những gian khổ tàn khốc mà người lính phải trải qua. Họ bi bởi “khơng mọc tóc”. Cái bi ấy có nghĩa là, tóc trên đầu của những người lính bây giờ đã khơng cịn mọc, mất hết. Họ muốn chủ động cạo trọc đầu nhằm thuận tiện trong sinh hoạt và chiến đấu. Hành động này dù là rất nhỏ nhưng ý nghĩa lại vô cùng lớn, giữa nơi vật chất thiếu thốn, bom đạn chiến tranh họ giữ lại tóc cũng chẳng thể giữ được vệ sinh và cũng có thể tạo cơ hội cho địch làm tổn thương ta tại một cự ly gần. Điều này được minh chứng qua lời kể của Quang Dũng trong một lần nói về “ Tây Tiến” do Vũ Văn Sỹ ghi chép “ … trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn, mình lại khơng giữ được vệ sinh vả lại có giữ cũng chẳng được nên bộ đội khơng những bi ốm mà cịn chết vì sốt rét rất nhiều.” Và cũng từ lời kể ấy, ta lại biết thêm hình ảnh “ khơng mọc tóc” cịn là do căn bệnh sốt rét hoành hành. Căn bệnh quái ác làm cho tóc họ rụng sạch. Những người lính khơng chỉ đối diện với chiến tranh, khói lửa mà cịn phải đấu tranh với căn bệnh khủng khiếp thời bấy giờ. Trần Lê Văn- một chiến sĩ trong bình đồn đã khẳng định “ Đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều”. Cái bi thương, thảm khốc hiện thực mà chiến trường, thiên nhiên Tây Bắc dành tặng cho các anh quả thực là vô cùng đáng sợ! Bên cạnh “khơng mọc tóc”, người lính của chúng ta cịn bi hơn tại ý thơ “ quân xanh màu lá”. Cứ ngỡ, “ quân xanh màu lá” là cái xanh của lá rừng, của quân phục, nhưng thực chất, cái xanh này là cái xanh của sự xanh xao, nhợt nhạt. Đó là màu da của các anh khi may mắn được căn bệnh này tìm tới. Họ ốm yếu, thiếu sức sống tại chính nơi thiếu thốn đủ cả Tây Bắc. Hình ảnh ám ảnh, hiện lên đầy đau buồn ấy lại vô cùng phổ biến trong rất nhiều bài thơ chứng tỏ đó là điều mà bất cứ người chiến sĩ kháng chiến nào cũng phải đối diện. Ở bài “ Cá nước”, Tố Hữu có viết những vần thơ thương cảm về anh vệ quốc: