Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 30)

1.3 Lý luận về quản lý rủi ro tín dụng

1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

1.3.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng cĩ thể đƣợc phát hiện thơng qua những yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng. Các yếu tố tạo nên RRTD gồm:

Việc lựa chọn khách hàng mục tiêu và ngành nghề mục tiêu rất quan trọng đối với chất lƣợng tài sản. Khả năng tồn tại của bất cứ NH nào cũng liên quan rất chặt chẽ với khả năng tồn tại của khách hàng và ngành nghề mà NH cấp tín dụng.

- Các sản phẩm tín dụng khác nhau thể hiện rủi ro khác nhau

Hầu hết hiện nay các NH cung cấp rất nhiều hình thức tín dụng nhƣ cho vay bằng Việt Nam Đồng, vàng, ngoại tệ, cho vay hợp vốn, tài trợ dự án, bảo lãnh….Các loại tín dụng này hàm chứa mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Loại hình tín dụng khơng chỉ cần phải phù hợp với nhu cầu tín dụng mà cịn phù hợp với mức độ tin cậy trả nợ của ngƣời vay.

- Rủi ro thanh khoản gắn với các cơng cụ tài chính khách nhau

Rủi ro tín dụng cũng phát sinh đối với các cơng cụ tài chính khơng phải là các khoản cho vay nhƣ giao dịch ngoại hối và giao dịch liên ngân hàng. Rủi ro của các đối tác khơng trả đƣợc nợ vào lúc đáo hạn của một hợp đồng ngoại bảng cân đối kế tốn đƣợc hiểu là rủi ro thanh tốn

- Mức độ tập trung của danh mục tín dụng

Mức độ tập trung của danh mục tín dụng theo các đặc thù riêng trực tiếp ảnh hƣởng đến rủi ro của danh mục tín dụng. Các ngân hàng cĩ thể hạn chế rủi ro tập trung trong danh mục tín dụng bằng cách thƣờng xuyên đánh giá rủi ro trong từng thị trƣờng, trong từng ngành, từng vị trí địa lý, sản phẩm và hình thức thế chấp, loại tiền tệ và hình thức đáo hạn. Từ đĩ, đảm bảo duy trì một danh mục tín dụng đa dạng hĩa.

1.3.2.2 Thực hiện theo đúng chính sách và quy trình tín dụng

Trong QLRRTD quan trọng là việc thiết kế và thực hiện các chính sách, quy trình bằng văn bản liên quan đến viếc phát hiện, đánh giá, giám sát và kiểm sốt

RRTD. Các chính sách tín dụng cần phải lập một cách rõ ràng, thống nhất với các thơng lệ thận trọng trong kinh doanh NH và các quy định của nhà nƣớc đồng thời phải phù hợp với bản chất và mức độ phức tạp của mỗi NH. Các chính sách và quy trình phù hợp cho phép các NH đạt đƣợc mục tiêu sau: + Duy trì chuẩn mực cấp tín dụng an tồn

+ Đánh giá đúng những cơ hội kinh doanh mới + Phát hiện và quản lý các khoản tín dụng cĩ vấn đề + Giám sát và kiểm sốt rủi ro tín dụng tốt

1.3.2.3 Kiểm tra và giám sát tín dụng nhằm kiểm sốt rủi ro tín dụng

Các khoản cho vay phải đƣợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo các khoản cho vay này đƣợc hồn trả đúng thời hạn. Theo dõi khoản vay là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng cĩ thể sử dụng các thơng tin sau đây để giám sát các khoản vay:

- Phịng ban khác trong ngân hàng cĩ giao dịch với khách hàng vay - Các tổ chức tài chính khác

- Trung tâm tín dụng của NHNN - Thăm thực địa khách hàng vay

- Thơng qua các nhà cung cấp chính cho khách hàng

1.3.2.4 Phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng

Để quản lý tốt các rủi ro tín dụng, các ngân hàng nhất thiết phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh tốn và bảo đảm tiền vay. Xem xét và quyết định việc cho vay cĩ đảm bảo bằng tài sản hoặc khơng cĩ bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vƣớng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, khơng để nợ xấu gia tăng.

