Giới thiệu về Saigonbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương ( SAIGONBANK ) (Trang 37)

2.1. Giới thiệu về Saigonbank và xu hướng phát triển tín dụng

2.1.1 Giới thiệu về Saigonbank

2.1.1.1 Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Saigonbank

Là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương (Saigonbank) ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Cơng Ty và Pháp lệnh Ngân hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian họat động là 50 năm.

Sau hơn 25 năm thành lập, Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 3.080 tỷ đồng. Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết quả kinh doanh liên tục có lợi nhuận, cổ đơng nhận cổ tức khá cao từ đồng vốn đầu tư ban đầu. Tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đạt 15.942 tỷ đồng.

Trong năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã chính thức hồn thành việc nâng cấp hệ thống Internet Banking theo phiên bản mới với nhiều tính năng vượt trội và bắt đầu cung cấp dịch vụ từ ngày 12.10.2011 tại địa chỉ website https://ibanking.saigonbank.com.vn/.

Tính đến cuối năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã hồn thành kết nối với tất cả hệ thống POS trên tồn quốc và có quan hệ đại lý với 657 ngân hàng và chi nhánh tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Hiện nay Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương là đại lý thanh toán

thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram.

Sau 25 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động… với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương cịn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài … hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước.

Tính đến thời điểm 31/12/2011, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã xây dựng và phát triển được mạng lưới hoạt động tại 90 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước gồm Hội sở chính, 32 chi nhánh, 52 Phòng giao dịch và 05 quỹ tiết kiệm với tổng số cán bộ nhân viên là 1.450 người.

2.1.1.2 Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của Saigonbank qua các năm. các năm.

Nguồn vốn

Tính đến cuối năm 2011 tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đạt 15.942 tỷ đồng, tăng 56,52 % so với thời điểm 2007 và giảm 5,17% so với năm 2010, trong đó vốn huy động đạt 11.776 tỷ đồng, chiếm 73,87% tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn và vốn huy động năm 2011 giảm so với năm 2010 phần nào xuất phát từ khó khăn chung của nền kinh tế, ngành ngân hàng nói chung và chủ trương tập trung cũng cố, tự cơ cấu theo hướng ổn định, bền vững của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Cơng Thương nói riêng. Tuy nhiên, tiền gửi dân cư cuối năm 2011 tăng 550

tỷso với cuối năm 2010. Đây là một sự thành công bước đầu của ngân hàng trong việc thực hiện chiến lược huy động vốn với khách hàng mục tiêu là cá nhân để tăng trưởng nguồn vốn ổn định cho hoạt động, tránh việc lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng. Trong bối cảnh sự cạnh tranh trong việc huy động vốn từ dân cư ngày càng gay gắt hơn, sự tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư này được xem là thành công bước đầu của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương trong bối cảnh có những tác động ảnh hưởng đến hoạt động các ngân hàng thương mại, lãi suất cạnh tranh “ngầm” trong khi NHNN liên tục giảm trần lãi suất huy động VND.

Đồ thị 2.1: Tổng nguồn vốn và vốn huy động Saigonbank qua các năm

Sử dụng vốn

Chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu sử dụng vốn là hoạt động cho vay. Tại thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương là 11.183 tỷ đồng, tăng 7% so với 31/12/2010 và tăng 51,59% so với năm 2007. Bên cạnh tình hình khó khăn chung của nền kinh tế; khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp thì xuất phát từ yêu cầu đảm bảo thanh khoản, hạn chế và tiến tới việc không sử dụng vốn liên ngân hàng nên Ban điều hành

.0 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 10000.0 12000.0 14000.0 16000.0 18000.0 2007 2008 2009 2010 2011 (ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên Saigonbank)

Tổng nguồn vốn Huy động

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương chủ trương khơng tăng nhanh dư nợ và tiếp tục quy định chỉ sử dụng 70-80% vốn huy động tăng thêm để tăng trưởng hoạt động cho vay tại từng đơn vị kinh doanh.

Đồng hành cùng với chủ trương của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã từng bước điều chỉnh lãi suất cho vay linh hoạt theo xu hướng giảm dần, phù hợp với lãi suất huy động thực tế tại ngân hàng, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Đồ thị 2.2: Tình hình dƣ nợ cho vay của Saigonbank qua các năm

Hoạt động thanh toán

Năm 2011, doanh số thanh toán đối ngoại tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đạt 332 triệu USD, tăng 3% so với 2010 và giảm 15,95% so với năm 2007. Hai năm 2010 và 2011 doanh số thanh toán đối ngoại của Saigonbank sụt giảm đáng kể so với 03 năm trước, một phần vì tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong giai đoạn này và một phần cũng vì khả năng cạnh tranh giảm so với các ngân hàng bạn.

