Quan điểm bảo đảm theo dõi thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai Luận án tiến sĩ Luật (Trang 129 - 133)

4.1.1. Theo dõi thi hành pháp luật phải được hoàn thiện, luật hóa và được Nhà nước đảm bảo tổ chức thực hiện theo các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL phải trên cơ sở hồn thiện các hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp để “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ

thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện” [21, tr.85]. Phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo

đảm quyền làm chủ của Nhân dân và phát huy tối đa các hình thức dân chủ trực tiếp, như: Mít tinh, diễu hành, trưng cầu dân ý, cơ chế tiếp cận thông tin, theo dõi, giám sát, kiểm tra, phản biện xã hội, tiếp thu và xử lý dư luận xã hội... Từ đó, tạo điều kiện để phát huy vai trò của Nhân dân vào q trình TDTHPL trong thực tiễn góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân và quan trọng nhất là bảo đảm pháp luật phục vụ hạnh phúc con người Việt Nam và sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.

Các quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 phải được Nhà nước đảm bảo trong thực tế để phát huy tối đa nguồn lực con người gắn với việc tạo mơi trường chính trị, văn hóa, xã hội đa dạng theo yêu cầu xã hội để mọi cá nhân có điều kiện tự do phát triển năng lực trí tuệ, chủ động tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước thông qua TDTHPL. Điều này phù hợp với quan điểm coi “con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là

mục tiêu của sự phát triển” [21, tr.100]. Việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp

luật về TDTHPL cần hướng tới hoàn thiện con người để thực hiện tốt nhất các mục tiêu phát triển. Thực hiện:

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyên làm chủ của Nhân dân... chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính [21, tr. 76-77].

Đồng thời, việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL phải bảo đảm một cách tốt nhất các giá trị khách quan của cá nhân được ghi nhận thành quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013. Con người và việc bảo đảm phát huy các giá trị khách quan, phổ biến của cá nhân phải được coi là nền tảng, là đối tượng, mục đích hướng đến trong hoạt động THPL của Nhà nước, của quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc. Muốn vậy, NNPQ Việt Nam phải là “Nhà nước phục vụ Nhân dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân, thực hiện đây đủ quyền dân chủ của Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân” [21, tr.82], với việc thay đổi vai trò từ một Nhà nước quản lý

sang phục vụ đã thay đổi một cách căn bản hoạt động THPL của các cơ quan nhà nước, lúc này quyền con người, quyền công dân được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo, biến các quyền này trở thành một hợp phần trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu của dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh của NNPQ Việt Nam.

4.1.2. Theo dõi thi hành pháp luật phải tuân thủ đúng và đầy đủ chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phải phù hợp với cải cách hành chính hiện nay

Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và Cơ quan hành chính nhà nước nói riêng phải tn thủ các đường lối, chính sách của Đảng và chịu sự lãnh đạo, kiểm tra giám sát của các cấp ủy Đảng.

Đảng thực hiện quyền lãnh đạo thơng qua đường lối, chính sách được thể hiện trong các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp Đảng chứ không thực hiện các nghiệp vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành cụ thể của các cơ quan hành chính nhà nước. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, mọi tổ chức đảng và đảng viên đang công tác trong các cơ quan hành chính, dù ở cương vị nào cũng chịu sự kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng có thẩm quyền trên cơ sở Điều lệ, Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp, pháp luật. Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Hiến pháp, pháp luật Nhà nước. Vì vậy, q trình hồn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL cần quán triệt đầy đủ các quan điểm cơ bản của Đảng về nguyên tắc THPL:

Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nguồn lực con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển [21, tr.100, 247].

Quan điểm này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013, là cơ sở pháp lý cho q trình hồn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL.

Bên cạnh đó, yêu cầu của cải cách một bước nền hành chính nhà nước được xác định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng Chính phủ điện tử gắn với nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống Nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội.

Tại Báo Cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Đảng đặt ra nhiệm vụ: Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của NNPQXHCN; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Mục tiêu của nhiệm vụ đó là: Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chỉnh, giảm đầu mối theo hướng tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Quản lý, điều hành của Chính phủ, các bộ năng động, tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô và giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng.

Như vậy, có thể thấy các đường lối chính sách của Đảng rất quan tâm đến việc cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, trong đó có việc nâng cao chất lượng THPL của cơ quan nhà nước và là cơ sở chính trị đánh giá hiệu quả THPL từ đó kiến nghị những giải pháp hồn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bên cạnh đó, vị trí, quyền hạn của Đảng đã được hiến định do đó việc hồn thiện cơ chế TDTHPL không thể thiếu cơ chế tham gia của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng vào TDTHPL nhằm đảm bảo việc Nhà nước chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và tiêu chí này cần được thể chế hóa vào bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả THPL của các cơ quan nhà nước.

4.1.3. Theo dõi thi hành pháp luật phải được tiến hành phù hợp với điều kiện xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói chung

Hồn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật phải nhất quán quan điểm xuất phát từ điều kiện thực tiễn xã hội của từng địa phương, của quốc gia, đó là điều kiện kinh tế xã hội, con người với truyền thống lịch sử, văn hóa để tiếp thu có chọn lọc những u cầu địi hỏi của xã hội, những chuẩn mực chung có hiệu quả tích cực đối với xã hội, con người. Quá trình này phải được thực hiện một cách khách quan, kết hợp giữa điều kiện kinh tế xã hội của vùng miền, của quốc gia với các yếu tố tích cực của các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và gắn chất với hiệu quả THPL của các cơ quan nhà nước. Đồng thời cương quyết khắc phục và loại bỏ các truyền thống, phong tục lạc hậu, các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiếp thu các giá trị tiến bộ của nhân loại.

Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL phải phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, dân chủ và công bằng xã hội “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển

bền vững là yêu cầu xuyên suốt” [21, tr.30].

4.1.4. Theo dõi thi hành pháp luật phải phù hợp với xu hướng hội nhập sâu rộng, toàn diện với quốc tế

Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL dựa vào việc tiếp thu kinh nghiệm và chuẩn mực quốc tế phải bảo đảm tính ổn định, kế thừa, phát triển liên tục và trên cơ sở không quá đề cao tính đặc thù của Việt Nam một cách chủ quan, duy ý chí mà bỏ qua hay phủ nhận các giá trị chung của nhân loại. Nếu bảo thủ thì việc hội nhập sâu rộng, tồn diện với quốc tế và tính bền vững trong quá trình phát triển quốc gia, dân tộc về cơ bản đã thất bại. Mặt khác, nếu coi nhẹ tính đặc thù của Việt Nam về thể chế chính trị, các giá trị văn hóa truyền thống, để rồi tiếp thu một cách thiếu chọn lọc kinh nghiệm, chuẩn mực của thế giới sẽ dẫn đến những bất ổn về chính trị, văn hóa, xã hội trong q trình phát triển, các chuẩn mực

giá trị xã hội thay đổi, biến dạng dẫn đến mâu thuẫn, xung đột xã hội khó kiểm sốt, pháp luật không phát huy được hiệu quả trong thực tiễn xã hội.

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai Luận án tiến sĩ Luật (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w