- Phải tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thốt tài sản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cƣờng cơng tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tƣợng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng - Thực hiện chính sách QLRRTD, mơ hình giám sát rủi ro tín dụng, phƣơng pháp xác định và đo lƣờng rủi ro tín dụng cĩ hiệu quả, trong đĩ bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của các ngân hàng

- Thực hiện các quy định bảo đảm kiểm sốt rủi ro và an tồn hoạt động tín dụng:

+ Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đĩ đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lƣợng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

+ Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động

+ Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh tốn đối với một khách hàng và các tỷ lệ an tồn hoạt động kinh doanh.

- Đối với các trƣờng hợp chây ỳ trả nợ vay, các ngân hàng cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tịa án.

- Phân tán rủi ro trong cho vay, khơng dồn cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế rủi ro cao.

- Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trƣớc khi quyết định tín dụng.

- Mua bảo hiểm cho các loại tiền gửi, tiền vay

- Phải cĩ chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phịng để đối phĩ với rủi ro.

- Trƣớc khi cho khách hàng vay, ngân hàng phải xem xét các điều kiện cơ bản nhƣ là: Khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay, trị giá tài sản đảm bảo so với mức cho vay, giới hạn tổng dự nợ cho vay một khách hàng, một nhĩm khách hàng cĩ liên quan.

1.3.3 Các phƣơng pháp tiếp cận rủi ro tín dụng theo Basel 1.3.3.1 Tiếp cận rủi ro tín dụng theo Basel I

Theo phƣơng pháp tiếp cận QLRRTD của Basel I, các chuẩn mực đƣa đƣợc ra nhƣ sau:

* Tiêu chuẩn cấp tín dụng và quy trình giám sát tín dụng (Chuẩn mực 7)

Một phần cơng việc thiết yếu của hệ thơng thanh tra là đánh giá chính sách, thơng lệ và quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ cơng tác quản lý và danh mục đầu tƣ hiện tại. Chức năng tín dụng và đầu tƣ ở các ngân hàng là khách quan và dựa trên nguyên tắc lành mạnh. Vì vậy, việc duy trì chính sách cho vay hợp lý là cần thiết đối với quản lý chức năng cho vay thận trọng với các văn bản cho vay hợp lý là cần thiết đối với quản lý chức năng cho

vay của ngân hàng và ngân hàng phải cĩ một q trình giám sát quan hệ tín dụng hiện tại của khách hàng trên cở sở dữ liệu là nhân tố quan trọng của hệ thống thơng tin quản lý, cần phải đƣợc chi tiết danh mục cho vay

* Đánh giá chất lƣợng tín dụng và dự phịng rủi ro mất vốn tín dụng (Chuẩn mực 8):

Thanh tra ngân hàng cần phải biết rằng ngân hàng thiết lập và duy trì các chính sách, thĩi quen và thủ tục phù hợp với việc đánh giá chất lƣợng tài sản, dự phịng rủi ro mất vốn tín dụng.

Ngân hàng phải xây dựng một quy trình quan sát các khoản nợ cĩ vấn đề và chọn lọc các mĩn nợ quá hạn.

Khi thực hiện bảo lãnh hoặc thế chấp ngân hàng phải cĩ phƣơng pháp đánh giá uy tín của ngƣời bảo lãnh và định giá vật thế chấp.

Khi cách khoản nợ cĩ vấn đề thì ngân hàng tăng cƣờng hoạt động cho vay trên cơ sở đảm bảo cấp tín dụng và sức mạnh tài chính tổng thể

* Sự tập trung rủi ro và các rủi ro lớn (chuẩn mực 9):

Ngân hàng phải cĩ hệ thống thơng tin quản lý, cho phép xác định những điểm đáng chú ý trong danh mục đầu tƣ và phải thiết lập giới hạn an tồn để hạn chế xu hƣớng ngân hàng tập trung vào các khách hàng đơn lẻ hoặc các nhĩm khách hàng cĩ quan hệ.

