C ađ ng bào a Ngàn ử
PHÂN TÍCH TÂY TIẾN – Nguyễn Huyền
“ Ngày tử thần gõ cửa nhà anh Anh sẽ có món chi làm tặng vật Trước vị khách đến thăm tơi sẽ đặt
Cái li tràn đầy cuộc sống của tôi dâng ” – Tagore
Một tác phẩm nghệ thuật sinh ra đều mang trong mình sứ mệnh cao cả nhất, đó là phản ánh hiện thực cuộc sống, hướng độc giả tới những giá trị chân- thiện – mĩ. Nhưng đó khơng phải chỉ là sự sao chép khô khan, trần trụi, cứng nhắc của thế giới hiện thực, mà qua lăng kính chủ quan của mỗi người nghệ sĩ, tác phẩm hiện lên như một bức tranh pha trộn đầy đủ sắc màu. Nếu ví nghệ thuật như một vườn hoa rộng lớn, thì chính thơ ca lại là một bơng hoa rực rỡ vươn mình lên khoe sắc cho cuộc đời. Thơ ca Việt Nam qua mỗi thời kì lại mang một dấu ấn, một vẻ đẹp riêng không thể trộn lẫn. Nhắc đến thơ ca kháng chiến, ta không thể nào quên đi hình ảnh của một thi sĩ “ Xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng, tài hoa, tinh tế với một “ Tây Tiến” tuôn trào trong nỗi nhớ. Dẫu cuộc chiến tranh có khốc liệt, có mất mát, hi sinh, nhưng dưới cái nhìn lạc quan của một người chiến sĩ làm thơ, tác phẩm như một đóa hoa thơm ngát tỏa hương giữa mảnh đất cuộc đời. “ Tây Tiến ” được xem là một kiệt tác, một nét chấm phá đặc sắc trong mảnh vườn địa đàng của thơ ca kháng chiến Việt Nam, đọng mãi dư âm trong lịng độc giả.
“Thơ ca khơng phải là thứ rượu quỳnh tương nấu lâu, cất kĩ, rót ra chén ngọc rồng mà như nước nuối thiên nhiên chảy ra trong mát nơi khe suối ”. Quang Dũng đã dựng lầu thơ của mình trên đất trần gian, cạnh bên những khói lửa, tang thương, những khó khăn khốc liệt của cuộc đời. Là một người nghệ sĩ đa tài, giàu xúc cảm, thơ ơng viết ra mang trong mình một “ hơi thở ” mới mẻ, là ngọn gió mát lành thổi qua thi đàn văn học Việt Nam. Nếu ta đã quen với hình ảnh của những người chiến sĩ chân chất, thật thà, lam lũ trong thơ của Chính Hữu : “ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tựa phương trời chẳng hẹn quen nhau ”
Những anh bộ đội Cụ Hồ xuất thân là nông dân chất phác, cần cù. Hay nụ cười hiên ngang, vượt lên nghịch cảnh, những chàng trai kiên gan, dũng cảm trong “ Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật. Họ hiện lên qua trang thơ là những con người coi thường bom đạn, dẫu cái chết có cận kề trước mặt, vẫn hiên ngang, bất khuất, anh hùng…. Có thể nói, đề tài về người lính là mảnh đất màu mỡ, mà mỗi nhà thơ chính là người nơng dân cần cù, lượm nhặt những hạt giống quý giá, gieo vào “luống cày” của mình, rồi từ đó, nở ra những bó hoa thơ tuyệt đẹp. Cũng là một nhà thơ, một ngòi bút tài hoa trong phiên chợ văn chương ồn ào, náo nhiệt, Quang Dũng đã tài tình dẫn dắt hồn người đọc đến với những vùng trời cảm xúc rất riêng. Bởi lẽ những người chiến sĩ trong bức họa muôn màu của tác giả mang một màu sắc rất mới, một vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, tràn ra khỏi bờ cõi của hiện thực khốc liệt, của chiến tranh. Đó là một hồn thơ phóng khoáng, tha thiết, dạt dào. “ Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng ”. Bài thơ Tây Tiến mang đậm những nét hào hùng, lãng mạn, là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Quang Dũng, cả trang thơ như chảy trôi trong miền nhớ, miền thương tha thiết vô bờ. Tác phẩm được viết ở Phù Lưu Chanh năm 1948, in trong tập “ Mây đầu ô ”, khởi nguồn từ niềm nhớ thương da diết về đồng đội, về mảnh đất miền Tây sâu nặng, nghĩa tình.
