Nhóm giải pháp cụ thể về bảo đảm theo dõi thi hành pháp luật ở địa phương

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai Luận án tiến sĩ Luật (Trang 148 - 179)

pháp luật ở địa phương

4.3.1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Chính quyền địa phương đối với hoạt động theo dõi thi hành pháp luật

Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân. Trong đó, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Và, Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân có các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên, được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện10. Chính quyền địa phương tự 10

chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt của nền hành chính quốc gia.

Do đó, Chính quyền địa phuơng phải chủ động xây dựng, tổ chức, triển khai các biện pháp đưa pháp luật vào đời sống thông qua việc ban hành văn bản theo thẩm quyền, xây dựng các chương trình, kế hoạch thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp nhằm giải quyết hiệu quả những vấn đề cấp bách của đời sống xã hội ở địa phương, bảo đảm áp dụng hợp lý và hiệu quả các văn bản QPPL trung ương, địa phương để giải quyết những nhiệm vụ ưu tiên phát triển thuộc phạm vi quản lý đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đồng thời đảm bảo nguyên tắc thượng tơn pháp luật. Vì vậy, để đáp ứng u cầu này Chính quyền địa phương cần thực hiện các giải pháp sau:

4.3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hình thức và phương pháp hoạt động theo dõi thi hành pháp luật của Chính quyền địa phương

- Nâng cao nhận thức về theo dõi thi hành pháp luật ở HĐND, UBND và các quan chuyên mơn trực thuộc

+ Người có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTHPL ở địa

phương

Cơng khai, minh bạch các chính sách pháp luật về TDTHPL của cơ quan, đơn vị trực thuộc. Tăng cường chỉ đạo công tác quán triệt, triển khai các văn bản QPPL về THPL nói chung và TDTHPL nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong cơ quan, đơn vị trong các hoạt động THPL.

Bảo đảm tính thượng tơn pháp luật và giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống cơ quan, đơn vị trong THPL, trên cơ sở phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Áp dụng hệ thống các giải pháp pháp luật, tổ chức và vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho người tổ chức, thực hiện nhiệm vụ.

Thực hiện cơng tác sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực, ngành thuộc phạm vi quản lý đúng quy định pháp luật để rút ra bài học kinh nghiệm, xác định khó khăn, bất cập và có giải pháp nâng cao hiệu quả.

+ Người tổ chức, thực hiện hoạt động TDTHPL ở địa phương

Tiếp xúc, đối thoại về cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là các hoạt động TDTHPL gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của tổ chức xã hội tạo hiểu biết và nhận thức đúng trong toàn xã hội về bản chất, yêu cầu của việc THPL, các quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức trong TDTHPL.

Q trình THPL phải thơng tin truyền thông theo hướng công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả nhằm tạo sự đồng thuận xã hội, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội; đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, sai sự thật, chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo hướng: Nâng cao chất lượng các hoạt động thơng tin, báo chí, xuất bản; Tăng phủ sóng phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số tới các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, nội dung thông tin phải đầy đủ, kịp thời, nhất là các vấn đề được dư luận, xã hội quan tâm.

- Tổ chức, bộ máy chuyên trách, chuyên nghiệp

Xây dựng, tổ chức bộ máy Chính quyền địa phương, cơ quan chun mơn tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức liêm chính, có trình độ pháp luật theo u cầu của NNPQ. Đồng thời phải có tư tưởng chính trị vững vàng, trình độ chun mơn nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền quy định tại Hiến pháp năm 2013.

Bố trí người thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên cơ sở cải cách chế độ cơng vụ, cơng chức, xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức. Chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước phải gắn với cơng khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân, tổ chức; Đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan, cán bộ nhà nước trước cơ quan, người có thẩm quyền, tổ chức xã hội. Và, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ bởi nếu hành vi trái pháp luật của công dân gây phản ứng gay gắt trong xã hội, thì phản ứng của xã hội sẽ gay gắt hơn nếu những hành vi trái pháp luật do người có thẩm quyền thực hiện và càng tồi tệ hơn nếu đối tượng của hành vi này có đối tượng hướng đến là quyền, lợi ích của cơng dân. Tính chuyên nghiệp là yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đặt ra nhưng tính hợp pháp là nguyên tắc bất di, bất dịch trong hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Chính quyền địa phương cấp xã nơi hàng ngày tiếp xúc, xử lý công việc với Nhân dân.

