Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Saigonbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương ( SAIGONBANK ) (Trang 58)

2.4.1 Những thuận lợi và kết quả đạt đƣợc

2.4.1.1 Những thuận lợi

Là ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam nên bƣớc đầu đã tạo dựng đƣợc niềm tin, vị thế nhất định đối với khách hàng.

Được thành lập từ năm 1987 với tư cách là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên, Saigonbank đương nhiên có những lợi thế nhất định trong việc khẳng định uy tín, niềm tin trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ dân cư. Trong bối cảnh các NHTM khác đầu tư mở rộng quy mô rất mạnh, với phương châm phát triển ổn định, tăng trưởng bền vững, Saigonbank tuy không tạo được bước đột phá, dấu nhấn lớn nhưng cũng đã phần nào khẳng định được vị thế của mình. Điều này đóng vai trị như là một thuận lợi cơ bản đối với hoạt động bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

Là ngân hàng doVăn phòng Thành ủy TP.HCM nắm cổ phần chi phối nên có những lợi thế nhất định trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh những hạn chế có tính cố hữu xuất phát từ cơ chế vốn của Tổ chức Đảng (Hội đồng quản trị không phải là những chủ sở hữu thật sự mà chỉ là đại diện, mọi vấn đề lớn đều phải có thời gian để xin ý kiến chỉ đạo), như chậm phản ứng với thị trường hơn so với các NHTM tư nhân khácthì với vai trò chủ sở hữu chi phối, bên cạnh uy tín của mình, Văn phịng Thành Ủy cũng đã có những hỗ trợ rất nhiều cho Saigonbank về nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế khác trực thuộc Thành Ủy, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao là các Thạc sĩ, Tiến sĩ du học nước ngồi theo chương trình do Thành Ủy tài trợ. Với uy tín của mình, có thể nói Văn Phịng Thành Ủy TP.HCM vừa đóng vai trị hỗ trợ trực tiếp, vừa là động lực, cũng là ràng buộc để Saigonbank luôn hoạt động, phát triển hiệu quả trên cơ sở an toàn, đúng pháp luật.

Phƣơng châm hoạt động xuyên suốt của hệ thống là luôn tuân thủ tốt quy định của pháp luật, của Nhà nƣớc.

Hội đồng quản trị Saigonbank chỉ là những người đại diện cho chủ sở hữu là Văn Phịng Thành ủy TP.HCM, khơng có hiện tượng khách hàng là “sân sau”; đặc biệt Ban điều hành đơn thuần chỉ là những CEO làm th, khơng lợi ích

Khi các cấp lãnh đạo của một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ nhạy cảm như ngân hàng thương mại có chủ trương tuân thủ tốt pháp luật thì đây là một thuận lợi rất lớn để tập thể cán bộ nhân viên Saigonbank an tâm làm việc đạt hiệu quả cao nhất, tất nhiên trong đó có hoạt động tín dụng và tín dụng tiêu dùng.

Tình hình tài chính tƣơng đối lành mạnh, rõ ràng.

Có thể nói trong bối cảnh tình hình các NHTM trong nước liên tục xảy ra những vụ án lớn, phức tạp, có khả năng gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản của tồn hệ thống thì Saigonbank khơng có liên quan và không chịu ảnh hưởng nhiều bởi những vụ bê bối này, chẳng hạn như vụ án liên quan đến Huỳnh Thị Huyền Như tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam, hay Nguyễn Đức Kiên tại Ngân hàng Á Châu.

Đây là một trong những thuận lợi để Saigonbank tự tin tiếp tục có các chính sách cụ thể nhằm phát triển toàn diện hệ thống. Trên khía cạnh vĩ mơ, đây cũng là một trong những ưu thế của Saigonbank so với một số ngân hàng thương mại khác trong việc NHNN xem xét xếp loại, cấp phép mở rộng mạng lưới, phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm.

Tỷ lệ cho vay phi sản xuất thời điểm cuối năm 2011 của Saigonbank chỉ còn 8,69%

Tại văn bản số 2506/NHNN-CSTT ngày 10/04/2012, NHNN Việt Nam quy định tỷ lệ dư nợ phi sản xuất (dư nợ khơng khuyến khích) trên tổng dư nợ của các TCTD năm 2012 không được vượt quá 16% và dự kiến các năm tiếp theo tỷ lệ này cũng sẽ khơng phải giảm nhiều. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tỷ lệ này của Saigonbank khá thấp ở mức 8,69%. Đây chính là một thuận lợi, một cơ sở tiền đề quan trọng để Saigonbank có thể mở rộng, phát triển cũng

như nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng của hệ thống trong các năm tiếp theo.

