Chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp theo dõi thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai Luận án tiến sĩ Luật (Trang 60 - 71)

theo dõi thi hành pháp luật

2.2.1. Chủ thể theo dõi thi hành pháp luật

Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của NNPQ là nguyên tắc về trách nhiệm lẫn nhau của Nhà nước và của Nhân dân, xã hội, do đó chủ thể chính trong TDTHPL gồm chủ thể Nhà nước và chủ thể xã hội. Trong đó:

- Chủ thể Nhà nước (các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền)

Nhà nước nói chung, các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền nói riêng là những chủ thể đóng vai trị hạt nhân trong TDTHPL. Lúc này, Nhà nước

với tư cách chủ thể xây dựng, sáng tạo pháp luật đồng thời là chủ thể THPL và đảm bảo hiệu quả TDTHPL trên cơ sở tính tích cực của các chủ thể xã hội

Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý các công việc của xã hội thông qua việc sáng tạo, xây dựng và THPL. Do vậy, Nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh những vấn đề liên quan đến việc bảo đảm trên thực tế các hoạt động TDTHPL và

phát huy tính tích cực của các chủ thể xã hội, khắc phục mọi cản trở việc thực hiện TDTHPL của các chủ thể này. Đồng thời Nhà nước cũng quy định những giới hạn của hoạt động TDTHPL mà việc vượt ra khỏi các giới hạn đó sẽ tạo ra sự đe dọa gây thiệt hại về mặt thực tế cho những người khác, cho xã hội và Nhà nước. Căn cứ vào mức độ quan trọng của sự xâm hại Nhà nước có thể coi sự lạm dụng trong TDTHPL là hành vi vi phạm hành chính hoặc là tội phạm.

Nhà nước thơng qua TDTHPL xác định kết quả có lợi về mặt xã hội của các quy phạm pháp luật, sự phù hợp với các quy luật kinh tế, chính trị, pháp luật và các quy luật khác, cũng như cân nhắc được các điều kiện lịch sử cụ thể trong đó các quy phạm pháp luật sẽ hoạt động hiệu quả. Bởi vì, pháp luật khơng chỉ phản ánh các quan hệ xã hội mà ở một chừng mực nhất định còn sáng tạo ra các quan hệ xã hội và nhờ vào việc THPL Nhà nước có được khả năng bảo vệ và phát triển các quan hệ đang ở giai đoạn hình thành trong xã hội, những quan hệ mà Nhà nước có thể dựa vào đó để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của xã hội nói chung hoặc của một lĩnh vực cụ thể của xã hội nói riêng. Đương nhiên, vai trị sáng tạo của pháp luật trong việc xây dựng và phát triển những trật tự mới khơng phải là khơng có giới hạn và giới hạn này được xác định thông qua hoạt động TDTHPL.

- Chủ thể xã hội

Các tổ chức xã hội, cá nhân, công dân là những chủ thể đóng vai trị phối hợp và phản biện xã hội trong TDTHPL

Chủ thể THPL rất đa dạng, gồm: Công dân, pháp nhân, cơ quan nhà nước, cá nhân có chức vụ, quyền hạn, cơ quan tự quản địa phương, tập thể lao động, Nhà nước nói riêng và Nhân dân nói chung. Tương ứng với đó các chủ thể trong TDTHPL bao gồm: Nhà nước và xã hội, trong đó hoạt động TDTHPL của xã hội do các tập thể cụ thể, các nhóm xã hội hoặc xã hội nói chung thực hiện. Vai trị của các chủ thể xã hội là phối hợp với Nhà nước trong TDTHPL và phản biện xã hội về THPL của cơ quan nhà nước. Vì, các chủ thể xã hội có phạm vi hoạt động rất rộng, lớn hơn phạm vi điều chỉnh pháp luật. Họ thể hiện không chỉ với tư cách là các chủ thể của hoạt động pháp luật, mà còn là các chủ thể của hoạt động nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Hơn nữa, các hoạt động của chủ thể xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều chỉnh pháp luật, đến hoạt động của quy phạm pháp luật. Trong khi đó, pháp luật hoạt động hiệu quả khi có được các của cải vật chất và tinh thần đến mức có khả năng làm thỏa nhu cầu của phần lớn các thành viên của xã hội. Mặt khác, cơ chế tác động của pháp luật đến xã hội khơng thể hoạt động có hiệu quả,

khơng thể thiết lập pháp chế và đảm bảo trật tự pháp luật ổn định khi xã hội khơng có khả năng sản xuất ra các của cải vật chất và tinh thần với số lượng đầy đủ.

