Nhận xét tình hình nghiên cứu về theo dõi thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai Luận án tiến sĩ Luật (Trang 35 - 39)

tính hiệu quả; Hồn thiện chính sách, thể chế Nhà nước, thể chế xã hội về TDTHPL; Khơi thông và liên kết các nguồn lực Nhà nước và xã hội để tạo nên môi trường TDTHPL tối ưu cho cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan tham gia.

- Đổi mới tổ chức cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ TDTHPL, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TDTHPL.

- Tăng cường chất lượng hoạt động TDTHPL thông qua một số kiến nghị cụ thể về tổ chức thực hiện, hình thức, phương pháp thực hiện và mở rộng phạm vi TDTHPL.

- Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp, công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến về TDTHPL đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân để nâng cao nhận thức của các chủ thể này đối với hoạt động TDTHPL.

- Tạo lập một điều kiện đảm bảo, tăng cường hiệu quả TDTHPL như: Kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, ý thức, văn hóa pháp luật…

1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu về theo dõi thi hànhpháp luật pháp luật

1.2.1. Nhận xét tổng quát

Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài TDTHPL cho thấy: Về tổng thể số lượng cơng trình nghiên cứu chủ đề TDTHPL cịn ít, chưa phong phú và đa dạng, phần lớn được tiếp cận và nghiên cứu từ góc độ quản lý nhà nước hoặc THPL là chủ đạo. Đây là một thuận lợi đồng thời cũng một thách thức lớn đối với việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án.

Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh lý luận về TDTHPL ở Việt Nam. Nhiều cơng trình đã đi sâu đánh giá thực trạng TDTHPL đối với một số lĩnh vực cụ thể hoặc tại một địa bàn cụ thể. Trên cơ sở đó, một số cơng trình nghiên cứu đã dành sự quan tâm tới việc đề xuất các giải pháp, trong đó có các giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả TDTHPL ở nước ta hiện nay. Đây là kết quả có thể kế thừa, phát triển trong nghiên cứu đề tài luận án.

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài luận án còn bị bỏ ngỏ hoặc chưa được triển khai một cách có hệ thống và tồn diện, mới chủ yếu hướng vào phục vụ yêu cầu của quản lý nhà nước, những nhiệm vụ thời sự của khoa học pháp lý. Giai đoạn trước khi ban hành Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình THPL, hoạt động nghiên cứu tập trung luận giải nhu cầu theo dõi để đánh giá tình hình THPL của các cơ quan quản lý hành chính trong thực tiễn đời sống xã hội. Từ sau khi Nghị định 59/2012/NĐ-CP

được ban hành, các hoạt động nghiên cứu tập trung phục vụ yêu cầu triển khai thi hành Nghị định này, xây dựng và áp dụng các biện pháp đưa quy định của Nghị định 59/2012/NĐ-CP vào đời sống xã hội. Từ sau khi Hiến pháp năm 2013 với tinh thần Nhà nước Việt Nam là NNPQXHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật được thơng qua và có hiệu lực thực tế, hoạt động nghiên cứu có chuyển hướng tích cực nhằm tìm kiếm cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn để cổ súy cho việc đổi mới mơ hình TDTHPL và luật hóa hoạt động TDTHPL theo mơ hình mới. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trong thời gian gần đây chủ yếu tập trung vào tính ứng dụng, khía cạnh lý luận chưa được quan tâm đúng mức vì vậy chưa tạo ra thay đổi mang tính đột phá trong nhận thức về hoạt động TDTHPL trong bối cảnh mới hiện nay.

1.2.2. Những vấn đề liên quan đến theo dõi thi hành pháp luật đã được nghiên cứu sáng tỏ, có kết luận thống nhất và được luận án kế thừa, phát triển

Căn cứ vào tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến chủ đề luận án, có thể nhận thấy một số nội dung gắn với đề tài luận án đã được giải quyết, đạt được sự thống nhất cao và đề tài có thể tiếp thu mà khơng cần trở lại để phân tích, làm sáng tỏ thêm.

Trên phương diện lý luận, nhận thức chung về quyền làm chủ của Nhân dân,

Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật cũng như trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với việc đảm bảo các quyền, trách nhiệm này trong thực tế đã được làm sáng tỏ. Đặt trong sự nhận thức đó, vấn đề về cách hiểu vị trí, vai trị của hoạt động TDTHPL của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khơng cịn là vấn đề gây tranh luận. Đặc biệt, các cơng trình nghiên cứu trong nước đã thể hiện sự đồng thuận rất cao trong nhận thức tính tất yếu của TDTHPL và nhu cầu nâng cao hiệu quả TDTHPL nói riêng và hiệu quả THPL nói chung trong bối cảnh xã hội đương đại. Theo đó, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, TDTHPL là nhu cầu nội thân của các cơ quan nhà nước và TDTHPL nhằm xem xét, đánh giá thực trạng THPL, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả THPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Cũng trên phương diện nhận thức lý luận, đã có sự thừa nhận chung về một số đối tượng, nội dung, hình thức và phương pháp TDTHPL ở Việt Nam. Tương tự như vậy, nhận thức về vai trò của pháp luật và nhu cầu tìm kiếm các phương pháp lập pháp để điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức và hoạt động TDTHPL là những vấn đề đã được chấp nhận trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu. Ngồi ra, kết