Thị trƣờng còn rất tiềm năng đối với phân khúc cho vay tiêu dùng, đặc biệt là dân cƣ thành thị ngày càng chiếm tỷ trọng cao.

Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, với tổng số dân thống kê sơ bộ đến năm 2011 là 87,84 triệu người và tốc độ tăng trưởng dân số ở khu vực thành thị ngày càng cao là một thuận lợi không nhỏ để các NHTM ở Việt Nam nói chung và Saigonbank nói riêng đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Bảng 2.1: Thống kê dân số Việt Nam theo cơ cấu thành thị và nông thôn giai đoạn 2000-2011. Năm Số tuyệt đối (triệu người) Tỷ lệ (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn 2000 18,7 58,9 24,1 75,9 3,3 0,7 2001 19,3 59,3 24,6 75,5 3,1 0,7 2002 19,9 59,7 25,0 75,0 3,0 0,6 2003 20,7 59,7 25,8 74,2 4,3 0,1 2004 21,6 59,8 26,5 73,5 4,2 0,2 2005 22,3 60,1 27,1 72,9 3,4 0,4 2006 23,0 60,3 27,7 72,3 3,2 0,3 2007 23,7 60,5 28,2 71,8 3,0 0,3 2008 24,7 60,4 29,0 71,0 3,9 0,0 2009 25,6 60,4 29,7 70,3 3,7 0,0 2010 26,5 60,4 30,5 69,5 3,6 0,0 Sơ bộ 2011 27,9 60,0 31,8 68,3 5,2 -0,8

Qua bảng số liệu có thể thấy tỷ trọng dân số thành thị thời điểm cuối năm 2010 và 2011 chiếm trên 30% trong tổng dân số Việt Nam và có xu hướng tiếp tục tăng chắc chắn sẽ là một điều kiện rất tốt, là mảnh đất màu mỡ để Saigonbank tập trung phát triển các sản phẩm tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng của mình.

2.4.1.2 Kết quả đạt đƣợc

Đáp ứng đƣợc các nhu cầu vay tiêu dùng nhất định của một bộ phận dân cƣ

Góp phần đảm bảo Saigonbank cung cấp đầy đủ các sản phẩm tín dụng trong các lĩnh vực cho vay cơ bản. Mặc dù thực trạng là Saigonbank không hề cơ cấu thành các sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể như một số NHTM có thế mạnh trong lĩnh vực CVTD đã làm nhưng Saigonbank cũng đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu vay cơ bản như phục vụ nhà ở, phương tiện đi lại. Đây chính là những kết quả mà Saigonbank bước đầu đạt được và là cơ sở nền tảng để tiếp tục mở rộng, phát triển hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng.  Ln duy trì đƣợc tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng ở mức độ dƣới

1%.

Trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ở các NHTM nói chung và Saigonbank nói riêng tăng liên tục thời gian vừa qua thì hoạt động cho vay tiêu dùng lại có tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp và duy trì liên tục dưới 1% trong 03 năm gần đây. Cũng có thể tỷ lệ này một phần xuất phát từ đặc điểm quy mô dư nợ CVTD Saigonbank không lớn, không chịu áp lực tăng dư nợ quá lớn dẫn đến khâu sàn lọc khách hàng rất kỹ nhưng kết quả này cũng là tiền đề, là động lực để Saigonbank chủ động tiếp tục mở rộng hoạt động lĩnh vực cho vay tiêu dùng trong thời gian tới.

không tăng trƣởng nóng bằng mọi giá, đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Một khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn liên tục, nợ xấu các NHTM tăng cao thì chủ trương phát triển ổn định, tăng trưởng bền vững, khơng chạy theo tăng trưởng nóng quy mơ của Saigonbank mới được chứng minh là đúng đắn. Tại hội nghị sơ kết hoạt động các ngân hàng thương mại phía nam giữa năm 2010, Thống đốc NHNN Việt Nam lúc đó là Ơng Nguyễn Văn Giàu đã nhận xét Saigonbank là ngân hàng “ít bệnh” nhất thời điểm hiện tại. Đó chính là một trong những kết quả thực tế Saigonbank đạt được mà bất kỳ ai cũng phải công nhận.