Mặt khác, điều chỉnh pháp luật không kết thúc ở việc THPL, hoạt động thực tế của pháp luật hồn tồn khơng thể quy tụ về việc tồn tại của đạo luật hoặc áp dụng pháp luật. Để pháp luật điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội đòi hỏi sự hoạt động tổng thể của nhiều nhân tố. Trong đó, hoạt động TDTHPL căn cứ vào thực tiễn xã hội đưa ra quan niệm về các nhân tố đó, cho phép làm rõ nguyên nhân quy định pháp luật thi hành trong thực tế khơng hiệu quả để hồn thiện các quy định đó hoặc thực tiễn áp dụng chúng. Bản chất nhà nước Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, mọi lợi ích phải từ Nhân dân. Do đó, các chủ thể xã hội đóng vai trị rất quan trọng, giúp các chủ thể THPL trước khi ra quyết định phải xem xét toàn diện trước khi thi hành. Vì vậy, với yêu cầu TDTHPL phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá toàn bộ thực tiễn pháp luật cũng như thực tiễn xã hội có phù hợp với quy luật phát triển và hoạt động của hệ thống pháp luật, đòi hỏi các chủ thể xã hội với vai trò phản biện xã hội về THPL phải tham gia cùng Nhà nước trong TDTHPL.

Ngoài ra, hoạt động TDTHPL do các chủ thể khác thực hiện luôn luôn cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước thơng qua hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyển trong những trường hợp cần thiết. Dựa vào những căn cứ nhất định, chẳng hạn khi cần phải cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ đối với chủ thể cụ thể nào đó hoặc khi cần phải xác định địa vị pháp lý cho chủ thể hay cần phải cá biệt hoá chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyển tiến hành áp dụng pháp luật đối với những trường hợp cụ thể để tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Sự hỗ trợ như vậy là cần thiết để đảm bảo mục đích pháp luật phục vụ hạnh phúc con người có thể trở thành hiện thực.

2.2.2. Đối tượng theo dõi thi hành pháp luật

TDTHPL trong thực tiễn xã hội chính là theo dõi tác động của pháp luật đến xã hội được phản ánh trong quá trình chuyển tải các quy phạm pháp luật vào các quan hệ pháp luật và vào hoạt động hiện thực bao quát các yếu tố khách quan của tồn tại xã hội như: Trạng thái kinh tế, khả năng của xã hội bảo đảm trình độ làm thỏa mãn cần thiết các nhu cầu về của cải vật chất của các thành viên trong xã hội, chế độ chính trị, trạng thái pháp chế và trật tự pháp luật. Việc đảm bảo cơ chế tác động của pháp luật đến xã hội có hiệu lực do các chủ thể như Nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân, thực hiện các hoạt động nhằm trực tiếp tác động đến các quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội

bằng các phương tiện, biện pháp pháp lý – xã hội hoặc thực hiện các quy phạm pháp luật trong các quan hệ cụ thể và có khách thể hoặc kết quả trực tiếp là các quyết định hoặc hoạt động có ý nghĩa về mặt pháp lý. Vì vậy đối tượng đầu tiên của TDTHPL chính là các chủ thể: Nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân.

