Đặc biệt, ở chữ “mùa em” ta lại càng chứng kiến cái tài hoa của Quang Dũng Nếu tách riêng từng chữ thì rất thường nhưng Quang Dũng đã tạo

Một phần của tài liệu 10 bài phân tích tây tiến ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 45)

Dũng. Nếu tách riêng từng chữ thì rất thường nhưng Quang Dũng đã tạo nên một sự nhập nhòa của từng nét chữ đem đến một nét nghĩa mới lạ, độc đáo. Chữ “ mùa” là chỉ thời gian ( mùa xuân, hạ, thu, đông) hay sự ấm áp của thiên nhiên đồng nội ( mùa lúa, ngô, khoai, sắn). Cịn chữ “em” gợi đến hình ảnh cơ gái trẻ miền sơn cước. Như vậy, chữ “mùa” đứng trước chữ “em” phả vào em bao nhiêu linh hồn làm cho em dậy hương thiếu nữ nồng nàn. Không chỉ trên mặt ngữ nghĩa, chữ “ em” còn làm nên một mùa thương nhớ. Đây là cách gọi đầy lãng mạn thể hiện bao trìu mến, trân trọng của người lính Tây Tiến dành cho những cơ gái miền sơn cước, một tình cảm thấm đượm tình quân dân. Sau những cuộc hành quân thật dài, họ dừng chân tại một bản làng và được bao bọc, che chở bởi chính nơi hậu phương cần họ bảo vệ bằng tình cảm nồng nàn, quý mến. Tất cả hình ảnh gợi ra trong ý thơ đã làm tương phản, đối lập với mọi chi tiết mà nhà thơ có nhắc tới ở những câu thơ trước. Thật vậy, Tây Bắc nguy hiểm, oai hùng nhưng cũng đẹp tuyệt và mộng mơ lắm! Người lính Tây Tiến dù có phải trải qua bao khói sương cực nhọc trên chặng đường hành quân nhưng rồi sau tất cả, họ vẫn lạc quan, yêu đời nhờ tinh thần thép cũng như tình cảm sâu sâu sắc, thơm thảo của người dân vùng bản. Dù cho mọi người không quen biết, thân thuộc nhưng đều chung một lịng đồn kết giúp đỡ, tương trợ nhau để hướng đến cái đích chung: mong ước về một ngày đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu 10 bài phân tích tây tiến ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w