6. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số giải pháp khác đối với các doanh nghiệp:
Trước xu thế tồn cầu hố và hội nhập chúng ta thấy có nhiều cách để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên điều khó khăn, phức tạp đối với các công ty là họ không hội đủ các điều kiện để vay vốn hay không nhận được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ. Để hồn thiện cấu trúc vốn cho các công ty BĐS niêm yết trên TTCK TP.HCM thì ngồi việc đưa ra các giải pháp để giúp các doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn với chi phí sử dụng
vốn thấp nhất, bên cạnh đó cịn phải đưa ra các giải pháp để tối ưu hoá năng lực huy động vốn của các doanh nghiệp. Ngoài các giải pháp từ phía doanh nghiệp, khơng thể khơng kể đến sự tác động của Nhà nước, những yếu tố của thị trường... Để giúp các doanh nghiệp BĐS phát triển bền vững, huy động nguồn vốn với chi phí thấp, tối ưu hoá năng lực huy động vốn cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đối với các doanh nghiệp như sau:
3.3.1. Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
Hình ảnh của doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Trên thực tế và qua khảo sát tác giả nhận thấy nhiều doanh nghiệp BĐS Việt Nam chưa chú trọng vào việc quảng bá hình ảnh của mình ra cơng chúng. Vì vậy, tác giả đưa ra một số giải pháp sau:
- Xây dựng một trang web tốt: Phần lớn các khách hàng tiềm năng đều nghiên cứu về thị trường và sản phẩm/ dịch vụ trên mạng Internet trước khi quyết định mua sắm.
- Tạo dựng được ấn tượng ban đầu đối với khách hàng: Ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, doanh nghiệp hãy cố gắng gây ấn tượng tốt nhờ sự chính xác và chất lượng cơng việc.
- Trực tiếp gặp gỡ mặt đối mặt với các khách hàng: Việc trực tiếp gặp gỡ với các khách hàng tiềm năng là chất xúc tác để khuếch trương hình ảnh cơng ty.
3.3.2. Thường xun nhận diện rủi ro
Để định hình được một cấu trúc vốn tốt nhất trong thời gian tới cho các doanh nghiệp bất động sản trên TTCK TP.HCM, các nhà quản trị tài chính cần phải nhận diện được những rủi ro nhằm hạn chế rủi ro. Cụ thể, các nhà quản trị tài chính cần thường xuyên phân tích, dự báo về khả năng thanh toán, khả năng
sinh lời và cấu trúc vốn. Qua nghiên cứu thực trạng về cấu trúc vốn, tỷ suất sinh lơi… có thể thấy rằng các doanh nghiệp bất động sản trên TTCK TP.HCM có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp này qua các năm không chênh lệch lớn, tỷ suất lợi nhuận cao. Điều này cho thấy rằng, các doanh nghiệp bất động sản trên TTCK TP.HCM đã trải qua giai đoạn tăng trưởng và đang bước vào giai đoạn sung mãn.
Như vậy, các doanh nghiệp bất động sản trên TTCK TP.HCM vừa trải qua giai đoạn chuyển tiếp từ tăng trưởng sang sung mãn nên rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của các công ty này không cao. Bên cạnh đó, với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp cần phải tranh thủ những tiềm lực tài chính bằng các nguồn vốn huy động được để ổn định sản xuất kinh doanh, giữ vững thị phần. Do vậy, trong giai đoạn này các doanh nghiệp cần phải ổn định quy mô sản xuất kinh doanh nhằm hướng tới hồn thiện cấu trúc tài chính, phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp.
3.3.3. Hoạch định cấu trúc vốn theo lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết trật tự phân hạng là lý thuyết được xem là phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và các doanh nghiệp BĐS nói riêng. Lợi ích của việc áp dụng lý thuyết này là nhằm: Phịng ngừa rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh, tích lũy để gia tăng vốn cổ phần, là cơ sở để triển khai nhanh chóng các dự án đầu tư được lựa chọn và đảm bảo quyền kiểm soát doanh nghiệp của chủ sở hữu. Qua nghiên cứu các doanh nghiệp BĐS, tác giả đề xuất các doanh nghiệp này nên ứng dụng lý thuyết này trong hoạch định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp mình. Thứ tự như sau: (1) Nguồn thu nhập giữ lại để tài trợ đầu tư là nguồn vốn được xếp hạng ưu tiên hàng đầu; (2) Nguồn tài trợ từ trái phiếu; (3) Nguồn tín dụng thuê mua tài chính; (4) Nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng; (4) Phát hành cổ phiếu là bước cuối cùng.
Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Khi doanh nghiệp đã tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư, thì đến lượt các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt các cổ đơng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn để mua cổ phiếu của doanh nghiệp, khi họ biết được rằng mức độ rủi ro khi mua cổ phiếu của doanh nghiệp đã được giảm thiểu đáng kể do doanh nghiệp đã có hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp:
- Cải thiện môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới quản trị doanh nghiệp. Đáng tiếc là môi trường pháp lý ở nước ta hiện nay chưa tạo ra động lực để các doanh nghiệp quan tâm đến việc quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Trong phạm vi luận văn này, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau. Trước tiên cần nhanh chóng thực hiện chủ trương cổ phần hóa để giảm đến mức thấp nhất số lượng các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Đây là vấn đề quan trọng nhất để chuyển một phần lớn các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước - vốn không thật sự quan tâm đến quản trị doanh nghiệp - thành những doanh nghiệp quan tâm và đầu tư cho công tác quản trị doanh nghiệp. Tiếp đến, nhanh chóng hồn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và sửa đổi những nội dung không phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Vấn đề quan trong hơn cả trong nội dung này là đảm bảo chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành. Cuối cùng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần được thực hiện quyết liệt hơn nữa. Giải quyết tốt những vấn đề nêu trên sẽ góp phần tạo ra một mơi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch. Chỉ khi đó, cơng tác quản trị mới được các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư đúng mức.
- Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho các nhà quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp thông qua việc tham gia những khóa học về quản trị doanh nghiệp. Tạo điều kiện để họ được học hỏi về những mơ hình quản trị doanh
nghiệp tiên tiến trên thế giới để vừa nâng cao nhận thức, vừa nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp của mình. Từ đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tạo được niềm tin với các nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau trong việc hoạch định một cấu trúc vốn tối ưu phù hợp với đặc điểm và môi trường kinh doanh của mình.