6. Kết cấu của luận văn
1.6. Cấu trúc tài chính trong các giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp:
nghiệp:
Trong các giai đoạn khác nhau của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp BĐS nói riêng, các doanh nghiệp cũng địi hỏi những cấu trúc tài chính khác nhau cho phù hợp với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp và mức độ rủi ro trong kinh doanh. Trong: Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB thống kê – 2005, các tác giả đã khái quát các yêu cầu về cấu trúc vốn các doanh nghiệp
theo từng giai đoạn như sau:
Trong giai đoạn khởi sự (giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập), do rủi ro kinh doanh là rất cao (trong khi rủi ro tài chính ở mức rất thấp), nguồn vốn thích hợp nhất đối với các doanh nghiệp là vốn cổ phần. Ngoài ra trong giai đoạn này, vì là doanh nghiệp mới thành lập nên việc quảng bá, thâm niên trong kinh doanh còn nhiều hạn chế nên các doanh nghiệp cũng ít được biết đến vì vậy việc tiếp xúc với các nguồn vốn vay của các doanh nghiệp cũng rất khó khăn.
Ở giai đoạn tăng trưởng, trong khi rủi ro kinh doanh vẫn cịn cao, cịn rủi ro tài chính thấp, nguồn vốn thích hợp trong giai đoạn này vẫn là vốn cổ phần. Đây cũng là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động, điều này làm cho công ty bắt đầu được biết đến, tuy nhiên do cũng mới chỉ ở giai đoạn đầu nên việc tiếp cận nguồn vốn vay vẫn cịn khó khăn nên các doanh nghiệp vẫn phải chủ yếu sử dụng vốn tự có của mình.
Trong giai đoạn sung mãn rủi ro kinh doanh đã giảm xuống mức trung bình, rủi ro tài chính cũng tăng theo đến mức trung bình, điều này làm cho các giao dịch chấp nhận ở mức độ nào đó rủi ro tài chính bằng nguồn tài trợ bao gồm lợi nhuận giữ lại cơng nợ vay, nghĩa là doanh nghiệp có sử dụng địn bẩy tài chính. Trong giai đoạn này doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn giúp cho doanh nghiệp có nhiều điều kiện trong việc vay vốn của các tổ chức tín dụng. Ngồi ra do việc các doanh nghiệp đã thực sự lớn mạnh với quy mô sản xuất được mở rộng trong khi vốn cổ phần không đáp ứng được bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng thêm nguồn vốn vay để phục vụ cho các hoạt động SXKD
của mình.
Trong giai đoạn suy thối, lúc này rủi ro kinh doanh ở mức thấp, rủi ro tài chính cao thì thường các Giám đốc tài chính sẽ sử dụng chính sách chi trả cổ tức cao kết hợp với việc sử dụng tài trợ bằng nợ vay được đảm bảo bằng giá trị cuối cùng của tài sản.
Tóm lại, các Giám đốc tài chính nên dùng vốn cổ phần trong giai đoạn khởi sự và giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp và nên sử dụng địn bẩy tài chính trong các giai đoạn sau của doanh nghiệp, tuy nhiên sử dụng ở mức độ nào thì ở mỗi doanh nghiệp có u cầu cụ thể khác nhau.
Kết luận chương 1.
Chương 1 giới thiệu tổng quan các lý thuyết về cấu trúc vốn và cấu trúc tài chính doanh nghiệp, bắt đầu từ các khái niệm về cấu trúc vốn và cấu trúc tài chính, tiếp đến là các lý thuyết về cấu trúc vốn, và cuối cùng là các nhân tố xem xét cấu trúc vốn.
Các lý thuyết về cấu trúc vốn cung cấp những quan điểm khác nhau về cấu trúc vốn và ảnh hưởng của cấu trúc vốn đối với giá trị doanh nghiệp; tiêu biểu như trong khi M&M cho rằng trong một thị trường vốn hoàn hảo, giá trị của doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn của nó, thì lý thuyết đánh đổi lại thừa nhận một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Mặc dù vậy, những luận điểm đa dạng này đã lý giải được rất nhiều các biểu hiện khác nhau về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong thực tế, cũng như những đa dạng trong các hành vi ứng xử trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.
Ngồi ra, Chương I cũng trình bày tổng quát các nghiên cứu liên quan về cấu trúc vốn. Các nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu khác nhau, và dựa trên những mẫu quan sát của các quốc gia khác nhau. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM, phần này giới thiệu một cách tổng quát về những kết quả nghiên cứu tương tự của các nước trên Thế
giới. Các nhân tố này sẽ được phân tích và chọn lọc để đưa vào mơ hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN GDCK TP.HCM