Cơ chế tác động của pháp luật đến xã hội có trở thành hiện thực trong thực tế phụ thuộc vào các nhân tố xã hội gồm các nhân tố khách quan của tồn tại xã hội và nhân tố chủ quan (các quan điểm thế giới quan và hệ tư tưởng pháp luật của các chủ thể pháp luật; trình độ, văn hóa pháp lý, chất lượng cuộc sống của các chủ thể xã hội, các mục đích pháp lý và định hướng giá trị,…). Do đó, đối tượng thứ hai của theo dõi thi hành pháp là các nhân tố xã hội.

Mặt khác, TDTHPL trong thực tiễn xã hội còn nhằm làm sáng tỏ mức độ hiệu quả THPL căn cứ từ kết quả xã hội và kết quả xã hội chịu sự điều chỉnh pháp luật, đồng thời nắm bắt thực trạng THPL trong hệ thống, trong khối lượng, phạm vi đầy đủ của nó, tức là cả ở trong và ngồi các quan hệ pháp luật để tối ưu hoạt động pháp luật trong xã hội, tối ưu quá trình chuyển tải, thực hiện các quy định pháp luật vào trong hành vi xã hội của cá nhân, các tổ chức xã hội. Nội dung này chính là kết quả THPL của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực tế, nhất là các hoạt động pháp luật. Do đó, kết quả này trở thành đối tượng thứ ba của TDTHPL.

Bên cạnh đó, kết quả TDTHPL phát hiện, phân tích, làm sáng tỏ các sai lầm, hạn chế trong việc THPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực tiễn, từ đó nhận thức ngun nhân của việc khơng có hiệu quả của quy định pháp luật cụ thể để hồn thiện các quy định đó hoặc thực tiễn áp dụng chúng. Và đây cũng chính là đối tượng thứ tư của TDTHPL.

Như vậy, về cơ bản đối tượng TDTHPL gồm có bốn đối tượng chính: Các chủ thể gồm Nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân; Các nhân tố xã hội; Kết quả THPL của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực tế; Các sai lầm và hạn chế trong việc THPL.

2.2.3. Nội dung theo dõi thi hành pháp luật

TDTHPL muốn đánh giá thực trạng THPL trong thực tế và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả THPL cần làm rõ cơ chế tác động của pháp luật đến xã hội và hiệu quả thi hành pháp luật trong thực tiễn, đây cũng chính là hai nội dung theo dõi thi hành pháp luật.

- Cơ chế tác động của pháp luật đến xã hội

Cơ chế tác động của pháp luật đến xã hội là các chủ thể thực hiện hoạt động nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng các phương tiện, biện pháp pháp lý – xã

hội hoặc thực hiện các quy phạm pháp luật trong các quan hệ xã hội và có khách thể hoặc kết quả là các hoạt động, quyết định có ý nghĩa pháp lý. Trong NNQP Việt Nam cơ chế này được thể chế hóa cụ thể trong hệ thống pháp luật, vì vậy, cơ chế tác động của pháp luật đến xã hội trong TDTHPL được làm rõ thông qua các nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, mức độ hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về TDTHPL gồm:

Xác lập tư cách pháp lý của các chủ thể trong TDTHPL: Nhà nước với tư cách chủ thể quản lý nhà nước chịu trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và tạo môi trường, điều kiện để các chủ thể xã hội chủ động TDTHPL nhằm đảm bảo pháp luật phục vụ hạnh phúc con người; Cá nhân, tổ chức xã hội với tư cách là thành viên hợp thành Nhân dân thực hiện chủ quyền Nhân dân, quyền lực xã hội, quyền lực nhà nước. Khi TDTHPL các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có thể tự xác định trên cơ sở các quy phạm pháp luật hoặc do cơ quan có thẩm quyền quyết định để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và khả thi. Điều này có liên quan chặt chẽ đến sự hồn thiện của hệ thống pháp luật, chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật, ý thức pháp luật, tính tích cực của chủ thể xã hội. Bên cạnh đó, tính đa dạng của chủ thể pháp luật, giúp cá nhân, tổ chức có nhiều cơ hội lựa chọn tư cách chủ thể để tham gia TDTHPL nhằm đảm bảo pháp luật phục vụ tốt nhất cho hạnh phúc con người.

