Phân tích SWOT ngành BĐS Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khóa thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Phân tích SWOT ngành BĐS Việt Nam

Điểm mạnh:

- Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS tại Việt Nam tương đối lớn do người dân Việt Nam ngoài việc kinh doanh BĐS còn xem đây như là một phương tiện cất trữ, cộng thêm với việc nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tương đối ổn định (trong đó nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS năm 2010 đứng thứ 3 trong lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2010 với 2.854,5 triệu USD (số liệu tính đến hết ngày 20/11/2010 – nguồn Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2010 của VCCI) làm cho ngành BĐS Việt Nam có sự tăng trưởng vững chắc trong trung hạn.

Điểm yếu:

- Tính minh bạch còn nhiều hạn chế, hiện tượng tham nhũng hối lộ, lạm phát còn ở mức cao làm gia tăng chi phí dự án.

- Thị trường BĐS chưa thật sự hoàn thiện, các giao dịch ngoài thị trường còn phổ biến làm cho các doanh nghiệp chưa thật sự tiếp cận được với nhu cầu thực của người dân.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam làm chuyển dịch một lượng lao động lớn từ các khu vực nông thôn vào các ngành công nghiệp nói chung và ngành BĐS nói riêng, đây là nguồn nhân công lớn và giá rẻ giúp cho các doanh nghiệp trong ngành BĐS có điều kiện hạ giá thành các sản phẩm của mình.

Cơ hội:

- Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có sự tăng trưởng GDP nhanh. Điều này làm cho các ngành kinh tế nói chung và ngành BĐS nói riêng có nhiều cơ hội đầu tư. Cộng thêm việc tốc độ đơ thị hóa tăng cao cũng làm tăng đáng kể nhu cầu về nhà ở, văn phòng …

Thách thức:

- Do sự suy giảm của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu làm cho lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giảm đáng kể. Ngoài ra để kiềm chế lạm phát, Chính phủ Việt Nam dùng biện pháp thắt chặt tiền tệ, điều này làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận các khoản vay tín dụng trong khi ngành BĐS là ngành đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn.

- Sự đầu cơ BĐS hiện nay là tương đối phổ biến điều này khiến làm cho bong bóng BĐS lớn và việc điều hành của Chính phủ trong lĩnh vực BĐS gặp nhiều khó khăn.

2.4. Phân tích thực trạng cấu trúc tài chính của các cơng ty BĐS niêm yết trên TTCK thành phố Hồ Chí Minh

Trong phần này luận văn đi vào phân tích thực trạng cấu trúc tài chính của 21 doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Tp.HCM trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010, gồm các doanh nghiệp: Công ty CP & ĐT XD Sao Mai (mã cổ phiếu ASM);

Công ty CP ĐTXD Bình Chánh (mã cổ phiếu BCI); Cơng ty CP ĐT & PT nhà đất COTEC (mã cổ phiếu CLG); Công ty CPĐT căn nhà Mơ Ước (mã cổ phiếu DRH); Công ty CP Đất Xanh (mã cổ phiếu DXG); Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã cổ phiếu HAG); Công ty CP PT nhà Bà Rịa Vũng Tàu (mã cổ phiếu HDC); Công ty CP tập đồn Hà Đơ (mã cổ phiếu HDG); Công ty CP ĐT & CN Tân Tạo (mã cổ phiếu ITA); Công ty CP Đầu tư và KD nhà (mã cổ phiếu ITC); Công ty CP PT Đô thị Kinh Bắc (mã cổ phiếu KBC); Công ty CP ĐT & KD nhà Khang Điền (mã cổ phiếu KDH); Công ty CP XNK Khánh Hội (mã cổ phiếu KHA); Công ty CP LICOGI 16 (mã cổ phiếu LCG); Công ty CP đầu tư Năm Bảy Bảy (mã cổ phiếu NBB); Công ty CP nhà Việt Nam (mã cổ phiếu NVN); Công ty CP PTHT & BĐS Thái Bình Dương (mã cổ phiếu PPI); Công ty CP SONADEZI (mã cổ phiếu SZL); Công ty CP PT nhà Thủ Đức (mã cổ phiếu TDH); Công ty CP VINCOM (mã cổ phiếu VIC) và Công ty CP Vạn Phát Hưng (mã cổ phiếu VPH).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khóa thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)