Việt Nam giai đoạn hiện nay
4.2.1. Nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trị của theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam
Sức mạnh vốn có của NNPQ tùy thuộc nhiều ở niềm tin của người dân vào việc THPL. Nếu niềm tin bắt đầu suy giảm thì ngun nhân chính khơng phải tại bản thân pháp luật mà tại tính khó hiểu, khơng thống nhất trong cơ chế THPL của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, tại các quy trình, thủ tục cơng khai nhưng khơng minh bạch, khơng đảm bảo hiệu lực trong thực tế.
4.2.1.1. Nâng cao nhận thức về cơ chế điều chỉnh pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật
- Giải pháp Giáo dục chính trị - pháp luật
Cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL có một bộ phận hợp thành khơng thể thiếu nhằm đảm bảo quá trình các quy phạm pháp luật đi vào đời sống xã hội và phát huy hiệu quả vai trị, chức năng của pháp luật đó chính là giáo dục chính trị, pháp luật, đây cũng chính là giải pháp quan trong bậc nhất trong việc nâng cao nhận thức về TDTHPL. Vì, hoạt động này đảm bảo cho việc hình thành một hệ thống các hiểu biết, niềm tin, động cơ và thói quen của hành vi tích cực – xã hội – pháp luật góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của TDTHPL.
Giáo dục chính trị - pháp luật được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trước hết là học tập, tập huấn, giáo dục và tuyên truyền phổ biến. Các kiến thức đã được thu nhận giúp cho cá nhân, tổ chức hình thành các định hướng giá trị, các mục đích xã hội. Chúng đóng vai trị quan trọng trong việc trật tự hóa hoạt động có ý thức của cá nhân, thể hiện cái nòng cốt của ý thức pháp luật và suy cho cùng có ảnh hưởng rất cơ bản đến sự hình thành mối quan hệ của con người đối với các hiện tượng chính trị, pháp luật, quyết định hành vi của con người trong xã hội. Trình độ văn hóa của cá nhân, sự nhanh chóng đưa quy phạm pháp luật vào hiện thực, sự chuyển tải các địi hỏi quy phạm vào thói quen, vào hành vi tích cực xã hội ở chừng mực rất lớn tùy thuộc vào trình độ, chất lượng giáo dục. Tuy vậy, điều quan trọng nhất đối với việc dịch chuyển các quy phạm pháp luật và hệ thống các giá trị vào cơ cấu bên trong của cá nhân là không thể thiếu được những nỗ lực riêng của từng cá
thể trong xã hội. Để các tác động pháp luật bên ngoài được cá nhân tiếp nhận và lĩnh hội một cách thỏa đáng cần phải có sự mong muốn của chính cá nhân về việc trang bị cho mình các giá trị được xã hội khuyến khích. Do đó, theo dõi thi hành hay hiệu quả pháp luật chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc tự ý thức của các cá nhân trong xã hội. Vì, về bản chất tự ý thức là việc tiếp nhận, việc nhận thức, việc đánh giá, việc kiểm tra của những người tham gia giao tiếp đối với địa vị của mình, đối với các hoạt động và hậu quả của các hoạt động đó trong từng tình huống xã hội cụ thể. Nó giúp cho việc tự giáo dục của cá nhân về việc tự giáo dục là một bộ phận quan trọng của q trình hiện thực hóa pháp luật trong đời sống xã hội. Cuối cùng đó là vấn đề về sự tác động lẫn nhau, chuyển đổi lẫn nhau của cái bên ngoài và cái bên trong, của cái khách quan và cái chủ quan của chính trị, pháp luật trong quá trình giáo dục đối với cá nhân, tổ chức (Xem Biểu đồ 11).
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật, về quyền công dân, quyền con người…nâng cao năng lực theo dõi thi hành pháp luật của tổ chức, cá nhân để bảo đảm pháp luật phục vụ con người Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong điều kiện hiện nay phải hướng đến hai mục tiêu lớn, mục tiêu thứ nhất là làm cho mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội ý thức được đầy đủ về việc hồn thiện nhân cách độc lập của mình. Mỗi người có một cá tính, năng lực, phẩm chất riêng và trước pháp luật mọi người đều bình đẳng về cơ hội để phát huy tối đa năng lực của bản thân. Tất cả nội dung này chỉ có thể đảm bảo thực hiện bởi pháp luật và cũng chỉ có ứng xử theo quy định pháp luật mới bảo đảm quyền bình đẳng của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mục tiêu thứ hai, quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ quyền lực nhà nước mặc dù đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 nhưng để thực hiện các quyền đó trên thực tế hoặc theo dõi, yêu cầu Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm, bảo vệ các quyền đã được hiến định này, địi hỏi tổ chức, cá nhân phải có năng lực pháp luật nhất định. Năng lực pháp luật này chịu ảnh hưởng không nhỏ của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật của Nhà nước (Xem Biểu đồ 12).