Quy định cụ thể chế tài, cơ chế đánh giá năng lực, hiệu quả phối hợp quản lý nhà nước đối với bộ máy Chính quyền địa phương, ngành, lĩnh vực, bao gồm cả việc bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội. Việc phân quyền, phân cấp đi đôi với bảo đảm sự quản lý thống nhất, phối hợp liên thông, gắn kết giữa các cơ quan hành chính cùng cấp, giữa Trung ương và địa phương.

- Kế hoạch hóa theo dõi thi hành pháp luật

Cơ chế TDTHP chỉ đảm bảo hiệu quả khi các cơ quan nhà nước tại địa phương kế hoạch hóa dài hạn, ngắn hạn về TDTHPL nhằm thực hiện nhất quán các hoạt động theo định hướng của hệ thống văn bản QPPL và có cơ sở khoa học. Việc kế hoạch hóa là một trong những điều kiện bảo đảm cơ chế phối hợp hiệu quả hoạt động giữa các cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội, công dân trong TDTHP thông qua các nội dung cụ thể của kế hoạch như: Cơ quan chủ trì, phối hợp; trách nhiệm thực hiện, thời gian và sản phẩm (kết quả) của các hoạt động cụ thể; nguồn lực thực hiện…

Kế hoạch hóa cịn nâng cao năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển của Chính quyền địa phương đảm bảo tính thượng tơn pháp luật đồng thời tạo mơi trường xã hội công khai, minh bạch, đúng định hướng và có khả năng dự đốn được trong tương lai. Kế hoạch TDTHPL với tư cách là một nguồn thông tin dự báo sẽ làm cho việc THPL và TDTHPL hiệu quả hơn.

- Rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL, tạo cơ sở dữ liệu TDTHPL

Hiệu quả TDTHP phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức rà soát các văn bản QPPL quy định việc THPL và TDTHPL tại địa phương, cũng như việc hệ thống các văn bản QPPL nhằm xem xét, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật để nghiên cứu khoa học, ban hành văn bản quy định chi tiết theo thẩm quyền tại địa phương hoặc đề xuất giải pháp bảo đảm TDTHPL.

Việc rà sốt, hệ thống hóa cịn là nguồn để tạo thành cơ sở dữ liệu về TDTHPL nhằm đảm tập trung, thống nhất, đảm bảo cơ quan, tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động TDTHPL trong thực tế. Đồng thời, dựa trên cơ sở dữ liệu, thực tiễn TDTHPL để tập trung nỗ lực của cộng đồng các nhà khoa học, xã hội, các chủ thể THPL luận chứng, làm rõ cơ sở khoa học tối ưu hiệu quả THPL, cơ chế tác động của pháp luật đến xã hội, giúp Chính quyền địa phương xây dựng hệ thống mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn cũng như đề xuất những đổi mới, sáng tạo trong TDTHPL của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Bên cạnh đó, việc cơng khai, minh bạch kết quả rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL, cơ sở dữ liệu về

TDTHPL còn là điều kiện để người dân, tổ chức xã hội tiếp cận khai thác và sử dụng theo quy định của Luật tiếp cận thông tin năm 2016, tích cực tham gia vào các hoạt động TDTHPL.

Hệ thống hóa là một yêu cầu bắt buộc trong việc đảm bảo hiệu quả TDTHPL, vì về bản chất hệ thống hóa là tổ hợp các biện pháp để đưa các văn bản QPPL vào một trật tự cấu trúc nhất định trong THPL. Việc hệ thống hóa giúp Chính quyền địa phương làm rõ mức độ hiệu lực văn bản QPPL được thi hành trong thực tế, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xã hội tác động đến THPL trong tiến trình phát triển, thay đổi của thực tiễn địa phương trên cơ sở gắn kết với các hoạt động TDTHPL để kịp thời có giải pháp tăng thêm hiệu quả thi hành văn bản QPPL tại địa phương. Đồng thời, kết quả hệ thống hóa khi được cơng bố sẽ giúp các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội dễ tiếp cận và xác định được tất cả các quy định pháp luật cần tn thủ. Kết quả rà sốt, hệ thống hóa cịn làm rõ số lượng các QPPL có hiệu lực trực tiếp trong các luật và giảm thiểu số lượng các quy phạm viện dẫn, quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng pháp luật, giúp thu hẹp số lượng văn bản của Chính quyền địa phương ban hành trên thực tế và đây cũng là một giải pháp bảo đảm tính thượng tơn pháp luật; Tính hiệu lực, khả thi của QPPL; tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu TDTHPL đặt ra.

