Chấm điểm và đánh giá năng lực cạnh tranh của Techcombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank giai đoạn 2012 2020 (Trang 71)

Bảng 2 .6 –Tình hình đào tạo cho CBNV Techcombank năm 2010

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Techcombank

2.3.1. Chấm điểm và đánh giá năng lực cạnh tranh của Techcombank

Chi tiết theo Phụ lục số số 7 đính kèm. Kết quả đánh giá, Techcombank xếp hạng B – có năng lực cạnh tranh trung bình.

2.3.2. Những mặt thành cơng và hạn chế trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của Techcombank.

Trong chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, Techcombank đã từng bước cải cách tồn diện ngân hàng về mặt quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro trong phát triển sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là đầu tư về cơng nghệ. Có thể đánh giá những hiệu quả và hạn chế của các biện pháp mà Techcombank đã thực hiện như sau:

2.3.2.1. Những thành cơng đãđạt được.

2.3.2.1.1. Thể chế, quy trình, quản trị rủi ro, tuyển dụng ngày càng hợp lý, hiệu quả.

Thể chế được phân cấp cụ thể, từ Hội đồng đến các phòng/ ban trực thuộc và phân quyền minh bạch. Mỗi cá nhân, tập thể đều đ ược giao quyền nhất định, phù hợp với lĩnh vực tham gia và đi kèm đó là những trách nhiệm công việc đảm đương.

Rủiro trong hoạt động ngân hàng là không thể tránh khỏi và do đó để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu thì năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng phải tốt. Với quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Teccombank như vậy về tầm quan trọng của công tác quản trị rủ i ro, năm 2009 Techcombank đã hoàn tất việc tách khối Tín dụng và Quản trị rủi ro đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác này, đặc biệt là phát triển trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, vốn ln được xác định là rủi ro chính cần được kiểm sốtchặt chẽ của Techcombank. Việc phân chia tách bạch giữa 2 bộ phận kinh doanh (Front office) và bộ phận hổ trợ kinh doanh (Back Office) thể hiện tính chuyên nghiệp và hạn chế được rất nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hiện tại Techcombank đang có 2 trung tâm phê duyệt tín dụng là Miền Bắc và Miền Nam nhằm để phê duyệt toàn bộ những hồ sơ mà các đơn vị kinh doanh chuyển lên. Tồn bộ q trình nàyđều thực hiện qua email, điện thoại, fax nhằm hạn chế tối đa chi phí v à năng cao năng suất. Quá trình nàyđều do các đầu mối thực hiện và có sự quản lý giám sát chặt chẽ về mặt thời gian cho từng công đoạn để tránh những hành viứng xử nội bộ không đúng.

Công tác tuyển dụng nhân sự thường niên của Techcombank được thực hiện theo kế hoạch và quy trình nghiêm ngặt. Mọi thông tin tuyển dụng đều được đăng tải công khai, tiêu chí tuyển dụng cũng hết sức nghiêm ngặt nhằm tuyển chọn được cán bộ nhân viên có năng lực và phù hợp với u câu cơng việc tại Techcombank. Có thể nói, Techcombank là một trong những ngân hàngđi đầu trong việc áp dụng chứng chỉ TOEIC nh ư một phần điều kiện bắt buộc cho việc tuyển dụng.

Việc sử dụng nhân sự cũng được Techcombank thực hiện hết sức linh hoạt và hiệu quả thông qua hệ thống đánh giá nhân sự được thực hàng hàng, hàng quý, bao gồm cảchi tiêu cho các cá nhân và tập thể. Mỗi cán bộ nhân viên đều có chỉ tiêu cá nhân thể hiện bằng các kết quả công việc rõ ràng. Hoạt động luân chuyên cán bộ cũng được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo khai thác tối đa khả năng của mỗi cán bộ nhân viên. Mỗi đơn vị đều được quy định định biên nhân sự và chi phí hoạt động để đảm bảo nguồn nhân lực khơng bị lãng phí và khai thác tối đa năng suất lao động của cán bộ nhân viên.

2.3.2.1.2. Thương hiệu ngày càng có uy tín.

Techcombank là một trong những ngân hàng cổ phần lớn và phát triển mạnh nhất ở Việt Nam nổi lên trong những năm gần đây với nhiều dịch vụ cho vay tiêu dùng dành cho giới trẻ hay những người có phong cách tiêu dùng hiện đại. Thương hiệu Techcombank được biết đến nhờ sự năng động và chun nghiệp trong chính sách chăm sóc khách hàng và liên t ục cải tiến phát triển sản phẩm, dịch vụ.