- Củng cố niềm tin của Nhân dân vào pháp luật, kết quả THPL của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Cá nhân chỉ có niềm tin vào pháp luật khi pháp luật được thực thi một cách công bằng, khách quan và hợp lý. Muốn vậy, trước hết các QPPL phải thực sự minh bạch, rõ ràng, hoạt động THPL của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có khả năng dự
báo, tiên liệu. Từ đó, cá nhân có thể lường trước được các hoạt động pháp luật, hình thành thói quen sống, làm việc theo pháp luật và có khả năng theo dõi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền THPL có đảm bảo các mục đích pháp luật đặt ra. Pháp luật phải bảo đảm cá nhân, tổ chức xã hội được làm tất cả những gì pháp luật khơng cấm, trong NNPQ khơng thể có tình trạng muốn làm được hay khơng phải tùy thuộc vào “thái độ” của Nhà nước. Cá nhân, tổ chức xã hội phải được tuyên truyền để nhận thức đầy đủ về quyền và chủ động TDTHPL trước hết bảo vệ quyền của mình, tiếp đến là thực hiện quyền làm chủ quyền lực nhà nước, tham gia quản lý Nhà nước.
Mặt khác, nâng cao ý thức của cá nhân về vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị cá nhân, tổ chức. Quá trình THPL của cá nhân, tổ chức từ trạng thái bị động, bị bắt buộc làm theo những gì Nhà nước yêu cầu, sang trạng thái, sử dụng pháp luật để chủ động bảo vệ các quyền đã được luật định. Từ đó, hình thành những tình cảm tốt đẹp của cá nhân, tổ chức đối với pháp luật, chủ động ý kiến, phản biện về các nội dung pháp luật, tham gia bảo vệ pháp luật, ngăn cản các hành vi vi phạm pháp luật, hành vi không phù hợp với thực tiễn xã hội của các cơ quan, người có thẩm quyền trong q trình THPL
Bên cạnh đó, niềm tin của Nhân dân vào pháp luật, vào các cơ quan THPL được đo bằng kết quả THPL khách quan, công minh, đúng và đầy đủ theo quy định pháp luật. Khi đó, hệ thống pháp luật được hồn thiện, tính chịu trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động cơng vụ, mọi hoạt động công vụ gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức hay cộng đồng thì Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm bồi thường.
- Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật
Sau gần 30 năm đổi mới, “công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể của cơng cuộc đổi mới cịn nhiều hạn chế, thiếu thống nhất” [21, tr.32]. Việc xây dựng
NNPQXHCN còn nhiều lúng túng, “ba vấn đề cốt lõi mang bản chất của Nhà nước
ta (hoạt động của Nhà nước phải thực sự dân chủ; Nhà nước phải chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân và toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân) chưa được thể chế hóa đầy đủ”. Đảng cầm quyền là một vấn đề đặc thù
của thể chế chính trị Việt Nam, nhưng “khơng ít vấn đề lý luận về Đảng cầm quyền
tế chưa được làm sáng tỏ” [22, tr.130, 136]. Do đó, cơ chế điều chỉnh pháp luật
cũng khơng thốt khỏi tình trạng vừa nghiên cứu lý luận, vừa làm, vừa tổng kết. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay các nhà nghiên cứu khoa học và cả những người làm thực tiễn đã có điều kiện tìm hiểu, tiếp cận sâu rộng về các học thuyết phát triển, thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước và thực tiễn áp dụng ở các nước trên thế giới nên phải có trách nhiệm đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và cách thức hiện thực hóa pháp luật vào đời sống xã hội trên cơ sở đảm bảo sự phát triển vững của đất nước, bảo đảm pháp luật phục vụ cho hạnh phúc con người thơng qua q trình hồn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL.
4.2.1.2. Nâng cao nhận thức về hiệu quả thi hành pháp luật
NNPQ Việt Nam lấy pháp luật làm cơ sở nền tảng, là động lực đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia và dân tộc muốn vậy, pháp luật phải đi vào cuộc sống vì vậy, yêu cầu quan trọng hiện nay đặt ra phải nâng cao hiệu quả của pháp luật, phát huy tới mức cao nhất vai trò và những giá trị của pháp luật, điều này chỉ có thể thực hiện được khi các hoạt động TDTHPL được thực hiện trên thực tế một cách hiệu quả.
Để nâng cao nhận thức về hiệu quả THPL trong giai đoạn hiện nay, giải pháp đầu tiên là phải tổ chức rà soát, tổng kết, đánh giá đúng thực trạng TDTHPL trong đời sống xã hội theo các tiêu chí: Mức độ đầy đủ của hệ thống pháp luật hiện hành, xác định rõ những biểu hiện thừa và thiếu quy phạm pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL để có biện pháp khắc phục; kiểm tra, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống quy phạm pháp luật về TDTHPL, xác định những mặc được và chưa được để phát huy những ưu điểm, phát hiện, loại bỏ những mâu thuẫn chồng chéo trong THPL về TDTHPL trong thực tế; Đánh giá mức độ phù hợp của quy phạm pháp luật về TDTHPL với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn xã hội, thực tiễn quản lý nhà nước, phát hiện điều chưa hợp lý, bất cập để có những giải pháp khắc phục, hoàn thiện các quy phạm pháp luật này. Yêu cầu của việc đánh giá này là phải được tiến hành một cách tồn diện, có hệ thống đồng thời phải đạt được những mục đích cụ thể khơng chỉ đánh giá riêng rẽ từng quy phạm mà còn đánh giá cả hệ thống quy phạm pháp luật.
Đặc tính hiệu quả THPL là phản ánh tính quyết định xã hội và hiệu quả xã hội của pháp luật trong mối liên hệ lẫn nhau giữa các quy phạm pháp luật, các quan
hệ pháp luật và các quan hệ xã hội thực tế của con người. Do đó, giải pháp tiếp theo là xác định nhu cầu điều chỉnh pháp luật, theo đó:
Một là, phải nghiên cứu xác định được những vấn đề pháp lý đặt ra trong đời
sống xã hội, nắm bắt một cách toàn diện và đầy đủ nhu cầu xã hội về điều chỉnh pháp luật.
Hai là, phải làm rõ mức độ hiệu quả của các quy phạm pháp luật đã ban hành
trước đó hoặc của các biện pháp khác đã sử dụng trong lĩnh vực đó. Từ dó, xác định những ưu điểm cần kế thừa phát triển, những khuyết điểm cần khắc phục, những yêu cầu mới cần đáp ứng.
Ba là, xác định rõ mục đích, yêu cầu bức xúc trong giai đoạn hiện nay và
trong thời gian tới để làm cơ sở hoàn thiện các quy phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình mới.
Bốn là, xác định mức độ và tính chất tác động của nhân tố pháp luật đến sự
phát triển của quan hệ xã hội hoặc giải thích các nhân tố mới, khơng mang tính chất pháp lý ảnh hưởng đến pháp luật hoặc chịu ảnh hưởng của pháp luật, làm sáng tỏ các khuynh hướng mới và suy cho cùng là các quy luật trong lĩnh vực tương ứng của đời sống xã hội để xây dựng quy phạm pháp luật tương ứng, hoàn chỉnh cơ chế điều chỉnh pháp luật về theo dõi thi hành pháp cho phù hợp với nhân tố mới.
Ngoài ra, để nâng cao nhận thức về hiệu quả THPL cịn phải đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học pháp lý, mà trọng tâm của việc nghiên cứu là phải đưa ra những nguyên lý, những quan điểm pháp lý phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ nhất định, phải trên cơ sở tổng kết, phát triển kinh nghiệm pháp lý thực tiễn Việt Nam, nắm bắt và tiếp thu có chọn lọc những thành tự khoa học trong lĩnh vực pháp lý của các nước tiến bộ trên thế giới.
4.2.2. Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận NNPQXHCN do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân đồng thời Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp
và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật9. Do đó, việc hồn thiện các quy định pháp luật về TDTHPL phải trên cơ sở này.
4.2.2.1. Hoàn thiện về thể chế theo dõi thi hành pháp luật
Cần ban hành Luật theo dõi THPL trên cơ sở tổng kết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. Bởi, THPL là hoạt động quyền lực nhà nước được đảm bảo bởi hệ thống pháp luật, trong khi đó, TDTHPL một phần là hoạt động tự thân của Nhà nước, một phần là hoạt động của Nhân dân - chủ nhân quyền lực nhà nước để TDTHPL thì được đảm bảo bởi Nghị định, văn bản dưới luật là chưa tương xứng, tính khả thi khơng cao và chưa đáp ứng hiệu quả TDTHPL trên thực tế.
4.2.2.2. Hoàn thiện các bộ phận của cơ chế điều chỉnh pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật
- Về chủ thể TDTHPL, cần bổ sung và quy định cụ thể vị trí, vai trị cụ thể
từng loại chủ thể trong TDTHPL. Trong đó, chủ thể Nhà nước gồm các cơ quan, tổ chức trong cả ba nhánh quyền lực nhà nước là lập pháp, hành pháp, tư pháp; chủ thể Nhân dân gồm tổ chức xã hội, cá nhân. Chủ thể Nhân dân nhằm đảm bảo quyền lực của Nhân dân đối với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đúng với trách nhiệm của Nhà nước đã cam kết tại Hiến pháp năm 2013. Chủ thể lãnh đạo Nhà nước gồm Đảng cộng sản Việt Nam, các cấp ủy đảng, tổ chức đảng nhằm đảm bảo việc Nhà nước chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Từ việc bổ sung này sẽ hình thành các quy phạm pháp luật về nội dung, hình thức, hoạt động…của các chủ thể này để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả TDTHPL trong thực tiễn.
- Về xử lý kết quả TDTHPL, bổ sung:
Quy phạm pháp luật về chế tài, biện pháp xử lý đối với việc xử lý kết quả theo dõi tình hình THPL, trong đó phải quy định trách nhiệm xử lý đến cùng những vi phạm pháp luật qua theo dõi phát hiện. Cụ thể: trách nhiệm pháp lý, bồi thường thiệt hại, hủy bỏ văn bản tự nguyện hoặc bắt buộc bằng quyết định của Tòa án… nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, ngày càng hiện đại, minh bạch, nghiêm minh đáp ứng cho mục tiêu phát triển bền vững.
9