Trong TDTHP, kết quả rà sốt, hệ thống hóa một mặt là cơ sở để ghi nhận một cách chính thức thứ bậc hiệu lực và hoàn thiện trật tự chung thống nhất các văn bản VBQPL để thi hành hoặc tạo sự thống nhất về nhận thức của cơ quan, người có thẩm quyền khi soạn thảo ban hành văn bản quy định chi tiết tại địa phương. Mặt khác, ghi nhận chính thức thực tiễn ban hành các văn bản QPPL mà việc thực hiện chúng không được bảo đảm bằng các nguồn lực vật chất tương ứng, ghi nhận chính thức những hậu quả tiêu cực trong THPL của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền để từ đó đề xuất, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả TDTHPL theo quy định pháp luật.

- Kiểm tra việc thực hiện theo dõi thi hành pháp luật

Hoạt động kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền đối với việc thực hiện theo dõi thi hành pháp luật là biện pháp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các Kế hoạch TDTHPL cũng như các hoạt động TDTHPL trong lĩnh vực, ngành, phạm vi quản lý. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong q trình THPL tại địa phương, bởi lẽ các hoạt động kiểm tra trong TDTHPL phải làm rõ các nội dung như: Kết quả việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà pháp

luật đặt ra; Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được trong thực tế THPL, các tồn tại, hạn chế; Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan; Xử lý kết quả TDTHPL để kịp thời để xuất cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Ngoài ra, kiểm tra việc thực hiện TDTHPL giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính quyền địa phương các cấp đối với việc chấp hành chủ trương của Đảng trước các tổ chức chính trị có thẩm quyền; chính sách, pháp luật của Nhà nước trước cộng đồng dân cư địa phương. Cũng như, kịp thời phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong THPL của cơ quan, người có thẩm quyền, bảo đảm niềm tin của người dân vào pháp luật và phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.

- Ứng dụng Công nghệ

Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin, hiện đại hóa trong THPL để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức, cơng dân. Phát triển các kênh tiếp nhận thu thập thông tin TDTHPL; đồng thời tăng cường cơ chế đối thoại có hiệu quả giữa Chính quyền địa phương, cơ quan chun mơn với người dân, tổ chức xã hội nhằm nắm bắt và xử lý kịp thời các nhu cầu, nguyện vọng, vướng mắc liên quan đến THPL tại địa phương.

Xây dựng Chính quyền điện tử để kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin liên thơng từ Trung ương đến địa phương, Chính quyền địa phương các cấp (cấp độ ưu tiên thực hiện từ cấp xã lên đến cấp tỉnh, tức là chính quyền điện tử cấp xã phải có trước); Kết nối thơng tin THPL và TDTHPL giữa Nhà nước và công dân, tổ chức xã hội khơng hạn chế về phân cấp hành chính và thực hiện chủ yếu trên mơi trường số; Xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia nền tảng, trong đó có cơ sở dữ liệu quốc gia về TDTHPL.

TDTHPL chuyển dần từ hoạt động con người sang kết hợp công nghệ số, trong ngắn hạn, TDTHPL ứng dụng công nghệ giám sát điện tử, nhất là những cơng nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, khơng gian mạng…nhằm thu nhận thơng tin THPL và thực trạng THPL của cơ quan, người có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức, nhất là việc thực hiện các hoạt động pháp luật theo quy định của Hiến pháp, Luật. Về lâu dài, TDTHPL thực hiện tự động, việc xem xét, đánh giá kết quả THPL sẽ căn cứ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TDTHPL đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức; Kết quả giám sát điện tử về THPL của người có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức trên thực tế, trên hệ thống Chính quyền điện tử, phương tiện điện tử khác. Kết quả TDTHPL sẽ chuyển đến người có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

4.3.1.2. Giải pháp phối hợp và bảo đảm sự tham gia tích cực của các chủ thể xã hội trong theo dõi thi hành pháp luật tại địa phương

Chính quyền địa phương muốn phát huy tính tích cực của các chủ thể xã hội tham gia TDTHPL cần vận dụng sáng tạo hình thức thủ tục tham gia TDTHPL trên cơ cở đảm bảo tính tương hợp nhất định giữa quy định pháp luật với đặc thù văn

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai Luận án tiến sĩ Luật (Trang 148 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w