Về doanh số hoạt động thanh toán trong nước, năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đạt doanh số 1.744 tỷ đồng, tăng 16% so với năm

2007 2008 2009 2010 2011

7377.0 7920.0

9724.0 10456.0

11183.0

(Nguồn: Báo cáo thường niên Saigonbank) (ĐVT: tỷ đồng)

2010 và tăng 122% so với năm 2007. Điều này cũng dễ hiểu vì doanh số thanh tốn trong nước phải đi đơi với việc mở rộng quy mô, vốn điều lệ, số điểm kinh doanh của TCTD.

Hoạt động góp vốn, liên doanh, đầu tƣ tài chính

Hoạt động góp vốn, liên doanh Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương tăng khá qua các năm, từ 46 tỷ năm 2007 đã tăng lên 730 tỷ đồng vào năm 2011, cụ thể góp vào 01 số tổ chức tiêu biểu như sau: Ngân hàng TMCP Gia Định (nay là Ngân hàng Bản Việt), Khách sạn Sài Gịn Hạ Long, Cơng ty Chuyển mạch tài chính quốc gia (Banknetvn), Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Cơng ty chứng khốn Saigonbank-Berjaya…

Về hoạt động đầu tư tài chính: đến cuối năm 2011, hoạt động đầu tư tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương là 1.432 tỷ đồng với chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ, gấp 06 lần thời điểm 30/09/2012 và tăng liên tục qua các năm.

Hoạt động dịch vụ thẻ

Trong năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương phát hành mới tổng cộng 32.797 thẻ đa năng Saigonbank Card, tăng 57% so với năm 2010, nâng tổng số thẻ phát hành lên 215.813 thẻ với số dư tiền gửi bình quân khoảng 79 tỷ đồng và tổng số thẻ đang lưu hành là 96.338 thẻ, chiếm tỷ lệ 44,64%. Xét theo giai đoạn 05 năm, bình quân mỗi năm Saigonbank phát hành mới được 23.147 thẻ đa năng SAIGONBANK CARD. Tuy nhiên mức độ thẻ còn đang lưu hành chiếm tỷ trọng chưa đến 50% là khá thấp.

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương chưa phát hành thẻ tín dụng quốc tế mà chỉ làm đại lý thanh toán.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đạt doanh thu 2.440 tỷ đồng, tăng 52,88% so với năm 2010; lợi nhuận trước thuế đạt 397 tỷ đồng, tăng 16.76% so với năm 2010. Tuy nhiên nếu so sánh tốc độ tăng của tổng lợi nhuận trước thuế và tốc độ tăng của vốn điều lệ thì hai chỉ tiêu này chưa tương xứng. Cổ tức bình quân 02 năm 2010-2011 là 18%/năm.

Đồ thị 2.3: Vốn điều lệ và lợi nhuận trƣớc thuế Saigonbank qua các năm

2.1.2 Xu hƣớng phát triển tín dụng tiêu dùng của các NHTM ở Việt Nam

Xác định tín dụng tiêu dùng là lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn trong tổng định hướng bán lẻ của mình do qui mơ thị trường Việt Nam với tổng dân số xấp xỉ 90 triệu người gồm đa phần ở độ tuổi trẻ, có thu nhập, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm cao, các NHTM Việt Nam đã có những xu hướng, bước đi khá cụ thể nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Trong thời gian qua, xu hướng tiêu dùng trước, trả sau tăng nhanh, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…Vì vậy, các sản phẩm CVTD của các ngân hàng được triển khai trong thời gian gần đây dù còn khá mới mẻ nhưng đều được các khách hàng rất quan tâm và đạt được

.0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 2007 2008 2009 2010 2011

(Nguồn: Báo cáo thường niên Saigonbank) (ĐVT: tỷ đồng)

Vốn điều lệ

được khơng ít thành cơng. Việc cùng đẩy mạnh triển khai các sản phẩm tín dụng tiêu dùng mới, cụ thể đối với từng phân khúc khách hàng tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực này giữa các ngân hàng cũng ngày càng gay gắt, nhưng trái lại khách hàng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm phù hợp với chất lượng phục vụ tốt nhất.

Về thực trạng, hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đã được các NHTM khởi động từ khá lâu nhưng hoạt động lại chỉ thực sự sôi động trong khoảng thời gian 04 năm trở lại đây. Một đặc điểm rất dễ nhận biết trong lĩnh vực này ở Việt Nam hiện nay là các NHTM cổ phần tỏ ra năng động và ưu thế hơn các NHTM quốc doanh trong việc tiếp cận cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng đến khách hàng với mơ hình hoạt động gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhạy bén, loại hình sản phẩm vơ cùng đa dạng và thường xuyên thay đổi đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Một trong những NHTM đi đầu trong việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng tiêu dùng phải nhắc đến là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) bởi đơn vị này thường xuyên tung ra thị trường các sản phẩm tín dụng tiêu dùng với tên gọi ấn tượng nhằm đánh vào thị hiếu của khách hàng với chương trình cho vay “ôtô xịn”, “nhà mới”, “gia đình trẻ”, “mua trả góp với Techcombank”, cho vay du học tại chỗ”, v.v… Đối với các ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), An Bình (ABBank), Quốc Tế (VIB) thì lại tạo dựng thế mạnh cạnh tranh với thời hạn cho vay dài, mức hỗ trợ cao và lãi suất linh hoạt, ưu đãi trong vay vốn mua sắm tiêu dùng, vay vốn mua ôtô, vay mua – sửa chữa nhà ở, v.v… Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thì đi đầu trong tiếp cận đối tượng khách hàng cá nhân với việc gắn kết với các siêu thị điện máy, các trung tâm mua sắm để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.

