Thực trạng các yếu tố tác động đến theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai Luận án tiến sĩ Luật (Trang 89 - 97)

3.1.1. Yếu tố chính trị tác động đến theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Gia Lai

Tỉnh Gia Lai ngày nay, đầu thế kỷ trước có tên gọi Pleiku. Nằm phía Bắc Tây Ngun núi sơng hùng vĩ, giữ một vị trí chiến lược quan trọng ở miền Trung đất nước, tỉnh Gia Lai có lịch sử lâu đời với nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào Gia Rai, Ba Na, Kinh và nhiều dân tộc thiểu số khác cùng chung sống đồn kết.

Từ sau ngày giải phóng miền Nam, bên cạnh bộ phận dân cư đã có mặt ở Gia Lai từ trước năm 1975, đông đảo người dân Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước đã có mặt tại Gia Lai chung sức cùng đồng bào Gia Rai, Ba Na lập nên những kỳ tích mới...

Tuy nhiên, tình hình chính trị ở Gia Lai cịn nhiều phức tạp, địi hỏi việc TDTHPL của Chính quyền địa phương tỉnh Gia Lai phải hóa giải những ảnh hưởng tiêu cực như:

Tình trạng phản kháng lại pháp luật mà nguyên nhân phát sinh từ sự mất ổn định về chính trị dưới sự tác động của các thế lực thù địch cũng như quá trình xây dựng, khẳng định niềm tin của người dân tộc thiểu số vào sự nghiêm minh, công bằng của hệ thống pháp luật của Nhà nước được thể hiện cụ thể ở hiệu quả THPL của các cơ quan nhà nước ở những khu vực đặc thù này. Tình trạng phản kháng pháp luật ở khu vực này thể hiện dưới hai hình thức: Hình thức thụ động là khơng cơng nhận pháp luật đã được ban hành; Hình thức chống lại pháp luật một cách cơng khai, thậm chí của người thừa hành.

Bạo loạn chính trị của người dân tộc thiểu số gây ra ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống chính trị, làm ảnh hưởng đến tính ổn định, tính chính thống của quyền lực của xã hội, làm biến dạng nhận thức và hành vi của con người, làm giảm hoặc mất hiệu lực của các quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, trên thực tế một số cơ quan nhà nước không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành làm suy giảm niềm tin của người dân tộc thiểu số đối với hiệu lực hệ thống pháp luật, nhất là lĩnh vực kinh tế, chính sách dân tộc.

Ngồi ra, những tư duy chính trị và quy phạm pháp luật mới ra đời thường rất chậm được ăn sâu, bám rễ và hay gặp sự phản kháng từ phía những người và nhóm xã hội bảo thủ.

3.1.2. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật tác động đến theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Gia Lai

Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và của UBND các cấp trong việc tổ chức THPL, nhưng đến thời điểm hiện nay thì cơng tác TDTHPL vẫn chưa được luật hóa. Bên cạnh đó, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP là VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao nhất trực tiếp điều chỉnh cơng tác theo dõi tình hình THPL lại được ban hành trước Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và nhiều Luật khác quy định định về tổ chức bộ máy nhà nước… sau một thời gian thực hiện cũng đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập chưa được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời, trong khi hiệu lực pháp lý của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP thực sự vẫn còn yếu, chưa đủ để thúc đẩy cơng tác theo dõi tình hình THPL với tư cách là cơng cụ kiểm sốt quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền con người, quyền của chủ thể quyền lực nhà nước trong một NNPQXHCN.

Hoạt động TDTHPL nói riêng và THPL nói chung cịn tách rời, chưa thực sự gắn bó và góp phần hồn thiện pháp luật. Các vướng mắc do quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, khiếm khuyết, các kẽ hở của pháp luật còn chưa được phát hiện kịp thời trong q trình THPL để từ đó có các giải pháp hồn thiện pháp luật. Nhiều quy định của pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, tình trạng pháp luật khơng được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất còn diễn ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đáng quan tâm hơn là tình trạng này cịn xảy ra trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Các biểu hiện lệch lạc trong THPL chưa được kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước cũng cịn có mặt chưa tốt, một số chính sách, quy định pháp luật chủ yếu phát triển kinh tế, chưa chú trọng phát triển xã hội nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc dân tộc thiểu số, đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên mâu thuẫn, bất ổn tại khu vực Tây Nguyên.