Trong năm 2010, các hoạt động định vị, thúc đẩy thương hiệu và các hoạt động khác liên quan thương hiệu của Techcombank được thúc đẩy mạnh mẽ. Thông tin về các sự kiện, chương trình, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng… liên tục được cập nhật đến khách hàng của Techcombank nói riêng, cơng chúng nói chung trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như báo giấy, báo hình, báo tiếng, báo điện tử… Thương hiệu của Techcombank đãđến được đơng đảo khán giả thơng qua các ch ương trình “Bản tin tài chính”, “Gõ cửa ngày mới”, “Sao mai điểm hẹn”, “Khoảng khắc vàng”, “Gia đình online”… các chương trình cứu trợ đồng bào bị nạn hay trên các chương trình quảng cáo trên xe bus, bảng LED…

Lựa chọn cho mình một đối tác chiến lược nước ngồi uy tín và xứng tầm để nâng cao uy tín thương hiệu cũng là hướng đi mà Techcombank đang theo để hội nhập và đứng vững trên thị trường. Đầu năm 2008, Techcombank đã hoàn tất việc bán thêm 5% vốn điều lệ cho HSBC, nâng tổng số vốn mà đơn vị này sở hữu tại Techcombank lên 20%. Ngoài ra, một hoạt động khác mà Techcombank áp dụng là liên kết với các thương hiệu mạnh trong và ngồi nước như Tập đồn Bưu chính Viễn Thơng, Tập đồn Nokia, VietnamAirlines… trong các chương trình khuyến mãiđể tăng uy tín và niềm tin từ khách hàng.

Ngồi hoạt động kinh doanh và định vị thương hiệu một cách hiệu quả thông các chương trình hành động kể trên, Techcombank ln đánh dấu sự nổi bậc của mình thơng qua các chương trình vì cộng đồng xã hội với tư cách là nhà tài trợ độc quyền, tài trợ vàng cho các chương trình như “Microsoft office Word Champion 2010” ph ối hợp với Bộ giáo dục tổ chức diễn ra trên 100 trường đại học trong cả nước; Hay cuộc thi “ Piano quốc tế lần thứ nhất Hà Nội 2010”. Ngồi ra Techcombank cịn tham gia ủng hộ từ thiện mang tính nhân văn sâu sắc, chia sẽ những khó khăn do bảo lụt, ủng hộ quỹ chất độc màu da cam, trao quà cho các bệnh nhân nghèo… và có rất nhiều chương trình đánh dấu tên tuổi Techcombank nhằm góp phần tạo dựng một hìnhảnh ngân hàng uy tín, than thiện, tin cậy đồng thời chia sẽ thành cơng với cộng đồng.

2.3.2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ tín dụng, ngoại hối, tiền tệ và thanh toán quốc tế cạnh tranh.

Trong các năm qua, Techcombank liên t ục chứng minh vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng với ưu thế về nhóm sản phẩm đa dạng, tiện ích và trọn gói nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp, cá nhân.

Các sản phẩm tín dụng với những điều kiện cho vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng; các sản phẩm ngoại hối đa dạng với các cơng cụ phịng ngừa rui ro cho khách hàng; các sản phẩm thanh tốn quốc tế có chất l ượng cao, tỷ lệ đạt chuẩn trên 99.99% và được các định chế tài chính quốc tế lớn như: Citibank, HSBC, ANZ… trao gi ải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc trong 5 năm liên tiếp.

Bên canh việc hoàn thiện quy trình, ban hành những hướng dẫn triển khai sản phẩm cho từng nhóm khách hàng, lĩnh vực…để nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ, Techcombank còn phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng trong từng lĩnh vực như: internetbanking, cổng thanh toán điện tử F@stpay, dịch vụ quản lý tiền của nh à đầu tư F@st S-bank, thẻ thanh tốn Visa Debit, thẻ tín dụng… Mục tiêu đến hết năm 2012, Techcombank sẽ có danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng nhất, tiên tiến nhất trên thị trường ngân hàng Việt Nam.