Thơ tiếng Hán có nghĩa là thi, theo nhà phê bình văn học Dương Thụ Đạt, “ thi là cái gốc và cái mầm mọc ở trái tim ”. Có lẽ chính nơi mảnh đất tâm hồn, nỗi nhớ đã khắc khoải, đã cuộn trào vô bờ vô bến, nên tác giả mới có thể viết nên những vẫn thơ mang cả lòng người, mang cả những suy tư, nhớ mong dạt dào, thiết tha đến thế ! Dẫu chỉ gắn bó với trung đồn Tây Tiến trong một quãng thời gian ngắn ngủi, thế nhưng đối với Quang Dũng, nó như một mảnh kí ức q giá, khơng thể xóa nhịa. Bài thơ lúc đầu được đặt tên là “ Nhớ Tây Tiến”, sau đó được đổi thành “Tây Tiến”, bởi lẽ nỗi nhớ đã nhuốm màu cả bài thơ, như dải lụa đào phủ lên bức tranh tuyệt mĩ, khơng có ngơn từ nào bao qt và diễn tả được hết nỗi lòng của thi sĩ. “ Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”, đọc tác phẩm, ta như được thả hồn mình trơi về mảnh đất miền Tây bao la,
nơi có núi rừng mênh mơng, hùng vĩ, và cịn có cả những người lính, những bức tượng đài bất tử, can trường.
Bài thơ gồm bốn phần, hòa hợp, đặc sắc, như những gam màu độc đáo tạo nên bức tranh lấp lánh ánh sáng – thứ ánh sáng diệu kì của nghệ thuật. Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ chơi vơi trên cái nền cảnh thiên nhiên Tây Bắc. Thơ ca trước hết phải bắt rễ từ cuộc đời nhưng cuộc đời trong thơ phải được chạm khắc theo một cách riêng, thơ ca phải được gọt giũa, là kết tinh của tất cả xúc cảm dạt dào, là thế giới nghệ thuật được viết nên từ cảm nhận chủ quan của người cầm bút. Tây Tiến rung động lòng người bởi những câu thơ dạt dào xúc cảm, với những hình ảnh độc đáo, lãng mạn, trong mười bốn câu thơ đầu – những câu thơ như con sóng mạnh mẽ đang ập tới, rồi từ đó đưa ta đến với biển khơi xa xăm, chơi vơi trong cõi nhớ.
Chỉ bằng một vài hình ảnh, khơng dài dịng, Quang Dũng đã tinh tế vẽ nên một Tây Tiến vô cùng chân thực hiện ra trước mắt độc giả.Trong kí ức nhà thơ, cả vùng trời, cả thiên nhiên chốn ấy như cịn nóng hổi, tươi ngun, cái nặng nhọc, vất vả cịn chưa tan hẳn, cịn rành rành trong tâm trí :
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đê hơi …
Nhớ ơi tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xơi ”
Hai câu thơ đầu là khúc dạo nhẹ nhàng của nỗi nhớ nhung, gọi về những hoài niệm của một thời xa vắng :
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi ”
Bằng tiếng gọi thân thương, gần gũi, Tây Tiến hiện lên trước mắt người đọc qua hình ảnh dịng sơng Mã chảy trơi giữa mảnh đất núi rừng hoang sơ, hùng vĩ. Đó là con sơng chảy dọc biên giới Việt Lào, dịng sông như một chứng nhân lịch sử chứng kiến hết những gian lao, khó nhọc, những kỉ niệm thân thương, và thậm chí cịn là những đớn đau, mất mát. Trong kí ức nhà thơ, tất cả đều vẹn nguyên nhưng thực tế, thời gian lạnh lùng đã đẩy nó vào trong miền kí ức, tất cả đã “ xa rồi”. Chỉ với một câu thơ, ta như thấy được cả cảnh và người, dịng sơng Mã thân thương chảy nơi chốn núi rừng xa xăm, và cả binh đoàn Tây Tiến một thời anh dũng, kiên cường. Câu thơ cùng với vần “ơi” như được ngân dài ra, tha thiết, nghe sao nghẹn ngào đến thế ! “ Khi tình cảm chọn cho mình một hình thức để bộc lộ ra ngồi, khi đó ta có thơ ”. Có lẽ vì thế mà từ “ ơi ” như đọng lại tất cả nỗi nhớ, tất cả những xúc cảm mênh mang, dạt dào. Người chiến sĩ ấy đã dốc cạn lịng mình, dốc hết thương u gửi vào từng câu chữ, một nỗi nhớ như được trải dài : “ Tây Tiến ơi ! ”
Nếu như câu đầu tiên, ta đắm mình trong dịng sơng Mã thân thương, với tiếng gọi thiết tha thì đến câu thơ thứ hai, nỗi nhớ ấy như đã vang vọng, lan tỏa khắp cả bức tranh thiên nhiên miền Tây sơn cước:
“ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi ”