Luật hóa TDTHPL trong hệ thống pháp luật theo nguyên tắc thượng tơn pháp luật trong NNPQ. Có như vậy, TDTHPL mới đáp ứng yêu cầu đầu tiên trong đời sống pháp luật và trở thành hiện thực trong đời sống xã hội. Đồng thời các quy phạm pháp luật về TDTHPL phải đảm bảo các yếu tố về tính tồn diện; Tính đồng bộ, thống nhất; Tính phù hợp; u cầu về trình độ kỹ thuật pháp lý. Tính tồn diện của các quy phạm pháp luật về TDTHPL thể hiện ở góc độ: Các quy phạm pháp luật tạo lập đủ hành lang pháp lý để các chủ thể thực hiện TDTHPL gắn với đảm bảo quyền lực Nhân dân, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo mục đích của TDTHPL trong thực tiễn xã hội và quy định pháp luật; Tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống quy phạm pháp luật về TDTHPL, đòi hỏi các quy phạm pháp luật này trong hệ thống khơng có sự mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Để TDTHPL hiệu quả, các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong pháp luật của các chủ thể xã hội phải thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau và phải tôn trọng các giá trị khách quan, phổ biến của xã hội; Tính phù hợp địi hỏi pháp luật về TDTHPL phải phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ, năng lực nhận thức của chủ thể về các giá trị của mình với tính chất cá nhân, tổ

chức; Về khả năng làm chủ bản thân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, pháp luật phải tạo động lực phát huy tính tích cực, chủ động của các chủ thể trong thực hiện các quyền trong TDTHPL phù hợp với mục đích pháp luật đặt ra; Trong điều kiện xây dựng NNPQ hiện nay đòi hỏi kỹ thuật pháp lý phải đảm bảo hệ thống quy phạm pháp luật về TDTHPL phải có khả năng tiên liệu, dự báo và minh bạch, công khai. Và, đây là điều kiện quan trọng tạo lập mơi trường pháp lý an tồn cho các chủ thể pháp luật thực hiện và phát huy các quyền, tự do của mình.

Thứ hai, mức độ hồn thiện của các hoạt động TDTHPL đối với việc xem

xét, đánh giá thực trạng THPL trong thực tế

Hoạt động THPL của cơ quan nhà nước [14, tr.112-115] bao gồm các hoạt động cơ bản sau: (1) Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai THPL; (2) Phổ biến, giáo dục pháp luật và hướng dẫn THPL; (3) Xây dựng bộ máy và các điều kiện bảo đảm tổ chức THPL; (4) Cung cấp dịch vụ công, thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực; (5) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đối với việc THPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, TDTHPL muốn hồn thiện cơ chế tác động của pháp luật đến xã hội hoặc nâng cao hiệu quả THPL thì các hoạt động TDTHPL trong thực tiễn phải đảm bảo xem xét, đánh giá được sự đồng bộ, thống nhất, khả thi, hiệu quả các nội dung:

+ Về thể chế, cần làm rõ về tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản, các hoạt động tập huấn, phổ biến, hướng dẫn THPL; Tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, hợp pháp, phù hợp, hiệu quả của VBQPPL, bảo đảm các quy phạm pháp luật phản ánh trúng nhu cầu, xu hướng phát triển của xã hội. Đồng thời, đánh giá được tác động của hoạt động này đến ý thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cơng dân nói riêng và xã hội nói chung.

+ Về thiết chế, phải xác định được mục đích, yêu cầu THPL, các hoạt động cụ thể và tiến độ thực hiện; Cách thức tổ chức bộ máy, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc THPL; Các nguồn lực đảm bảo THPL trên thực tế.

+ Xử lý vi phạm, bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Tức là các hành vi THPL không đúng, không đầy đủ luôn được kiểm sốt, bảo đảm khơng phá vỡ, làm mất ổn định trật tự pháp luật, làm cho mục đích TDTHPL trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai Luận án tiến sĩ Luật (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w