Ngồi việc liên tục cải tiến quy trình cung cấp sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, Techcombank cũng đã triển khai rất nhiều chương trình chăm sóc khách hàng, khuyến mại tặng quà có ý nghĩa tới khách hàng: “Gửi Techcombank, trúng mercedes”, “Tiết kiệm siêu giải thưởng”…

2.3.2.1.4. Công nghệ tiên tiến hỗ trợ phát triển và cung cấp sản phẩm và quảntrị rủi ro.

Techcombank thực hiện dự án hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng từ cuối năm 2003 với việc triển khai phần mềm ngân hàng lõi tiên tiến nhất bấy giờ tên là Globus (của hãng Temenos, Thụy Sĩ) và là một trong những ngân hàng đầu tiên cập nhật lên phiên bản mới nhất T24.R5 từ cuối năm 2005; đầu năm 2010, Techcombank đã đưa vào sử dụng phiên bản mới nhất T24R06, tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng sử dụng phiên bản T24 mới nhất tại Việt Nam. Trên cơ sở phần mềm hiện đại này, Techcombank đã có những sáng tạo, cải tiến đột phá về mặt đa dạng hóa sản phẩm, quản trị dữ liệu khách hàng, quản trị rủi ro, phát triển thị trường…

Với mong muốn là một những ngân hàng tiên phong tại Việt Nam trong ứng dụng các công nghệ hiện đại vào phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng, thân thiện, hướng tới khách hàng, năm 2007 Techcombank đã hợp tác với Wincor Nixdorf & MITEC (Paderborn. CHLB) Đức) triển khai thành công máy gửi tiền tự động (ADM). Cũng trong năm

này, Techcombank được Financial Insights, một chi nhánh của công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới IDC trực thuộc tập đoàn IDG (tập đoàn hàng đầu thế giới hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông), trao tặng giải th ưởng về ứng dụng công nghệ tiên tiến trong giải pháp phát triển thị trường. Đây là lần đầu tiên, một ngân hàng của Việt Nam được nhận giải thưởng này. Để nhận được giải thưởng này, Techcombank đã vượt qua gần 70 ứng cử viên là các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn trong khu vực châu Á được Financial Insights lựa chọn là ứng cử viên cho giải thưởng.

2.3.2.1.5. Mạng lưới, thị phần, và uy tín tương đối tốt ởMiền Bắc và Trung Nam Bộ.

Tại địa bàn các tỉnh miền bắc và trung nam bộ, Techcombank có khoảng trên 100 chi nhánh và các điểm giao dịch hiện diện, chiếm khoảng 2/3 tổng số các chi nhánh v à điểm giao dịch của Techcombank. Đây là các địa bàn Techcombank đã có mặt từ lâu và gây dựng được uy tín với đơng đảo dân cư và thu hút một lượng khách hàng truyền thống đông đảo.

Theo đánh giá, nếu chỉ tính trong hệ thống các ngân hàng cổ phần thì Techcombank hiện có thị phần lớn thứ ba tại thị tr ường Việt Nam và đứng thứ nhất tại thị trường miền bắc, miền trung nam bộ. Hiện tại các năm gần đây Techcombank đang “nam tiến” nhằm đẩymạnh hoạt động kinh doanh cũng như đẩy mạnh mạng lưới vào miền nam nhất là TP.HCM và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Độ nhận biết thương hiệu của Techcombank tại các vùng mới này gần đây được nâng cao lên rất rõ nét

2.3.2.1.6. Tài chính lành mạnh, ổn định, hiệu quả kinh doanh cao.

Trong gần 3 năm qua, các chỉ số tài chính của Techcombank có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hầu hết các chỉ số tài chính về huy động vốn, tín dụng, doanh thu thuần, lợi nhuận… đều có sự tăng trưởng vượt bậc.

Hiệu quả hoạt động cũng rất tốt, thể hiện qua các chỉ số ROA, ROE… tăng tr ưởng mạnh trong 3 năm qua. Các kết quả này làm cho khách hàng và cổ đông ngày càng tin tưởng vào Techcombank.

2.3.2.1.7. Cán bộ nhân viên trẻ, năng động, đào tạo bài bản, tinh thông ngoại ngữ.

Techcombank hiện có khoảng gần 8.000 người; trong đó có khoảng 10% (khoảng 700 người) là quản lý các cấp (sơ, trung và cao cấp). Đa số cán bộ nhân viên của Techcombank được đào tạo bài bản, tinh thông ngoại ngữ. Tuổi trung bình của họ chỉ khoảng 28, rất nhiều cán bộ sơcấp chỉ khoảng 25-26 tuổi mới ra trường được vài năm. Đặc điểm đầu tiên của đội ngũ quản lý trẻ này là sự nhiệt tình và kháđồng đều; họ tạo ra một môi trường ở Techcombank là môi trường được học hỏi, năng động và công hiến

Thành công hiện tại của Techcombank có được là do xây dựng được nên một hệ thống tốt. Màở đó, những người có trìnhđộ bình thường hoặc khá nhưng khi được làm việc trong tổ chức thì họ lại có thể cùng nhau tạo ra những kết quả nổi trội. Điều này cũng thể hiện qua phương thức quản lý của Techcombank: đánh giá theo “Team work”, có tr ọng thưởng cá nhân nhưng trọng thưởng chủ yếu căn cứ vào kết quả của cả tập thể. Bất kỳ một cá nhân nào trong nhóm mà làm hỏng thì cá nhóm phải gánh chịu, điều này khiến tất cả mọi thành viên phải liên kết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt được kết quả và tạo ra những giá trị lớn lao cho tổ chức nhờ tinh thần đồng đội.

