các đô thị chủ lực như TP.HCM, Hà Nội) hoặc do nhân viên kinh doanh tại các chi nhánh tỉnh kiêm nhiệm, chủ động phối hợp với chủ đầu tư dự án nhà, đất liên hệ làm các thủ tục này thay cho khách hàng trên cơ sở có thu phí hợp lý, tức người đi vay sẽ khơng phải trực tiếp hoặc hạn chế tối thiểu việc mất nhiều thời gian cho khâu này. Được như vậy khả năng cạnh tranh của Saigonbank trong phân khúc này sẽ được cải thiện hơn.
Triển khai việc xây dựng và phát triển sản phẩm thẻ tín dụng
Saigonbank cần ưu tiên phát triển lĩnh vực thẻ tín dụng, xem đó là một xu hướng tất yếu bởingồi mục tiêu lợi nhuận, thẻ tín dụng cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu. Nâng cao hiệu quả phục vụ và khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng như mở rộng đối tác chấp nhận thanh toán, đặt máy pos… Từ việc sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng, một khách hàng có thể mở thêm tài khoản thanh toán để thuận tiện cho việc thanh toán sao kê hàng tháng, rồi từ đó các giao dịch thanh tốn khác cũng sẽ được
chi tiêu, khi có nhu cầu cho các món vay lớn hơn như mua nhà, ơtơ và những khoản vay khác thì cơ hội để khách hàng nghĩ đến ngân hàng đang phát hành thẻ tín dụng cho mình cũng sẽ cao hơn.
Nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới và tập trung hơn đến đối tƣợng khách hàng nội bộ
Với vị thế đi sau trong việc mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng, Saigonbank cần nghiên cứu phát triển một số sản phẩm cho vay tiêu dùng mới, kế thừa và phát huy các sản phẩm tốt do các TCTD đi trước đã thực hiện, tạo nên sự khác biệt riêng. Bên cạnh sản phẩm cho vay ưu đãi hiện có khơng vì mục tiêu lợi nhuận, Saigonbank cần có chủ trương mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng là cán bộ công nhân viên nội bộ, xem đây là một trong những sản phẩm mang lại lợi nhuận nhất định cho Saigonbank bởikhách hàng nội bộ cũng là một phân khúc rất tiềm năng cần tập trung khai thác.
3.2.1.4 Sớm hoàn chỉnh và áp dụng nghiêm chỉnh quy chế xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân dụng khách hàng cá nhân
Hiện tại công tác này đang được Saigonbank xúc tiến với sự phối hợp của Công ty Kiểm toán Ernst & Young. Với đặc điểm số lượng hồ sơ phải giải quyết nhiều, trị giá mỗi món vay khơng lớn thì việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân như một khâu sàn lọc trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay là hợp lý và có tính khả thi cao. Nó khơng những giúp hạn chế rủi ro mà còn giúp cho việc ra quyết định cho vay được nhanh chóng và chính xác hơn.
Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng thơng thường được dựa trên hai tiêu chí là các thơng tin về tài chính và phi tài chính, trong đó thơng tin phi tài chính đối với khách hàng cá nhân đóng vai trị quan trọng và thường được chú trọng hơn. Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là để hệ thống xếp hạng tín dụng
thật sự có ý nghĩa đối với hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng thì nó phải được thực hiện và áp dụng thật sự nghiêm túc. Các nhân viên kinh doanh và cả các cấp lãnh đạo phê duyệt phải có được nhận thức đúng đắn, phải xem đó như là một bản lề để thực hiện, tránh rơi vào tình trạng áp dụng qua loa, chiếu lệ, xem nhận thức chủ quan của mình là trên hết. Có như vậy hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân mới thật sự phát huy được vai trò và thế mạnh của mình trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
3.2.1.5 Từng bƣớc hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực CVTD tại Saigonbank trong 03 năm gần đây luôn ở mức dưới 1% nhưng để hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này ngày càng được cải thiện, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới, mở rộng quy mô dư nợ, tăng cường giao chỉ tiêu cho các đơn vị kinh doanh thì cơng tác quản trị rủi ro trong cho vay vẫn phải luôn được xem trọng. Đây là vấn đề có tính tiên quyết, là yếu tố sống còn đối với bất kỳ một TCTD nào. Từ thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng, về cơ bản, Saigonbank cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
