6. Kết cấu của luận văn
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.4.1. Mơ hình cấu trúc tài chính các cơng ty Nhật
Nghiên cứu này được thực hiện bởi Shinichi Nishioka (2004), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 700 công ty trong giai đoạn từ năm 1990- 2004 trên TTCK Tokyo. Mơ hình nghiên cứu dựa trên mơ hình hồi quy tuyến tính bội bao gồm : (i) 2 biến phụ thuộc là tổng nợ phải trả/ tổng tài sản theo giá trị sổ sách; tổng nợ phải trả/ tổng tài sản theo giá trị thị trường. (ii) 6 biến thành phần như rủi ro, chi phí nợ, mức độ biến động của giá trị cơng ty, khả năng tăng trưởng, qui mô công ty, tài sản thế chấp và 2 biến dummy là thời gian và ngành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi ro, tài sản thế chấp có quan hệ đồng biến đến tỷ lệ địn cân nợ. Và
qui mơ công ty, khả năng tăng trưởng và khả năng sinh lời có quan hệ nghịch biến với tỷ lệ địn cân nợ. Các kết quả này phù hợp với các lý thuyết về trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi.
1.4.2. Mơ hình cấu trúc tài chính các cơng ty Thụy Sỹ
Nghiên cứu này được thực hiện bởi Philippe Gaud và những người bạn vào năm 2003, đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 106 công ty được niêm yết trên TTCK Thụy Sĩ trong giai đoạn từ năm 1991-2000. Mơ hình nghiên cứu dựa trên mơ hình hồi quy tuyến tính bội bao gồm : (i) 2 biến phụ thuộc là tổng nợ phải trả/ tổng tài sản theo giá trị sổ sách; tổng nợ phải trả/ tổng tài sản theo giá trị thị trường. (ii) 6 biến thành phần như khả năng tăng trưởng, qui mô công ty, khả năng sinh lời, tài sản thế chấp và rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy, qui mô công ty, tài sản thế chấp, mức độ rủi ro kinh doanh có quan hệ đồng biến đến tỷ lệ đòn cân nợ, và khả năng tăng trưởng và khả năng sinh lời có quan hệ nghịch biến với tỷ lệ đòn cân nợ. Các kết quả này phù hợp với các lý thuyết về trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi.
1.4.3 Mơ hình cấu trúc tài chính các cơng ty Mỹ
Nghiên cứu này do Muray Z.Frank và Goyal (2009) để xác định tầm quan trọng của các nhân tố khi quyết định đến cấu trúc vốn của các công ty Mỹ trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2003. Kết quả cho thấy một số nhân tố tin cậy có quan hệ đồng biến đến tỷ lệ đòn cân nợ như tài sản sản thế chấp, qui mô công ty, lạm phát kỳ vọng. Và các nhân tố như tăng trưởng (P/B), khả năng sinh lợi, có quan hệ nghịch biến. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng phát hiện những cơng ty thường chi trả cổ tức có xu hướng vay nợ ít hơn.
Dựa trên các nhân tố thường được nghiên cứu trong thực nghiệm, kết hợp với các nghiên cứu mơ hình cấu trúc vốn của các công ty ở các nước như Nhật Bản, Thụy Sĩ và Mỹ. Luận văn đề xuất các nhân tố như tăng trưởng, tài sản thế chấp, khả năng sinh lợi, qui mơ cơng ty, GDP và ngành có tác động như thế nào đến tỷ lệ địn cân nợ của các cơng ty niêm yết ngành bất động sản, thông qua 2 biến số phụ
thuộc là tổng nợ phải trả/ tổng tài sản theo giá trị sổ sách; tổng nợ phải trả/ tổng tài sản theo giá trị thị trường.