2.3.2.2. Những mặt cịn hạn chế.

2.3.2.2.1. Vị thế yếu tại TP. Hồ Chí Minh- là thị trường lớn nhất của cả nước.

Như đã trình bàyở trên, thị trường của Techcombank hiện vẫn chủ yếu tập trung nhiều ở miền bắc, trong khi thị trường phía nam nhất là thị trường TP Hồ Chí Minh lớn gấp 2-3 lần miền bắc mới chỉ có khoảng 80 chi nhánh v à các điểm giao dịch.

Như vậy so với các đơn vị trên thì mạng lưới của Techcombank tại miền nam còn tương đối mỏng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút tiền gửi dân c ư/các tổ chức kinh tế và khả năng mở rộng hoạt động tín dụng.

2.3.2.2.2. Cán bộ dàn mỏng, đa số nhân viên còn thiếu kinhnghiệm. Thiếu cán bộ để

đáp ứng tốc độ phát triển mạng lưới.

Cán bộ nhân viên trẻ, năng động, đào tạo bài bản, tinh thơng ngoại ngữ nhưng do tuổi đời cịn trẻ nên đội ngũ nhân sự này không tránh khỏi việc thiếu kinh nghiệm chuyên môn lẫn thực tế. Dàn lãnhđạo trẻ tuy có đồng đều nhưng Techcombank chưa có những nhà lãnh đạo xuất chúng, kiểu như một người quá nổi bật, có thể làm nên tất cả. Việc phát triển mạng lưới. Việc mở rộng mạng lưới với tốc độ nhanh như thời gian qua với tốc độ từ 40-50 chi nhánh/điểmgiao dịch một năm đã làm cho Techcombank thiếu cán bộ có chất lượng để đáp ứng tốc độ phát triển của mạng lưới, điều này thể hiện ở việc có rất nhiều cán bộ s ơ cấp chỉ khoảng 26-27 tuổi mới ra trường được vài năm.

Sự phát triển nhanh chóng trong ngành ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng đã dẫn đến một thực tế nhân sự có kinh nghiệm thực thụ và chun mơn sâu rất thiếu. Thay Vào đó là rất nhiều nhân viên cịn trẻ tuy rất năng động và có tính cầu tiến nhưng vẫn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc xữ lý chun mơn. Ngồi ra việc áp dụng mơ hình kinh doanh mới tính lương và thưởng theo năng suất kinh doanh đã làm cho việc luân chuyển nhân viên ra

vào ngân hàng rất lớn-> đây là một thách thức cực kỳ lớn đối với lãnhđạo Techcombank nếu như vừa muốn phát triển nhanh và vừa có lực lượng nhân viên có trìnhđộ để kế thừa cho sự phát triển nhanh và bền vững trong các năm tiếp theo

2.3.2.2.3. Công tác điều hành, quản trị còn khá xa chuẩn mực ngân hàng quốc tế hiện đại.

Mặc dù đã nhận được tư vấn sâu rộng từ đối tác chiến lược là HSBC và đã tiêu tốn rất nhiều tiền để thuê nhà tư vấn chiến lược hàng đầu McKensey nhưng hoạt động quản trị, điều hành hiện nay của Techcombank mới chỉ là sự khởi đầu tiếp cận với mơ hình quản lý tiên tiên trên thế giới, chủ yếu vẫn chỉ đáp ứng các chuẩn mực của Việt Nam m à chưa đáp ứng được các chuẩn mực ngân hàng quốc tế hiện đại đang được các định chế tài chính như: Citibank, ANZ, HSBC, Barclaybank, UBS, … áp d ụng. Các chuẩn mực đó bao gồm nh ư: Chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống các nguyên tắc hạch tốn kế tốn, trình bày báo cáo tài chính, các quy định về kế toán được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới do IASB ban hành và thường xuyên nghiên cứu cập nhật sửa đổi, bổ sung; các chuẩn mực quản lý quốc tế…

2.3.2.2.4. Vốn điều lệ còn yếu về uy tín so với các đối thủ hàng đầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank giai đoạn 2012 2020 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)