Thơ là nghệ thuật sử dụng ngôn từ, mỗi câu chữ đều mang thiên chức cao cả của nó, Quang Dũng đã vơ cùng tinh tế khi sử dụng tới sáu thanh bằng, khiến câu thơ nhẹ tựa lông hồng, bay cao, bay xa trong khoảng trời hoài niệm. Từ láy “ chơi vơi ” cùng điệp từ “ nhớ ” khiến cảm xúc bây giờ khơng chỉ cịn dồn nén, bộc bạch, tâm tình, nó đã bay cao, lan tỏa trong cả khơng gian bao la của rừng núi xa xăm, nỗi nhớ chơi vơi khiến lòng người quay cuồng, xúc động, nghẹn ngào. Xuân Diệu cũng đã từng dùng nó để miêu tả nỗi nhớ trong tình yêu :
“ Sương nương treo trăng ngừng lưng trời Tương tư lòng lên chơi vơi ”
Còn đối với Quang Dũng, tác giả đã ý nhị sử dụng nó để nói một cảm xúc cao cả hơn, vượt lên cả những xúc cảm cá nhân, đó là nhớ về thiên nhiên, nhớ về con người, nhớ về một thời dĩ vãng, đã xa nhưng chẳng thể nào phai nhòa trong tâm
trí. Quả thật để tạo nên sức sống cho thơ, người nghệ sĩ phải tỉ mỉ, tinh tế trong từng câu từ :
“ Phải tốn ngàn cân quặng chữ Để thu về một chữ mà thôi
Nhưng chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hang triệu năm dài ”
Dẫu cát bụi thời gian có tàn khốc chảy trơi khơng ngừng, “ Tây Tiến ” vẫn giống một viên pha lê rực rỡ, lấp lánh ánh sáng giữa sa mạc cuộc đời. Cách sử dụng từ ngữ vô cùng khéo léo, tinh tế nhưng cũng không kém phần sáng tạo, độc đáo. Khi ý thơ đã hết nhưng trong sâu thẳm vẫn cịn động lại nỗi nhớ mênh mang, đó chính là thành cơng của người cầm bút, các vần “ ơi, chơi, vơi ” đã tạo ra một sự lan tỏa rộng khắp, khiến cảm xúc trở nên dạt dào và da diết hơn.
Bức tranh thiên nhiên mới đầu hé mở bằng địa danh sông Mã và núi rừng Tây Bắc, đó là những đặc trưng của mảnh đất này, là thứ mà tác giả nhớ đến đầu tiên khi gọi về những hoài niệm. Hai câu thơ đầu như một nốt nhạc da diết, du dương, khiến độc giả cũng đắm chìm trong miền nhớ cùng thi sĩ. Nó đã thể hiện vô cùng rõ nét cảm hứng chủ đạo của bài thơ, là nỗi nhớ vô hạn vô hồi, thiết tha của người lính Tây Tiến hướng về miền Tây, về trung đoàn với những xúc cảm dạt dào, và với những vẻ đẹp hào hùng, bi tráng, không thể nào quên.
“ Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm”. Mười hai câu thơ tiếp theo chính là tình cảm, những hồi ức của Quang Dũng khi nhớ tới những chặng đường hành quân gian khó, đầy ắp kỉ niệm. Một bức tranh thiên nhiên miền Tây khơng hào nhống, rực rỡ mà gian nan tận cùng, ở đó là sự heo hút, hiểm trở nhưng qua ngòi bút tài hoa, lãng mạn của tác giả, miền Tây sơn cước hiện ra độc đáo, với rất nhiều kì thú:
“ Sài Khao sương lấp đồn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi ”
Thật độc đáo khi Quang Dũng đã lựa chọn hình ảnh màn sương giăng kín cả vùng trời để vẽ nên bức tranh phong cảnh hoang sơ và bí hiểm. Màn sương ấy không nhẹ nhàng như “ Sang thu ” của Hữu Thỉnh :
“ Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”
Cũng không “ bàng bạc” như trong thơ Chế Lan Viên : “ Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ ”. Sương trong thơ của Quang Dũng là sương “ lấp”, sương bao trùm cả núi rừng, cả cỏ cây, cả vạn vật, và ở đó hình ảnh con người như bị che lấp đi, hiện lên vẻ mệt mỏi , cô đơn. Tinh tế và khéo léo trong cả cách lựa chọn từ ngữ, chỉ có như thế chúng ta mới có thể cảm nhận được những vất vả, gian lao của người lính, họ mệt mỏi trong cái lạnh giá của núi rừng. Từ “ lấp ” giống như một điểm nhấn cho toàn bộ câu thơ, khắc họa rõ nét những khó khăn trên chặng đường hành quân vất vả, tái hiện một cách chân thực nhất “những sự thực ở đời ” - đó cũng chính là khả năng tuyệt vời của thơ ca. Giữa màn sương lấp đầy các lối, ta bắt gặp hình ảnh những con người nhỏ bé, như ẩn hiện trong bức tranh thiên nhiên. Đó là một “ đồn qn mỏi ”, nhưng tuyệt nhiên ở đó khơng có sự bỏ cuộc, khơng có sự thở than cho số phận của mình. Họ vẫn sáng ngời niềm tin, những niềm tin mãnh liệt, kiên cường.