Về phía các ngân hàng nước ngồi, với thế mạnh vốn có từ ngân hàng mẹ ở nước ngoài trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đang kỳ vọng sẽ thâu tóm được

khối lượng khách hàng tiềm năng ở Việt Nam, chủ yếu trong vay tiêu dùng tại các đô thị lớn. Gần đây, hàng loạt các ngân hàng nước ngồi có mặt tại thị trường Việt Nam như ANZ, HSBC, Citibank, v.v… đã đưa ra nhiều tiện ích hấp dẫn đối với lĩnh vực tín dụng tiêu dùng với lãi suất thấp, linh động, sản phẩm đa đạng phù hợp từng đối tượng khách hàng, thương hiệu nổi tiếng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đặc biệt là triển khai rộng rãi và đại chúng hình thức cho vay tín chấp - hình thức mà các NHTM cổ phần trong nước còn khá e dè và cẩn trọng. Trên thực tế, giới nhân viên văn phịng ở Việt Nam có mức thu nhập ổn định sẽ khơng khó để nhận ra khả năng mở rộng, đi sâu vào thị trường của các ngân hàng nước ngồi như ANZ hay HSBC thơng qua các cuộc điện thoại chào mời cung cấp các sản phẩm thẻ tín dụng với hạn mức khá hấp dẫn, có thể lên đến 10 tháng lương mà không cần tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, việc mạnh dạng áp dụng mức lãi suất ưu đãi đối với các khoản vay tiêu dùng của các ngân hàng này cũng là một điều đáng để các NHTM Việt Nam quan tâm. Chẳng hạn, Hong Leong Bank cho vay mua nhà thế chấp bằng bất động sản, lãi suất chỉ 8,8%/năm trong 3 tháng đầu tiên; HSBC áp dụng mức lãi suất 9%/năm cho khách hàng cá nhân trong 3 tháng đầu tiên hay tại ANZ, lãi suất cho khách hàng vay mua nhà tháng đầu tiên là 12%/năm…

Trong khi các NHTM cổ phần đua nhau đặt dấu ấn của thương hiệu ngân hàng mình vào thị trường tín dụng tiêu dùng, các ngân hàng nước ngồi lo tận dụng những thế mạnh về vốn và kinh nghiệm để chiếm lĩnh thị trường qua việc triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ đa đạng, nhiều tiện ích thì các NHTM quốc doanh tại Việt Nam với lợi thế về mạng lưới hoạt động rộng lớn cũng đang không ngừng đẩy mạnh việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của lĩnh vực tín dụng tiêu dùng mà tiêu biểu là BIDV và Vietcombank.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Saigonbank 2.2.1 Về quy trình cho vay 2.2.1 Về quy trình cho vay

Hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương vẫn đang áp dụng quy trình cho vay đối với khách hàng vay có mục đích tiêu dùng chung với Quy trình cho vay khách hàng cá nhân theo Quyết định số 130/2007/QĐ-HĐQT ngày 27/06/2007 mà không có một văn bản hướng dẫn riêng biệt, cụ thể:

 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn.

 NVTD hướng dẫn khách hàng đăng ký thông tin (lần đầu quan hệ tín dụng), kiểm tra sơ bộ hồ sơ vay vốn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

 NVTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ và báo cáo lãnh đạo phòng để phân công hồ sơ.

 Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

 Kiểm tra hồ sơ vay vốn: bao gồm kiểm tra hồ sơ pháp lý của người đi vay, hồ sơ chi tiết của khoản vay và hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay.

 Kiểm tra mục đích vay: có hợp pháp, có phù hợp với các quy định hiện hành của ngân hàng hay không. Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ, mục đích vay cịn phải phù hợp với các quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

 Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn

 Về khách hàng vay vốn: NVTD phải đi thực tế đến nơi cư trú của khách hàng để tìm hiểu thêm về gia cảnh của người đi vay, xác minh thu nhập của người vay và những người tham gia trả nợ trong gia đình.

 Về phương án vay: NVTD cần xác minh về tính thực tế của phương án vay, các chi tiết cụ thể của phương án như trị giá mua, tính khả dụng của tài sản tài trợ…

 Kiểm tra, xác minh thông tin

Quá trình kiểm tra, xác minh thơng tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:

 Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng.

 Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC).

 Các bạn hàng, đối tác giao dịch của người đi vay.

 Các ngân hàng mà khách hàng hiện đang vay vốn/trước đó vay vốn.  Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

 Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương ( SAIGONBANK ) (Trang 37)