Bảng 2 .6 –Tình hình đào tạo cho CBNV Techcombank năm 2010
5. Kết cấu của luận văn
1.2. Năng lực cạnh tranh của NHTM
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan
Bên cạnh mơi trường vi mơ thì mơi trường vĩ mơ cũng có những tác động tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, nói đến mơi trường vĩ mô nghĩa là bao gồm những môi trường cơ bản như: môi trường kinh tế, mơi trường văn hố –xã hội, mơi trường tự nhiên, mơi trường chính phủ, phápluật và chính trị.
1.2.3.2.1. Mơi trường kinh tế:
Mơi trường kinh tế có ý nghĩa đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nếu coi hệ thống ngân hàng như là một hệ tuần hoàn trong một cơ thể sống là nền kinh tế thì hệ tuần hồn đó có
hoạt động tốt hay khơng, có đủ máu để lưu thông và chất lượng máu cũng như hệ thống mao mạch có tốt hay khơng lại phụ thuộc v ào cơ thể sống đó. Cụ thể, bất kể một ngân hàng nào cũng thưòng quan tâm tới một số chỉ tiêu như: tốc độ phát triển của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoáivà tỷ lệ lạm phát. Một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao sẽ tạo c ơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động ngân hàng và ngược lại. Còn mức lãi suất sẽ quyết định tới mức cầu cho doanh nghiệp, nên các ngân hàng thường đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn với doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, có thể đem lại cho ngân hàng một vận hội kinh doanh tốt hoặc cũng có thể l à nguy cơ phá sản. Tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng thông qua việc ảnh hưởng tới sự nhiệt tình của các nhà đầu tư đối với các dự án. Nghiên cứu các chỉ tiêu của môi trường kinh tế cũng như chiều hướng phát triển của toàn bộ nền kinh tế là cơ sở quan trọng để các nhà chiến lược ngân hàng hoạch định về chiến lược đầu tư, đổi mới của mình.
1.2.3.2.2. Mơi trường văn hoá –xã hội:
Một số yếu tố về văn hoá – xã hội có thể ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, cụ thể nó ảnh hưởng thơng qua việc tác động tới nhu cầu và nguồn nhân lực.
Những đặc điểm xã hội ảnh hưởng tới nhu cầu đối với các dịch vụ ngân h àng đó là: lịng tin của dân chúng đối với các ngân hàng, thói quen tiêu tiền và tiết kiệm của người dân, trìnhđộ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng, mức thu nhập của người dân…
Có thể nói ngân hàng là ngành kinh doanh “lịng tin”. Ngân hàng là ng ười giữ tiền cho người dân cũng như các doanh nghiệp, ngân hàng chính là người giữ hầu bao của nền kinh tế. Nếu ngân hàng không tạo được niềm tin trong dân chúng thì chắc chắn hoạt độngngân hàng sẽ khơng thể tồn tại. Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là tập quán sử dụng tiền tệ. Nếu người dân có thói quen sử dụng tiền mặt nhiều thì rõ ràng ngân hàng sẽ bị hạn chế trong kinh doanh. Mức tiết kiệm của người dân càng cao càng ảnh hưởng đến nguồn cung ứng tín dụng cho các ngân hàng. Trình độ dân trí cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng là một loại dịch vụ cao cấp, không phải ai cũng tự tin để giao dịch với ngân hàng. Trình độ dân trí càng cao thì khả năng phổ biến các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng thuận lợi, dễ dàng và có cơ hội để đổi mới của ngân hàng cũng sẽ cao hơn. Mức thu nhập của người dân sẽ là yếu tố quyết định tới nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng, thu nhập có cao thì người dân mới có khả năng tiếp cận cũng như là có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng và ngược lại.