Các vướng mắc, khó khăn trong THPL chưa được kịp thời phát hiện để xử lý, khắc phục, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng TDTHPL; Vai trị của cơng tác TDTHPL chưa nhận được sự quan tâm cụ thể, sâu sát trong suốt quá trình chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội. Nhiều quy phạm pháp luật về TDTHPL mang nặng tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Cơ quan quản lý nhà nước về theo dõi tình hình THPL chưa có được những đột phá chiến lược, trọng tâm trong việc tổ

chức, triển khai thực hiện cơng tác theo dõi tình hình THPL; chưa có giải pháp đột phá trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác TDTHPL; chưa xây dựng được cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc triển khai, thực hiện trong cơng tác TDTHPL.

3.1.3. Văn hóa xã hội, ý thức pháp luật tác động đến theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Gia Lai

- Các yếu tố văn hóa xã hội

Gia Lai là một tỉnh miền núi Tây Ngun; có diện tích tự nhiên 15.536,923 km², địa hình phức tạp; có hơn 90 km đường biên giới với tỉnh Ratanakiri của Campuchia; đa sắc tộc, nhiều tơn giáo, tín ngưỡng cùng sinh sống đồng thời là địa bàn chiến lược về quốc phịng - an ninh. Giao thơng chậm phát triển; đồng bào dân tộc thiểu số người Gia Rai và Ba Na chiếm tỉ lệ hơn 41,57% tổng số dân của tỉnh; phân bố dân cư thưa thớt, chủ yếu theo làng, có khi cách nhau hàng chục kilơmét (Xem Biểu đồ 1).

Tính đến năm 2015, dân số trung bình tồn tỉnh Gia Lai là 1.397.400 người, mật độ dân số là 90 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị có 422.473 người chiếm tỷ lệ 30,23%, dân số sống tại nơng thơng có 974.927 người chiếm tỷ lệ 69,77%; Dân số nam là 704.203 người chiếm tỷ lệ 50,39%, dân số nữ là 693.197 người chiếm tỷ lệ 49,61%. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 13,56 ‰ [13, tr. 26].

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, tồn tỉnh Gia Lai có 50 dân tộc cùng người nước ngồi sinh sống. Trong đó, người kinh chiếm nhiều nhất với tỷ lệ 55,98%, người Gia Rai chiếm tỷ lệ 29,21%, người Ba Na chiếm tỷ lệ 11,80%, dân tộc khác có 38.291 chiếm tỷ lệ 3% [87, tr.134].

Theo Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, đến ngày 31/12/015, người kinh có chiếm tỷ lệ 55,30%; người Gia Rai chiếm tỷ lệ 29,52%; người Ba Na chiếm tỷ lệ 12,05%; dân tộc khác chiếm tỷ lệ 3.13%. So với năm 2009, dân tộc kinh vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất nhưng bị giảm 0,68% so với tổng số dân tại Gia Lai. Trong khi đó, người Gia Rai tăng 0,31%, người Ba Na tăng 0,22%, dân tộc khác tăng 0,13% [13, tr.30] (Xem

Biểu đồ 3).

Dân tộc Gia Rai là một trong 5 tộc người (Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru) Mã Lai - Đa Đảo (Malayo - Polinesien) hiện đang sinh sống trên vùng đất Nam 3

Trường Sơn và đồng bằng ven biển Trung Bộ. Địa bàn cư trú là từ Nam Kon Tum đến Bắc tỉnh Đăk Lăk (theo chiều Bắc - Nam) và từ Tây Bắc tỉnh Phú Yên đến vùng biên giới tiếp giáp với Campuchia (theo chiều Đông - Tây). Trong khu vực cư trú này, Gia Lai là địa bàn người Gia Rai sinh sống tập trung nhất. Khu vực cư trú chính là phía Tây cao nguyên Pleiku (thuộc các huyện Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, thành phố Pleiku) và vùng trũng Cheo Reo - Ayun Pa ở phía Đơng Nam tỉnh (thuộc thị xã Ayun Pa và các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa). Với số lượng dân cư chiếm ưu thế trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, ý thức về tộc người và vùng lãnh thổ tộc người khá rõ, lại sinh sống trên địa bàn án ngữ các đầu mối giao thông huyết mạch nối bắc Tây Nguyên với các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ nên người Gia Rai ở Gia Lai chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng. Đây là bộ phận dân cư đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh.