2.4.2 Những hạn chế trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Saigonbank

Hạn chế về quy mô vốn, mạng lƣới hoạt động và kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng so với các ngân hàng thƣơng mại đi trƣớc

Saigonbank tuy là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập đầu tiên ở Việt Nam nhưng nếu so với các ngân hàng khác trong nước hiện nay thì Saigonbank có quy mơ tương đối nhỏ, mạng lưới chưa nhiều và chưa đều. Đây chính là một trong những rào cản đối với việc mở rộng hoạt động bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Bên cạnh đó, các TCTD khác đã đi trước, có nhiều kinh nghiệm, có một lượng khách nền tảng sẽ là một thách thức không nhỏ trong việc mở rộng đối tượng khách hàng của Saigonbank bởi về nguyên tắc từ lượng khách có sẵn này, các ngân hàng bạn rất dễ khai thác thêm nhu cầu cũng như lôi kéo thêm các đối tượng khách hàng khác so với Saigonbank.

Sản phẩm cho vay tiêu dùng chƣa phong phú, kém cạnh tranh

Hiện tại Saigonbank không cơ cấu thành bất kỳ một sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể nào. Như đã trình bày ở mục “2.2.2 Về sản phẩm cho vay tiêu dùng”, tùy vào từng mục đích, đối tượng khách hàng cụ thể, Ngân hàng

TMCP Sài Gịn Cơng Thương đáp ứng các nhu cầu vay tiêu dùng của khách cơ bản như sau:

 Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.

 Cho vay mua ôtô

 Cho vay ưu đãi cán bộ công nhân viên Saigonbank  Cho vay thấu chi qua thẻ

 Cho vay các nhu cầu tiêu dùng khác như học tập, du lịch, chữa bệnh. Khái quát hết những sản phẩm tín dụng tiêu dùng hiện tại đang cung cấp, có thể thấy Saigonbank vẫn cịn thiếu nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng rất thiết thực, nhu cầu trên thị trường cao như cho vay mua nhà, nhận chuyển nhượng đất dự án mà tài sản bảo đảm đương nhiên là hình thành từ tài sản nhận chuyển nhượng; cho vay thơng qua hình thức thẻ tín dụng.

Việc khơng cơ cấu thành các sản phẩm CVTD cụ thể khiến cho Saigonbank rất khó trong cơng tác tiếp thị với khách hàng và khách hàng cũng rất ngại tiếp cận với ngân hàng khi có nhu cầu. Thơng thường các thơng tin về khoản vay từ số tiền, thời hạn vay tối đa, tài sản bảo đảm đến mức lãi suất của khoản vay đều được các ngân hàng có thế mạnh đi trước công bố rất rõ ràng.

Mức độ nhận biết thƣơng hiệu Saigonbank trong dân cƣ chƣa cao

Đây là một hạn chế quan trọng mà Saigonbank cần sớm có biện pháp khắc phục nếu muốn phát triển hoạt động CVTD bởi lĩnh vực bán lẻ ln có liên quan mật thiết đến mức độ phổ biến và sự công nhận của công chúng đối với yếu tố thương hiệu, nhất là lĩnh vực ngân hàng.

Một bộ phận cán bộ nhân viên hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, có thái độ phục vụ chƣa tốt

Bên cạnh một lực lượng cán bộ nhân viên giỏi, làm việc với tình thần trách nhiệm cao vẫn cịn đó khá nhiều nhân tố yếu về trình độ chun mơn nghiệp vụ, có thái độ cơng tác thiếu nhiệt tình, khơng năng động, ăn theo hiệu quả công việc của người khác, chưa thể hiện được rõ nét vai trò, sự cần thiết tồn tại của mình đối với hệ thống. Đây chính là một hạn chế về nguồn nhân lực mà Saigonbank cần phải sớm khắc phục, từng bước xóa bỏ dần tư tưởng theo cơ chế xin cho, độc quyền đã ăn sâu từ trước.

Hạn mức tăng trƣởng tín dụng chung hạn hẹp và chủ trƣơng giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất, trong đó có cho vay tiêu dùng của NHNN.

Cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế, để góp phần kiềm chế lạm phát, kể từ đầu năm 2012 NHNN có chủ trương phân loại các TCTD thành 04 nhóm và mức độ tăng trưởng tín dụng cao nhất được phép cũng chỉ 17%. Đồng thời, tỷ lệ dư nợ cho vay lĩnh vực khơng khuyến khích tối đa là 16%. Đây là những hạn chế về mặt cơ chế điều hành của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng và tín dụng tiêu dùng của các NHTM, trong đó có Saigonbank.

Tình hình kinh tế tăng trƣởng không ổn định trong những năm vừa qua dẫn đến tâm lý e ngại trong việc mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Như đã được đề cập ở Chương 1, hoạt động tín dụng tiêu dùng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi môi trường kinh tế vĩ mơ, trong đó có chu kỳ tăng trưởng và mức độ ổn định của nền kinh tế. Ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vốn vay tiêu dùng của thị trường, hai nhân tố này cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến ý thức chủ quan của các cấp lãnh đạo ngân hàng bởi hoạt động cho vay tiêu dùng luôn chứa đựng những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn vốn có của nó. Trong điều kiện tình hình nền kinh tế Việt Nam không ổn định, lạm phát

cao như những năm vừa qua cùng với ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế tồn cầu thì khả năng xảy ra rủi ro đối với các khoản cho vay tiêu dùng (đặc điểm tỷ lệ cho vay khơng có tài sản bảo đảm cao hơn các sản phẩm cho vay khác) là khá lớn nên tâm lý e ngại dẫn đến khả năng không muốn mở rộng hoạt động lĩnh vực này là rất dễ xảy ra.

Cơng tác huy động vốn cịn yếu, chƣa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn Saigonbank giai đoạn 2008 – 2011.

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tổng huy động 9.429 9.607 12.972 11.776 Huy động trung dài hạn 1.414 1.378 2.198 1.572 Tỷ trọng huy động trung

dài hạn/Tổng huy động 15% 14,34% 16,94% 13,35% Huy động từ thị trường 1 7.421 8.633 9.897 9.168 Tỷ trọng huy động thị

trường 1/Tổng huy động 78,70% 89,86% 76,30% 77,85%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Saigonbank)

Hoạt động cho vay tiêu dùng thể hiện sự hạn chế thông qua khả năng huy động nguồn vốn có đáp ứng đủ nhu cầu cho vay hay khơng và sự tương thích về kỳ hạn huy động đối với đặc điểm các khoản vay tiêu dùng thường có thời hạn dài.

Xét về quy mô, nguồn vốn huy động của Saigonbank tăng trong giai đoạn 2008-2010 và giảm vào năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn huy động trung dài hạn trong tổng huy động không thay đổi nhiều qua các năm và duy trì ở mức từ 13-16%. Đây là một tỷ lệ tương đối thấp trong cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của một NHTM. Bên cạnh các nhu cầu vốn dài hạn cần cho các nhu cầu vay vốn đầu tư dự án, mua sắm tài sản cố định,…

cần có thời hạn lâu, ổn định để tương thích với nhu cầu vay tiêu dùng thường có thời gian dài.

Qua bảng số liệu có thể thấy liên tục trong giai đoạn 2008-2011, Saigonbank phải sử dụng nguồn vốn vay từ thị trường liên ngân hàng để cân đối tổng nguồn vốn. Tỷ trọng huy động vốn từ thị trường 1 của Saigonbank chỉ duy trì ở quanh mức 75% (trừ năm 2009 là xấp xỉ 90%). Đây là một hạn chế không nhỏ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng tại Saigonbank.

2.4.3 Những nguyên nhân hạn chế trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Saigonbank tại Saigonbank

Chƣa có chủ trƣơng chính sách cụ thể định hƣớng phát triền hoạt động tín dụng tiêu dùng

Saigonbank chưa nhận thức đúng vai trị, tính tất yếu phải phát triển tín dụng bán lẻ mà đại diện trước hết, tiềm năng nhất là tín dụng tiêu dùng nên chưa có các chủ trương, định hướng cụ thể trong kế hoạch thực hiện hàng năm. Chưa nói đến vấn đề hoạt động có hiệu quả, điều này đã là tác nhân cản trở, gây hạn chế cho việc mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.  Chƣa có quy chế, quy định riêng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương ( SAIGONBANK ) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)