Bên cạnh đó, một số đặc điểm văn hố –xã hội ảnh hưởng tới nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng như: quan điểm về doanh nhân và kinh doanh, quan điểm về sự giàu có, quan điểm về thăng tiến, quan điểm về đạo đức nghề nghiệp, quan điểm về học tập và tự đào tạo, quan điểm về sự gắn bó với nghề nghiệp, quan điểm về rủi ro và thất bại…
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp. Một đất nước phải coi trọng doanh nghiệp và doanh nhân thì các doanh nghiệp nước đó mới có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn là một ngành dịch vụ đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trìnhđộ nhất định, sựthành cơng của ngân hàng địi hỏi phải có những cá nhân xuất sắc, có tham vọng kinh doanh, làm giàu và thăng tiến. Nếu một đất nước mà người dân coi trọng những giá trị trên thì những người có những phẩm chất đó sẽ có điều kiện phát triển và ngân hàng có nhiều cơ hội để tuyển chọn được nguồn nhân lực có nhiều phẩm chất đối với sự phát triển của mình. Ngân hàng đồng thời cũng là ngành chịu nhiều rủi ro nhất, vì thế những nhân viên ngân hàng phải là những người có khả năng phát hiện và đánh giá được rủi ro, dám chấp nhận rủi ro, đồng thời là người có sự thận trọng cần thiết, tôn trọng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp. Coi trọng đạo đức cũng là một phẩm chất quan trọng đối với các nhân viên ngân hàng. Việc coi trọng đạo đức là cơ sở để ngân hàng giữ chữ tín đối với khách hàng, là chỗ dựa cho niềm tin của công chúng đối với ngân hàng. Một xã hội coi trọng đạo đức cũng là một điều kiện thuận lợi đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Do sự đòi hỏi về mức độ tích luỹ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nên tập quán về sự gắn bó với nghề nghiệp cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu người dân ở một nước có thói quen ít thay đổi chỗ làm việc và thường gắn bó với một doanh nghiệp nào đó trong một thời gian dài thì các ngân hàng nước đó sẽ có lợi thế trong việc duy trì và liên tục nâng cao trìnhđộ đội ngũ nhân viên của mình, trên cơ sở đó để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Rất nhiều mảng hoạt động của ngân h àng đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao và kinh nghiệm tích luỹ liên tục. Ngân hàng cũng là một ngành có tốc độ đổi mới và cải tiến rất cao, vì vậy khả năng tự học, tự đào tạo của các nhân viên sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Một xã hội coi trọng việc học tập, rèn luyện cũng là một lợi thế đối với ngành ngân hàng của nước đó.
1.2.3.2.3. Mơi trường tự nhiên:
Mơi trường tự nhiên bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng tới ngân hàng như: mơi trường khí hậu, sinh thái, tổng dân số, tỷ lệ phát triển dân số, xu thế thay đổi về nhân khẩu học hay vị trí địa lý mà ngân hàng có trụ sở hay chi nhánh…
Mơi trường khí hậu ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của các cá nhân, tổ chức –khách hàng của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chính hoạt động của ngân hàng.
Mơi trườngdân số cũng là một yếu tố rất đáng quan tâm, các thông tin về tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số, cấu trúc dân cư… sẽ giúp ngân hàng có thể dự đốn về thị trường hiện tại cũng như tương lai của ngân hàng. Căn cứ vào những thông tin trên, ngân hàng xác định được đoạn thị trường mục tiêu của mìnhđể có những chiến lược, chính sách cụ thể cho phù hợp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân h àng đó.
Vị trí của các ngân hàng cũng rất quan trọng, vì một trong những đặc tính của ngành dịch vụ là sản phẩm dịch vụ khơng nhìn thấy, chất lượng sản phẩm dịch vụ đó như thế nào tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Cái mà khách hàng nhìn thấy đầu tiên đó là cơ sở hạ tầng của ngân hàng, và vị trí địa lý của nó là một yếu tố mà nhiều khách hàng quan tâm. Một ngân hàng đóng tại vị trítrung tâm rõ ràng sẽ được nhiều khách hàng biết đến và chiếm được cảm tình banđầu của họ. Đây chính là một lợi thế mà các ngân hàng phải khai thác.
1.2.3.2.4. Mơi trường chính phủ, pháp luật và chính trị:
Chính phủ có vai trò quan trọng đối với bất kì một ngành nào, đặc biệt đối với ngành ngân hàng– người thủ quỹ của tồn nền kinh tế.