* Cho khách hàng vay cĩ mối quan hệ (chuẩn mực 10):

Để ngăn ngừa sự lạm dụng phát sinh từ việc cho vay khách hàng cĩ mối quan hệ, quan hệ vay vốn phải dựa trên nguyên tắc “trong tầm kiểm sốt” nhƣ thế thì việc mở rộng tín dụng đƣợc giám sát một cách cĩ hiệu quả, kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro

Giao dịch cho vay khách hàng cĩ mối quan hệ thƣờng gây ra những rủi ro đặc biệt cho ngân hàng, vì thế nên cĩ sự chấp thuận của hội đồng quản trị.

1.3.3.2 Tiếp cận rủi ro tín dụng theo Basel II

Cĩ 2 phƣơng pháp tiếp cận để tính tốn rủi ro tín dụng của ngân hàng

- Phƣơng án thứ nhất: sẽ đo lƣờng rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp tiếp cận chuẩn hĩa đƣợc hỗ trợ bởi các đánh giá bên ngồi về tín dụng.

- Phƣơng pháp thứ hai: là ngân hàng sử dụng hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ của mình (IRB).

* Phƣơng pháp tiếp cận chuẩn hĩa rủi ro tín dụng

Phƣơng pháp chuẩn hĩa là các ngân hàng phải phân loại các loại rủi ro tín dụng dựa trên những đặc điểm cĩ thể quan sát đƣợc của rủi ro. Phƣơng pháp chuẩn hĩa sẽ xếp loại rủi ro cố định cho từng loại rủi ro đƣợc giám sát và căn cứ những đánh giá độ tín nhiệm của bên ngồi để nâng cao độ nhạy cảm của rủi ro

Phƣơng pháp chuẩn hĩa cĩ những hƣớng dẫn sử dụng cho cán bộ kiểm tra, giám sát để quyết định nguồn đánh giá xếp loại của bên ngồi cĩ phù hợp để cĩ thể áp dụng cho các ngân hàng hàng hay khơng? Một đổi mới quan trọng của phƣơng pháp chuẩn hĩa là những khoản vay phải coi là quá hạn nếu xếp loại rủi ro của chúng là 150%, trừ trƣờng hợp ngân hàng đã trích lập dự phịng rủi ro cho những khoản vay đĩ.

Khi các ngân hàng mở rộng hàng loạt các sản phẩm phái sinh tín dụng nhƣ thế chấp, bảo lãnh, Basel II coi những cơng cụ này là những nhân tố là giảm bớt rủi ro tín dụng. Phƣơng pháp chuẩn hĩa mở rộng phạm vi của tài sản thế chấp hợp thức vƣợt ra khỏi vấn đề của quốc gia đồng thời đƣa ra một số phƣơng pháp đánh giá mức độ giảm vốn dựa trên rủi ro thị trƣờng của cơng cụ thế chấp

Phƣơng pháp chuẩn hĩa cũng bao gồm việc xử lý cụ thể đối với những rủi ro bán lẻ. Xếp loại rủi ro của các loại rủi ro trong cho vay cĩ thế chấp nhà ở sẽ đƣợc giảm cùng với những loại rủi ro khác của các khoản tín dụng cho các cơng ty khơng đƣợc

xếp loại tín nhiệm. Ngồi ra một số khoản cho vay các cơng ty vừa và nhỏ cĩ thể đƣợc đƣa vào xử lý nhƣ rủi ro bán lẻ nếu đáp ứng một số tiêu chí.

Để giúp các ngân hàng và các giám sát viên trong trƣờng hợp khơng cĩ nhiều lựa chọn, Ủy ban Basel đã phát triển “ phƣơng pháp chuẩn hĩa đơn giản” bao gồm những lựa chọn đơn giản nhất để tính tốn các tài sản đƣợc xếp loại rủi ro. Các ngân hàng áp dụng các phƣơng pháp chuẩn hĩa đơn giản cần tuân thủ những yêu cầu kiểm tra, giám sát và kỷ luật thị trƣờng tƣơng ứng với hiệp ƣớc mới của Basel.