Câu thơ trên là bức tranh hiện thực gian khổ, khó khăn thì ở câu thơ tiếp theo, Quang Dũng đã dùng ngòi bút tài hoa, lãng mạn của mình để viết nên một hình ảnh thơ vơ cùng đặc biệt:
“ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
“ Một câu thơ hay là một câu thơ có nhiều sức gợi ”. Hoa về ở đây phải chăng là những ngọn đuốc soi sáng chặng đường hành quân gian nan, khốn khó của những người chiến sĩ, họ lấp lánh trong đêm đen tĩnh mịch? Hay là những hương hoa thơm ngào ngạt mùi của núi rừng, kí gửi chút thương u gửi vào trong gió? Hoặc cũng có thể là nụ cười của những cơ gái miền Tây xinh đẹp, dịu dàng?... Dẫu hiểu theo nghĩa nào thì hình ảnh “ hoa về trong đêm hơi” cũng gợi nên biết bao suy ngẫm, bao vẻ đẹp ngọt ngào, lãng mạn, như điểm sáng trong bức tranh khói lửa mịt mờ. Có mấy ai trong hiện thực khốc liệt vẫn có thể viết nên những vần thơ nhẹ nhàng, lãng mạn đến thế? Một người chiến sĩ làm thơ, nhưng thơ ông
không gân guốc, mà phảng phất dư vị của những nét đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, đó là một hồn thơ vượt lên cả trên những khó khăn, gian khổ bằng tài năng của mình. Người chiến sĩ cụ Hồ đứng giữa màn sương lấp hết lối đi, cái lạnh lẽo của không gian núi rừng mênh mông, rợn ngợp, nhưng họ không bỏ cuộc, vẫn dùng cả lịng mình để tận hưởng, để tìm thấy những vẻ đẹp tuyệt vời nhất.
Tây Tiến in dấu trong tâm hồn bạn đọc không chỉ với những ý thơ, câu chữ, mà cịn là tính nhạc hào hùng, bi tráng. Tái hiện lại cảnh núi rừng, thiên nhiên hiểm trở qua ba câu thơ nhưng không gợi lên chút sợ hãi, mà càng làm bừng lên ý chí kiên gan của những người chiến sĩ Hà Nội can đảm, kiên cường :
“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Thiên nhiên thật lắm khó khăn, những dãy núi cứ nối đi nhau, bất tận, trùng điệp. Các thanh trắc được sử dụng như nhằm tạo ra cho người đọc một cảm giác trắc trở, gập ghềnh, một địa thế gồ ghề, hiểm trở. Với cách sử dụng từ láy tinh tế : “ khúc khuỷu” , “ thăm thẳm”, câu thơ ngắt nhịp 4/3 như bị bẻ gập tạo ra thế núi hoang dã, những con dốc cứ liên tiếp nhau khơng dừng lại. Người lính phải vượt qua tất cả, có mỏi mệt nhưng ý chí vẫn cao hơn núi non trập trùng, vẫn tràn ngập niềm tin, hăng hái và không bao giờ bỏ cuộc. Cả thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên thật khó khăn, như chực chờ quật ngã những anh Vệ quốc quân kiên cường. Nhưng trái lại, những người chiến sĩ ấy lại đối mặt với thử thách bằng tâm thế vững vàng nhất, quyết chí, bền gan. Ý chí anh cao hơn cả dốc, lịng tin anh vượt lên cả màn sương, vì một lịng hướng về đất nước, về cách mạng chắc chắn sẽ thành cơng.
Điểm vào những câu thơ khó nhọc là một hình ảnh vơ cùng thú vị và độc đáo :
“ Heo hút còn mây súng ngửi trời ”
Tác giả sử dụng từ “ cồn mây” chứ không phải áng mây hay chòm mây, sự mạnh mẽ, sâu sắc thể hiện qua từng hình ảnh. Đó là từ chính xác nhất để miêu tả thiên