Thực hiện các giải pháp nhằm tăng vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khóa thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Thực hiện các giải pháp nhằm tăng vốn chủ sở hữu

Thứ nhất: Tăng cường tính minh bạch thông tin, giảm các hiện tượng tham nhũng, lãng phí, có các giải pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút các khách hàng gia nhập thị trường BĐS chính thức, tăng lợi nhuận để có điều kiện tăng vốn chủ sở hữu và thu hút nhiều hơn vốn đầu tư của xã hội vào lĩnh vực BĐS.

Hiện nay tính minh bạch trong nền kinh tế của chúng ta nói chung và trong lĩnh vực BĐS nói riêng đang là một vấn đề lớn, điều này tạo ra các thông tin bất cân xứng làm cho các nhà đầu tư nói chung chưa thật sự yên tâm để đầu tư vốn vào những lĩnh vực nhạy cảm, làm cho vốn nhàn rỗi trong xã hội là rất lớn trong khi vốn dành cho sản xuất lại rất khó khăn. Bên cạnh đó hiện tượng tham nhũng, lãnh phí đang được xác định là “quốc nạn” làm cho giá thành sản phẩm của ngành BĐS đang ở mức rất cao, điều này khiến cho một bộ phận rất lớn người dân có nhu cầu chính đáng rất khó có các cơ hội để sở hữu riêng cho mình một căn nhà ở các thành phố lớn, khơng chỉ ở Hà Nội và Tp.HCM.

Ngồi ra, thị trường BĐS còn phát triển không thật sự lành mạnh, các “giao dịch phi thị trường” còn quá nhiều, điều này không những làm cho nhà nước thất thu đi một khoản thuế đáng kể từ thị trường rất lớn này mà còn khiến cho các doanh nghiệp BĐS rất khó khăn trong việc giải các bài toán đầu ra cho sản phẩm.

Thứ hai: Tiếp tục mở rộng thị trường BĐS, có những giải pháp mạnh mẽ

nhằm thu hút lượng vốn đầu tư từ nước ngoài kể cả vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp.

Theo thống kê của VCCI, trong năm 2010 thị trường BĐS thu hút lượng vốn FDI đứng thứ 3 so với các ngành khác với 2.854,5 triệu USD, chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hịa. Lượng vốn đổ vào thị trường này lớn do thị trường BĐS đang là một thị trường “béo bở” không chỉ đối với riêng các doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Đất nước chúng ta với hơn 80 triệu dân, là nước đang phát triển lại đang có tốc độ phát triển nhanh thuộc vào hạng tốp 10 thế giới trong điều kiện tốc độ đô thị hóa lại đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây tạo ra một thị trường khổng lồ cả trong lĩnh vực căn hộ, nhà ở, văn phòng cho thuê ... ở các cấp độ khác nhau.

Việc các nhà đầu tư nước ngoài ra nhập thị trường Việt Nam khơng chỉ giúp cho thị trường BĐS có nhiều hơn, đa dạng hơn các loại hình sản phẩm đầu ra mà cịn làm lành mạnh hóa thị trường BĐS hiện vẫn đang còn nhiều bất cập. Các nhà đầu tư nước ngồi khơng chỉ mạnh về vốn mà cịn với khả năng quản lý, tính minh bạch trong kinh doanh … điều này làm cho môi trường kinh doanh trở nên lành mạnh hơn, các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải có những điều chỉnh về vốn, về trình độ quản lý, về giá thành sản phẩm … để tăng năng lực cạnh tranh.

Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường này, ngoài việc phải minh bạch trong công bố thông tin, chúng ta phải có những chính sách ổn định trong thời gian dài, phải thơng thống hơn nữa trong việc tăng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, thời gian cho thuê, giảm sự tham nhũng, nhũng nhiễu doanh nghiệp trong việc cấp phép các dự án đầu tư và đặc biệt phải tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau.

Thứ ba: Phát triển mạnh mẽ TTCK, phải coi đây là kênh huy động vốn

chủ yếu của các doanh nghiệp.

Trong các năm từ 2009 đến nay (tháng 6 năm 2011) TTCK Việt Nam trở nên đặc biệt ảm đạm sau giai đoạn thăng hoa năm 2007, 2008. Ngoài việc bị,

ảnh hưởng chung bởi sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới do hậu quả của sự khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 thì tâm lý “bầy đàn” và tác động của các chính sách kinh tế vĩ mơ như: hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, đánh thuế TNCN vào các khoản lợi nhuận từ việc kinh doanh chứng khốn thậm chí cả cổ tức đã gây ra những hiệu ứng không nhỏ làm cho các chỉ số chứng khoán của chúng ta liên tục lao dốc.

Ở đây, vấn đề đặt ra đối với những người làm chính sách là làm sao chúng ta vừa đạt được những mục tiêu lớn của nền kinh tế quốc dân nhưng cũng phải tháo gỡ những khó khăn cho nguồn vốn dành cho TTCK.

Ngoài ra chế độ minh bạch thông tin, độ chính xác của các báo cáo tài chính cũng là những yếu tố đặc biệt quan trọng. Theo quy định hiện nay thì tất cả các báo cáo tài chính của các cơng ty đã niêm yết trên các TTCK bắt buộc phải có báo cáo kiểm tốn của các cơng ty kiểm tốn độc lập kèm theo, nhưng thực sự trong chúng ta vẫn chưa ai có thể khẳng định các báo cáo tài chính đảm bảo tính khách quan và tuyệt đối chính xác. Bên cạnh đó khía cạnh phân tích, dự báo của chúng ta cũng chưa thật sự tốt đang gây ra nhiều hoang mang cho các nhà đầu tư, vì vậy mà TTCK rất khó có các điều kiện để phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khóa thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)