Chính phủ tác động đến sự phát triển của ngân h àng trước hết với vai trò của người quản lý, giám sát của toàn hệ thống thơng qua vai trị của Ngân hàng Trung ương. Sự hoạt động an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế ở một quốc gia. Do mối liên kết rất chặt chẽ của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại, sự đổ vỡ của một ngân hàng thưòng gây ra những hậu quả rất to lớn và có khả năng gây ra hiệu ứng lan truyền lên toàn bộ hệ thống. Hơn nữa ngành ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tất cả các ngành khác trong nền kinh tế, sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng sẽ gây khó khăn cho tất cả các ngành đó. Vì thế, hoạt động của các ngân hàng thương mại phải chịu sự quản lý và giám sát hết sức chặt chẽ của các cơ quan nhà nước nói chung và của ngân hàng trung ương nói riêng.
Ngồi chức năng của một người quản lý, giám sát các hoạt động của hệ thống ngân hàng, chính phủ cịn là chủ sở hữu, là con nợ và chủ nợ lớn, thậm chí lớn nhất của các ngân hàng thương mại. Chính phủ cũng đồng thời là người hoạch định đường lối phát triển chung của toàn ngành và điều phối nỗ lực chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như tồn bộ nền kinh tế. Chính phủ có thể có những chính sách tác động đến cung cầu, đến ổn định kinh tế vĩ mô, đến các điều kiện nhân tố sản xuất, các ngành liên quan và phụ trợ của ngành ngân hàng
để tạo thuận lợi hay kìm hãm sự phát triển của ngành ngân hàng. Đánh giá vai trị của chính phủ trong việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ở một nước vì vậy rất cần thiết.
Vai trị của Chính phủ thể hiện nhưng khơng giới hạn ở những nội dung: sự đầy đủ, tính đồng bộ và hiệu lực thi hành của các quy định pháp luật, các chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng, năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân h àng thương mại, vai trị của Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu, con nợ, chủ nợ của các ngân h àng thương mại, hiệu quả của các chính sách, các biện pháp ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực liên quan…
1.2.3.2.5. Yếu tố khách hàng
Con người là trọng tâm của mọi vấn đề, trong lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố khách hàng được đăt lên hàng đầu. Việc có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng và nhu cầu vô tận của con người sẽ tạo cho ngân hàng có nhiêu cơ hội để tạo ra những sản phẩm mới, những ứng dụng mới để đáp ứng nhu cầu vô tận của con ng ười
1.2.3.2.6. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố tác động đến cạnh tranh của một ngân hàng. Trong nền kinh tế càng có nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh càng gay gắt hơn. Hơn nửa ngân hàng không chỉ trạnh tranh với các ngân hàng bạn mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác để chiếm lĩnh càng nhiều thị phần càng tốt.
1.2.3.2.7. Mơi trường cơng nghệ
Cơng nghệ đóng vai trò rất lớn gần như mọi ngành nghề khác nhau. Với lĩnh vực ngân hàng thì càngđóng vai trị quan trọng rất nhiều vìđa phần các sản phẩm ngân hàng đều tích lũy giá trị cơng nghệ rất nhiều trong đó. Hơn nửa nhờ có cơng nghệ nên mới rút ngắn được thời gian cũng như chi phí để xử lý các nghiệp vụ phức tạp từ đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của mổi ngân hŕng
1.2.3.2.8. Mơi trường tồn cầu
Trong xu thế hòa nhập nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng và cũng là một xu thế bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Hệ thống ngân h àng là sương sống tài chính quan trọng của nên kinh tế và là lĩnh vực bị tác động đầu tiên. Việc tận dụng những yếu tố tích cực của thế giới và trong xu thế phát triển chung của ngành sẽ tạo ra nhiều cơ hội để ngân hàng trong nước tự bảo vệ mình và có thể phát triển vững mạnh
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của các ngân hàng thương mại cũng như các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của một ngân h àng thương mại của
một nước như trình bàyở trên đã thể hiện tương đối toàn diện năng lực cạnh tranh hiện tại cũng như khả năng duy trì và phát triển trong tương lai của các ngân hàng thương mại.