Dân tộc Ba Na là một trong những dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khơme. Địa bàn cư trú chủ yếu là phía Nam tỉnh Kon Tum, phía Bắc và Đơng tỉnh Gia Lai. Ngồi ra, cịn có một bộ phận người Ba Na sống rải rác ở các huyện phía Tây của tỉnh Bình Định, Phú n.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, khu vực cư trú tập trung của người Ba Na là phía Đơng cao ngun Pleiku (thuộc các huyện Mang Yang, Đak Đoa, phía Bắc huyện Chư Pah), trên cao nguyên Kon Hơnờng (thuộc huyện Kbang), vùng trũng An Khê (thuộc các huyện Đak Pơ, Kông Chro, Đông Bắc thị xã An Khê).

Từ năm 1954 đến nay, Gia Lai còn tiếp nhận một bộ phận đồng bào các dân tộc ít người từ miền Bắc vào theo hai đợt chính. Đợt thứ nhất vào năm 1954 và đợt thứ hai trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (cuối thập niên 70 của thế kỷ trước). Đến cuối năm 2015, Gia Lai có 43.685 người là đồng bào các dân tộc ít người không thuộc bộ phận các cư dân bản địa, chiếm 3,13% dân số toàn tỉnh.

Hiện tại tồn tỉnh Gia Lai có 222 xã, phường, thị trấn (184 xã, 24 phường và 14 thị trấn), với 2.161 thôn, làng, Tổ dân phố (1.776 thôn, làng và 385 tổ dân phố) (Xem Bảng 1). Các dân tộc bản địa phân bố không đều trên địa bàn tỉnh. Người Gia Rai phân bố 16/17 đơn vị hành chính cấp huyện (huyện Kbang khơng có người Gia Rai). Huyện có số lượng người Gia Rai đơng nhất là Krơng Pa (54.622 người), ít nhất là Đăk Pơ (2 người). Người Ba Na cũng phân bố 16/17 đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã Ayun Pa khơng có người Ba Na ). Huyện có số lượng người Ba Na đơng nhất là Đăk Đoa (39.182 người), ít nhất là Krơng Pa (7 người) (Xem Bảng 2).

Chính vì vậy, việc tổ chức THPL ở địa phương mà tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 44,70%, địa hình phức tạp, giao thơng chậm phát triển là vơ cùng khó khăn chưa nói đến cịn phải TDTHPL ở đây. Đời sống và trình độ dân trí chưa đồng đều, tỉ lệ đói nghèo cao, dân cư dọc theo tuyến biên giới giữa Gia Lai và Ratanakiri cịn có quan hệ huyết thống nên thường xun qua lại thăm viếng lẫn nhau, thực trạng trình độ phát triển về kinh tế-xã hội của các dân tộc thiểu số thường thấp hơn, khó khăn hơn so với dân tộc Kinh dẫn đến hình thành sự phân hóa mạnh giữa Kinh - Thượng đồng thời việc di dân ồ ạt của các sắc tộc khác mà nhiều nhất là người Kinh đến các vùng dân tộc thiểu số, đã dẫn đến xung đột giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh di cư, bởi vì sau khi tiến vào những vùng đất mới này, nhằm tìm kế sinh nhai, người Kinh đã chiếm dụng rất nhiều đất đai để tự phát triển. Điều này không chỉ gây ra tranh chấp đất đai với các dân tộc thiểu số bản địa mà còn dẫn đến khiếu kiện về đất đai gia tăng, kéo dài; khi khơng cịn đất, khơng cịn kế sinh nhai, trình độ kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất yếu kém đã đẩy phần lớn người dân tộc thiểu số đã nghèo khổ lại càng nghèo đói hơn. Cho nên các thế lực thù địch khai thác triệt để các mâu thuẫn xuất phát từ sự phân hóa này, rồi xuyên tạc nên cái gọi là chính quyền, pháp luật của dân tộc Kinh “xua đuổi, cướp đất” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; kỳ thị, phân biết đối xử đối với đồng bào Gia Rai, Ba Na. Trong khi đó, hoạt động TDTHPL nói riêng và THPL nói chung chưa phân hóa nội dung, hình thức phù hợp đối với đặc điểm, đặc thù về điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, truyền thống, tộc người, địa lý…mà các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong điều kiện thực tế xã hội ở các khu vực đặc thù này.

- Yếu tố tôn giáo

Trong lịch sử do ảnh hưởng của Mỹ với Việt Nam, đa phần người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên đều theo đạo Tin lành. Từ năm 1929, Hội Tin lành ở Việt Nam bắt đầu cử giáo sĩ đến vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên truyền giáo. Thời chính quyền Mỹ Ngụy, đạo Tin lành ở Việt Nam còn lập ra tại vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hai giáo phận tách rời với người Việt, xây dựng một cơ quan chuyên môn được đặt trực tiếp dưới quyền người Mỹ - cơ quan truyền giáo người Thượng, đồng thời lập trường giáo hội chuyên đào tạo giáo dân và giáo sĩ cho người Thượng. Cách mà Hội Tin lành Việt Nam lần lượt đặt ra giáo phận người Việt và giáo phận người Thượng đã vơ hình trung tạo ra trong lịng người dân tộc thiểu số một ý thức về sự sai biệt giữa đạo Tin lành của người Việt với đạo Tin lành của người Thượng,

tạo sự ngăn cách về lĩnh vực ý thức tôn giáo giữa dân tộc thiểu số với dân tộc chủ thể.

Từ thập niên 1990, tổ chức Fulro đã lợi dụng công việc truyền đạo của các giáo sĩ đạo Tin lành, đồng thời liên tục thâm nhập sâu vào các tổ chức và chính trị của vùng Tây Nguyên dẫn đến hoạt động tôn giáo tại tỉnh Gia Lai tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, một số phần tử cực đoan trong tơn giáo, lợi dụng chính sách tự do tơn giáo, tín ngưỡng của Nhà nước được các thế lực bên ngồi kích động đã có hành vi vi phạm pháp luật. Một số chức sắc cố tình khơng chấp nhận pháp luật quốc gia, khơng thực hiện sự quản lý của Nhà nước đối với các tôn giáo rồi tự cho rằng nhà nước khơng cho đồng bào được thực hiện tín ngưỡng, tơn giáo của mình. Bên cạnh đó gắn tự do tơn giáo với những địi hỏi về lãnh thổ, về việc thành lập nhà nước tự trị nhà nước Đề-ga.

Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, Tồn tỉnh Gia Lai có 12 tơn giáo khác nhau chiếm 312.272 người, Trong đó, nhiều nhất là Cơng Giáo có 114.822 người, đạo Tin Lành có 110.114 người, xếp thứ ba là Phật giáo có 84.214 người, đạo Cao Đài có 2.971 người, cùng các đạo khác như Bahái có 59 người, Phật Giáo Hịa Hảo có 41 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 23 người, Minh Lý Đạo có 18 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 5 người, ít nhất là Hồi Giáo với 4 người (Xem Biểu đồ 4). Năm 2015, tỷ lệ người Gia Rai theo tôn giáo là 40,3% (theo đạo Tin lành là 25,2%/tổng số 40,3% người theo tôn giáo), tỷ lệ người Ba Na theo tôn giáo là

45,3% (theo đạo Tin lành là 14,5%/tổng số 45,4% người theo tơn giáo) và có 645 người dân tộc thiểu số nắm giữ chức sắc tôn giáo với 139 cơ sở thờ tự, 434 điểm sinh hoạt tôn giáo (Xem Bảng 3, Bảng 4).

Trong thực tế, có những quan hệ xã hội mà tín điều tơn giáo lại tỏ ra ưu thế hơn pháp luật như tinh thần đoàn kết, lối sống vì cộng đồng, tình cảm cá nhân, gia đình… trong những trường hợp này pháp luật dù hồn thiện đến đâu cũng khơng thể điều chỉnh hết các quan hệ xã hội đa dạng, mặt khác các tín điều tơn giáo được tiếp

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai Luận án tiến sĩ Luật (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w