* Phƣơng pháp tiếp cận căn cứ vào xếp hạng nội bộ (IRB)

Các ngân hàng phải cĩ đơn vị kiểm sốt rủi ro tín dụng độc lập chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện hoạt động các hệ thống xếp loại nội bộ của mình. Các đơn vị này phải độc lập về chức năng đối với các bộ phận quản lý phải chụi trách nhiệm về việc tạo nên những khoản rủi ro tiềm năng. Các lĩnh vực phải kiểm sốt gồm:

- Kiểm tra và theo dõi xếp loại nội bộ

- Lập và phân tích các báo cáo tĩm lƣợc từ hệ thống xếp loại của ngân hàng, bao gồm dữ liệu lịch sử về các trƣờng hợp khơng trả nợ đƣợc phân loại vào thời điểm khơng trả nợ xảy ra và một năm trƣớc khi xảy ra, phân tích các biện pháp giảm nhẹ rủi ro, theo dõi xu hƣớng trong các tiêu chí xếp loại chủ yếu

- Thực hiện các quy trình để thẩm tra xem những định nghĩa xếp loại cĩ đƣợc sử dụng thống nhất ở các phịng, ban và khu vực địa lý hay khơng - Đánh giá và lập hồ sơ mọi thay đổi trong quy trình xếp loại, lý do thay đổi - Xem xét các tiêu chí xếp loại để đánh giá xem chúng cịn tác dụng dự báo

rủi ro hay khơng. Những thay đổi của quá trình xếp loại phải đƣợc lập thành văn bản và lƣu trữ để các giám sát viên xem xét.

- Đơn vị kiểm sốt rủi ro tín dụng phải tích cực tham gia trong việc phát triển, chọn lọc, thực hiện và xác định giá trị hiệu lực của các mơ hình xếp loại, chịu trách nhiệm kiểm sốt và giám sát mọi mơ hình đƣợc sử dụng trong quá trình xếp loại và chịu trách nhiệm cao nhất và thƣờng xuyên đánh giá về sự thay đổi các mơ hình xếp loại.

1.3.3.4. Chuẩn mực an tồn và quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II

* Bảo vệ hệ số an tồn vốn:

Yêu cầu về an tồn vốn buộc ngân hàng phải xác lập hệ số an tồn vốn phù hợp và cần phải xác định các nhân tố của vốn cĩ khả năng làm giảm lỗ

Hiệp định ấn định mức rủi ro đối với các khoản mục tài sản cĩ nội bảng và ngoại bảng theo các loại rủi ro liên quan, các mức độ này đƣợc giản đơn tối đa với 5 tỷ lệ: 0%, 10%, 20%, 50% và 100%

Hiệp định cĩ yêu cầu về hệ số vốn tối thiểu cho các ngân hàng hoạt động quốc tế là 4% đối với vốn cấp 1 và 8% đối với tổng vốn (bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2) so với tải sản cĩ rủi ro

* Hồn thiện quy trình cấp tín dụng và giám sát cho vay

Cơng việc thiết yếu của hệ thống kiểm sốt là đánh giá chính sách, thơng lệ và quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ cơng tác quản lý tín dụng và danh mục đầu tƣ hiện tại.

Chức năng tín dụng và đầu tƣ của ngân hàng là khách quan và dựa trên các nguyên tắc lành mạnh. Duy trì chính sách cho vay, mục đích vay và thủ tục cho vay thận trọng với các văn bản cho vay hợp lý là cần thiết đối với chức năng quản lý tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần phải cĩ một q trình giám sát quan hệ tín dụng hiện tại của khách hàng. Cơ sở dữ liệu là nhân tố quan trọng của hệ thống tin quản lý, cần phải đƣợc chi tiết danh mục cho vay.

* Đánh giá chất lƣợng tài sản và dự phịng rủi ro mất vốn tín dụng

Ngân hàng phải thiết lập và duy trì các chính sách, thĩi quen và thủ tục phù hợp với việc đánh giá chất lƣợng tài sản, dự phịng rủi ro mất vốn tín dụng. Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)