Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank giai đoạn 2012 2020 (Trang 25 - 28)

Bảng 2 .6 –Tình hình đào tạo cho CBNV Techcombank năm 2010

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Năng lực cạnh tranh của NHTM

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

Đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại, vấn đề đầu tiên thường được quan tâm là tiềm lực tài chính của ngân hàng đó. Tiềm lực tài chính được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau,ở đây chỉ đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản nhất, đó là: Quy mơ nguồn vốn, mức độ an tồn vốn và khả năng huy động vốn, chất lượng tài sản, mức sinh lợi…

1.2.2.2.1. Quy mô nguồn vốn.

Quy mô nguồn vốn của một ngân hàng thương mại thể hiện trước hết ở quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô vốn chủ sở hữu nh ư là tấm đệm đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như những rủi ro của môi trường kinh doanh. Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng chống đỡ cao hơn đối với những “cú sốc” của môi trường kinh doanh. Điều này ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện mơi trường kinh doanh có những biến động khôn l ường, khi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ng ày càng gia tăng trong điều kiện hội nhập như hiện nay, những rủi ro bất ngờ ln tiềm ẩn. Vốn chủ sở hữu cịnảnh hưởng tới khả năng đầu tư vào công nghệ ngân hàng vì ngân hàng chỉ có thể sử dụng vốn chủ sở hữu đầu t ư vào cơng nghệ. Vì vậy, quy mơ vốn chủ sở hữu nhỏ sẽ là một bất lợi. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Theo quy định của Basel, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio– CAR) đạt tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro.

CAR = Vố chủ sở hữu

Tổng tài sản điều chỉnh"Có" rủi ro

1.2.2.2.2. Chất lượng tài sản có và mức sinh lời.

Chất lượng tài sản: phản ánh “sức khoẻ” của một ngân hàng. Chất lượng tài sản được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: tỷlệ nợ xấu trên tổng tài sản, mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung v à đa dạng hố của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn.

Mức sinh lợi: là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân h àng, đồng thời cũng phảnánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu mức sinh lợi có thể được phân tích thơng qua những chỉ tiêu cụ thể như: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận (cho biết lợi nhuận đ ược hình thành từ nguồn nào, từ hoạt động kinh doanh thông thường hay từ các khoản thu nhập bất th ường), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tương quan với chi phí. Trong số các chỉ tiêu này, hai chỉ tiêu thường được quan tâm để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là ROA, ROE.

Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA):

ROA =

Lợi nhuận ròng

* 100% Tổng tài sản

Chỉ tiêu trên cho thấy khả năng bao quát của hoạt động ngân h àng thương mại trong việc tạo thu nhập từ tài sản. Các ngân hàng thường sử dụng ROA để đo lường mối quan hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn bởi vì một bộ phận nguồn vốn được sử dụng tạo nên tài sản khơng sinh lãi và có một bộ phận tài sản khơng sinh lãi lại tham gia tạo nên thu nhập cho ngân hàng. Do vậy nếu ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân h àng thương mại tốt, cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên nếu ROA quá lớn làm cho các nhà quản trị lo lắng vì rủi ro nhìn chung ln đi song hành với lợi nhuận.

Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):

ROE =

Lợi nhuận ròng

10 0% VCSH

ROE là chỉ tiêu được các ngân hàng quan tâm đến nhiều nhất, cho thấy khả năng sinh lời từ một đồng vốn của chủ, số lợi nhuận rịng mà một cổ đơng có được. Do vậy, các ngân hàng luôn cố gắng tăng chỉ tiêu ROE để tăng tính hấp dẫn đối với các cổ đơng bằng ph ương pháp như: kiểm soát chi tiêu, đầu tư, quản lý rủi ro có hiệu quả… Tuy nhiên, việc tăng ROE quá cao so với ROA chứng tỏ nguồn vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và do vậy ảnh hưởng đến mức độ lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng thương mại.

Khả năng thanh khoản là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền của khách hàng, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn.

Khả năng thanh khoản của ngân hàng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ khả năng chi trả (tài sản có có thể thanh tốn ngay trên tài sản nợ phải thanh toán ngay), khả năng thanh tốn tức thì, khả năng thanh tốn nhanh, đánh giá định tính về năng lực quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Việcquản lý rủi ro thanh khoản đối với ngân h àng thương mại là rất quan trọng. Sự thiếu hụt của một ngân hàng đơn lẻ có thể có những tác động nghiêm trọng đến tồn hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện bình thường, những ngân hàng khơng xây dựng được cho mình một chiến lược hiệu quả để duy trì thanh khoản đầy đủ thì tình hình khó khăn về nguồn vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến kế hoạch kinh doanh của ngân h àng. Trong điều kiện nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hay khi ngân hàng bị những tin đồn thất thiệt đe dọa đến uy tín của ngân hàng thì ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng khủng hoảng về khả năng thanh tốn. Chi phí c ơ hội của một tỷ lệ thanh khoản cao là việc bớt đi những cơ hội sử dụng nguồn vốn huy động được cho một cơ hội kinh doanh sinh lời như cho vay, mua cổ phiếu… Vì thế, các ngân hàng ln phải cân nhắc giữa chi phí thanh khoản và rủi ro thanh khoản để xây dựng một chiến l ược quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả.

Để xây dựng được một chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả, đòi hỏi các ngân hàng phải có được hệ thống thơng tin đầy đủ để đo l ường, giám sát và kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, phải có một đội ngũ chun viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, có khả năng xây dựng được chiến lược và các quy trình quản lý thanh khoản, có khả năng giám sát và phản ứng linh hoạt trước những biến động bất thường trong cơ cấu tài sản nợ/có.

1.2.2.2.3. Thị phần.

Thị phần phản ánh quy mô hoạt động của NHTM trên thị trường và cũng là yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của một NHTM. Thị phần của mỗi NHTM trên thị trường được phán ánh qua số lượng khách hàng, số lượng chi nhánh,số lượng dư nợ, số lượng nghành nghề mà NHTM đó phục vụ.

1.2.2.2.4. Năng suất lao động của CBNV.

Năng suất lao động của CBNV phán ảnh hiệu quả sử dụng lao động của mỗi NHTM và cũng là một yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM. Năng suất lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu như tổng tài sản bình quân/người, dư nợ bình quân/người, lợi nhuận bình quân/người…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank giai đoạn 2012 2020 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)