Các cấp lãnh đạo cần oán triệt đến từng khâu, từng bộ phận có liên quan đến quá trình cung cấp các sản phẩm CVTD cho khách hàng phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy trình, quy chế đã được ban hành và phải có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm. Bên cạnh đó Saigonbank còn phải giải quyết triệt để tình trạng mỗi đơn vị kinh doanh làm một kiểu trong vấn đề mẫu biểu, điều kiện xét duyệt cấp tín dụng. Đó khơng chỉ vì mục đích quản trị, hạn chế rủi ro mà cịn bởi sản phẩm tín dụng tiêu dùng
với đặc điểm tiếp cận số đơng khách hàng nên việc thể hiện tính chun nghiệp trong quá trình đáp ứng nhu cầu của khách hàng là hết sức cần thiết.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phịng Kiểm tốn nội bộ. Đơn vị này phải chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị và khơng có bất kỳ tác động nào từ phía Ban điều hành. Phải nâng vai trò của Phịng Kiểm tốn nội bộ thật sự trở thành một “lá chắn”, một hệ thống cảnh báo rủi ro thật sự hiệu quả. Bên cạnh các chủ trương, quy trình, quy chế được xây dựng ban đầu, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng khơng thể nói là hiệu quả nếu bộ phận này chưa phát huy được sức mạnh của mình. Thực trạng tại Saigonbank cho thấy một trong những vấn đề cần phải giải quyết trước tiên là nâng cao trình độ nghiệp vụ nguồn nhân lực tại đơn vị này; thực hiện việc điều chuyển, bố trí nhân sự đã có kinh nghiệm về lĩnh vực tín dụng để thực hiện cơng tác kiểm tra hồ sơ vay tại các đơn vị kinh doanh.
Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra giám sát sau cho vay để Ngân hàng có biện pháp chủ động đối phó khi khoản vay phát sinh các vấn đề ngoài dự định. Mặc dù giá trị mỗi khoản vay thường không lớn, bản chất rủi ro phân tán nhưng nhân viên quản lý khoản vay cũng cần phải giữ liên lạc thường xuyên để nắm bắt, cập nhật kịp thời tình trạng thực tế về tình hình tài chính, nguồn trả nợ của khách hàng nhằm hạn chế khả năng khoản vay phát sinh rủi ro ở mức thấp nhất.
Định kỳ cho đánh giá lại tài sản bảo đảm đối với các khoản vay tiêu dùng được đảm bảo bằng bất động sản có tỷ lệ cho vay sát với trị giá thẩm định lúc xét duyệt cho vay, đặc biệt là các tài sản là nhà đất dự án. Đây là một
giải pháp có có tính vi mơ và chỉ có giá trị thực tiễn trong những giai đoạn thị trường bất động sản giảm giá rất mạnh như hiện nay.
3.2.1.6 Tăng cƣờng công tác huy động vốn tạo tiền đề để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng
Một ngân hàng thương mại khơng thể nói là hoạt động tín dụng có hiệu quả cao nếu nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn để cho vay. Có thể nói bài tốn huy động vốn để phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Saigonbank có hai vấn đề cần giải quyết:
Một là, khả năng huy động đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn ngày càng mở
rộng, tức Saigonbank tự huy động để cho vay, không sử dụng vốn liên ngân hàng, bởi đó chỉ là cơng cụ được sử dụng để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời.
Hai là, nguồn vốn huy động trung dài hạn cần phải được tăng trưởng cả về số
tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này đảm bảo đáp ứng được các quy định vể tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho các khoản vay trung dài hạn do NHNN quy định (hiện tại là 30%) và tính ổn định của nguồn bởi đặc điểm của các khoản vay tiêu dùng là thường có thời hạn dài. Do vậy giải pháp cụ thể ở đây là bên cạnh tăng cường tìm kiếm khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức để có nguồn vốn giá rẻ, Saigonbank cần phải tập trung hơn nữa vào huy động vốn ở khu vực dân cư.
Để giải quyết được hai vấn đền nêu trên, tất nhiên đòi hỏi Saigonbank phải thực hiện rất nhiều giải pháp bao gồm sự phối hợp của nhiều bộ phận, phòng ban và quan trọng là chủ trương, định hướng của các cấp điều hành. Về cơ