quả nghiên cứu cũng đã đạt được sự thống nhất nhất định trong việc xác định một số khía cạnh nội hàm của mơ hình pháp luật về tổ chức và hoạt động TDTHPL ở Việt Nam.

Trên phương diện thực tiễn, bức tranh thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ

chức, hoạt động TDTHPL ở Việt Nam đã có những đường nét cơ bản. Các cơng trình nghiên cứu đã tổng kết tương đối đầy đủ quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng ta về THPL, TDTHPL và mục tiệu nâng cao hiệu quả, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đặc biệt, thực trạng TDTHPL được nghiên cứu và phân tích tương đối thấu đáo. Trong đó, các giai đoạn điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức, hoạt động TDTHPL đã được minh định với những nhận xét, đánh giá thống nhất trong nhiều nghiên cứu. Nhìn từ khía cạnh thực hiện pháp luật, nhiều nhận định, đáng giá về những kết quả và hạn chế cũng như nguyên nhân của kết quả, hạn chế của TDTHPL đã đạt được sự đồng thuận trên những luận điểm cơ bản. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu chung đều cho rằng, các điều kiện đặc thù của địa bàn diễn ra hoạt động TDTHPL có tác động khơng nhỏ tới nội dung, hình thức, phương pháp và hiệu quả TDTHPL.

Trên phương diện đề xuất, kiến nghị, một mặt các cơng trình nghiên cứu đạt

được sự thống nhất chung về sự cần thiết phải áp dụng đồng thời nhiều giải pháp chủ yếu ở hai phương diện: Một là, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp pháp luật quy định về TDTHPL và thể chế hoạt động TDTHPL bằng một đạo luật. Hai là, đề xuất đổi mới mơ hình TDTHPL trên cơ sở đáp ứng yêu cầu xã hội. Mặt khác, vẫn tồn tại khá nhiều ý kiến khác biệt, thậm chí trái chiều với luận chứng khác nhau về nội dung kiến nghị ở hai phương diện này cũng như ở các đề xuất khác.

1.2.3. Những vấn đề liên quan đến theo dõi thi hành pháp luật nhưng chưa được giải quyết thấu đáo, còn nhiều tranh luận hoặc chưa đặt ra nghiên cứu, còn nhiều vướng mắc

- Về lý luận

+ Khái niệm TDTHPL, hoạt động TDTHPL và nhiều khái niệm liên quan (chủ thể, hình thức, tính quyết định của xã hội, tiêu chí đánh giá, hiệu quả TDTHPL…) được đề cập trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề luận án nhưng chưa được làm rõ về nội hàm, chưa đi tới một định nghĩa được thừa nhận chung. Trong bối cảnh, nhận thức của Hiến pháp năm 2013 về NNPQXHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Kinh tế thị trường; Trách nhiệm bảo đảm, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân của Nhà nước cũng như yêu cầu về hoàn thiện pháp luật về TDTHPL thì mức độ khác biệt trong nhận thức lý luận về vấn đề nêu trên ngày càng trở nên rõ rệt và đang đặt ra yêu cầu làm sáng tỏ thêm.

+ Đặc điểm của hoạt động TDTHPL là vấn đề hầu như chưa được đề cập trong bối cảnh nghiên cứu thời gian qua, ngoại trừ một số luận văn. Tuy nhiên, các luận văn bị bó hẹp bởi mục tiêu và phạm vi nghiên cứu về một đối tượng cụ thể hoặc trong một không gian cụ thể nên đặc điểm của hoạt động TDTHPL được trình bày tương đối phiến diện, phụ thuộc vào pháp luật thực định, và chưa bộc lộ rõ tính chất riêng của các loại hoạt động này nên chưa có khái luận mang tính chất tổng thể về hoạt động TDTHPL nói riêng và TDTHPL nói chung.

+ Các vấn đề liên quan đến chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp TDTHPL là những vấn đề cịn nhiều sự khác biệt nhất trong quan điểm nghiên cứu về TDTHPL. Gắn với đó là sự tranh luận chưa đến hồi kết về phạm vi và cách thức, kỹ thuật điều chỉnh pháp luật về TDTHPL ở Việt Nam. Ngoài ra, các ý kiến được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu thường mang tính đơn lẻ, chưa đi theo hướng phân tích tồn diện, hệ thống về điều chỉnh pháp luật.

+ Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước đa số tập trung phân tích, làm rõ các yếu tố, điều kiện nâng cao hiệu quả THPL, nhưng hầu như chưa đề cập đến hoặc chỉ đề cập ở mức độ hết sức khái lược về chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp TDTHPL, các yếu tố ảnh hưởng, các điều kiện đảm bảo, nâng cao hiệu quả TDTHPL. Ngay cả đối với cơ chế điều chỉnh pháp luật đã được quan tâm nghiên cứu thì khía cạnh ghi nhận các đảm bảo cho hiệu quả TDTHPL cũng chưa giành được sự lưu tâm đúng mức. Có thể nói, đây là khoảng trống đáng kể nhất trong các nghiên cứu về TDTHPL ở Việt Nam hiện nay.

- Về thực trạng

+ Trạng thái hiện hành của TDTHPL ở Việt Nam chưa được hình dung một cách tồn diện, đầy đủ và có hệ thống, xét cả trên phương diện điều chỉnh pháp luật và trên cả phương diện thực thi pháp luật. Do những tranh luận về mơ hình TDTHPL chưa đạt được sự thống nhất nên ý kiến đánh giá về quá trình xây dựng và phát triển của pháp luật về TDTHPL thiếu điểm tựa lý luận, dẫn đến tình trạng chưa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá toàn diện, cụ thể về các yếu tố cấu thành nội dung điều chỉnh pháp luật về TDTHPL ở Việt Nam.

+ Mặc dù những kết quả và hạn chế trong TDTHPL ở Việt Nam đã được nhiều cơng trình nghiên cứu chỉ ra ở các mức độ khác nhau nhưng nguyên nhân của kết quả và hạn chế đó chưa được nhận diện một cách đầy đủ hoặc mới chỉ dừng ở việc nêu ra mà chưa có sự luận giải sâu sắc. Thiếu sót theo hướng này cịn bộc lộ ở chỗ, một số cơng trình tập trung nghiên cứu kinh nghiệm giám sát THPL ở một số quốc gia và khả năng ứng dụng cho Việt Nam thì lại hầu như chưa có cơng trình

nghiên cứu nào rút ra được những bài học kinh nghiệm từ chính q trình điều chỉnh pháp luật và triển khai thực hiện pháp luật về TDTHPL ở Việt Nam.

+ Hầu như chưa có nghiên cứu nào làm sáng tỏ thực trạng các điều kiện bảo đảm hiệu quả TDTHPL ở Việt Nam. Chính vì vậy, một số giải pháp nhằm xây dựng các điều kiện bảo đảm hiệu quả tổ chức và hoạt động TDTHPL ở Việt Nam tỏ ra thiếu điểm tựa thực tiễn.

- Về giải pháp, kiến nghị

+ Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề TDTHPL hiện nay cho thấy hiện đang thiếu sự phân tích, lập luận đầy đủ về bối cảnh và nhu cầu tăng cường hiệu quả TDTHPL, đặc biệt là bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và thực hiện các chủ trương lớn của Đảng ta về xây dựng NNPQXHCN, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát huy dân chủ, quyền con người, hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế.

+ Cũng liên quan đến vấn đề nói trên là tình trạng thiếu một hệ quan điểm được thừa nhận chung về chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức TDTHPL phù hợp và khung pháp luật cơ bản cho việc ghi nhận và điều chỉnh toàn bộ tổ chức và hoạt động TDTHPL ở Việt Nam trong bối cảnh mới.

+ Như đã đề cập ở trên, kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề TDTHPL theo pháp luật Việt Nam hiện nay đã dẫn đến một số đề xuất có tính khả thi nhằm hồn thiện pháp luật về TDTHPL, nâng cao hiệu quả hoạt động TDTHPL, phát huy vai trò của Nhà nước và xã hội trong TDTHPL…Tuy nhiên, bất cập lớn nhất của hoạt động nghiên cứu thể hiện ở tính đơn lẻ, thiếu hệ thống giữa các giải pháp. Nói cách khác, các giải pháp chưa đạt được sự đồng bộ và đầy đủ với mức thuyết phục của các lập luận chưa cao. Ngoài ra, các cơng trình nghiên cứu cũng chưa xây dựng được giải pháp mang tính chiến lược, tổng thể, lâu dài cho q trình hiện thực hóa các hình thức thực hiện, phương pháp hoạt động TDTHPL theo hướng tối ưu hiệu quả THPL để phục vụ tốt nhất hạnh phúc của con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai Luận án tiến sĩ Luật (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w