Chính sách tiền tệ trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp huy động vốn tại một số ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 41)

1.1.5.6 .Vốn đi vay

2.2. Chính sách tiền tệ trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011

Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế 4,8%, thương mại tăng 11,4%. Kinh tế trong nước tăng trưởng cao (6,78%) nhờ động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,9%), xuất khẩu (25,5%) và tiêu dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 24,5%); các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo. Trong năm 2010, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình hình thực tế góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thể hiện cụ thể là:

NHNN điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc) để tăng lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thơng, đáp ứng phương tiện thanh tốn trong nền kinh tế với tốc độ tăng 23%. Từ ngày 01/10/2010, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng sẽ

phải nâng lên mức 9% thay cho 8%.(Thông tư số 13/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010).

NHNN đã điều chỉnh các loại lãi suất chỉ đạo như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 8%-9 %/năm; lãi suất chiết khấu tăng từ 6% - 7%/năm.

Trên thị trường mở, NHNN liên tục thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá với các kỳ hạn ngắn với lãi suất linh hoạt, phù hợp với cung cầu vốn và lãi suất cơ bản của NHNN. NHNN cũng thực hiện tái cấp vốn ngắn hạn cho các NHTM đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Các giải pháp điều hành chính sách lãi suất đã tác động điều chỉnh mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay ở mức hợp lý đảm bảo lãi suất biến động theo xu hướng ổn định, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Biểu đồ 2.1.Diễn biến lãi suất cơ bản từ cuối năm 2005 đến 11/2010(đơn vị: %).

Nối tiếp thực hiện chính sách tài chính tiền tệ năm 2010, trên cơ sở theo dõi, dự báo diễn biến khủng hoảng tài chính, tình hình kinh tế trong nước. Trong 8 tháng đầu 2011, NHNN điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động NH với mục tiêu hành đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và an toàn cho hệ thống. Các động thái cụ thể của NHNN là:

Giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 9%/năm, điều chỉnh tăng lãi suất tái chiết khấu từ 7%-13%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 9%-15%/năm. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND cao nhất là 3%, bằng ngoại tệ là 8% đối với các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống.

Điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VND và USD từ +/- 3% xuống +/- 1% đối với giao dịch mua bán của các NHTM; can thiệp bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và ổn định tỷ giá; thực hiện các biện pháp hạn chế găm giữ và chống đầu cơ ngoại tệ.

Việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động NH cùng với các chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính Phủ, hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ đã ổn định, thể hiện:

 Ước 10 tháng năm 2011, tổng phương tiện thanh toán tăng 7,5% so với 2010, huy động vốn tăng 9,82%, dư nợ cho vay tăng 8,61% so với cuối 2010.

 Lãi suất và tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất cho vay cao nhất ở mức 21%/năm, tỷ giá mua và bán giữa VND và USD chênh lệch không nhiều.

Thực tế cho thấy việc điều hành linh hoạt các công cụ quản lý đã phát huy tác dụng nhiều mặt, vừa kiểm sốt khối lượng tiền trong lưu thơng, vừa điều tiết lãi suất và tỷ giá trên thị trường; đồng thời phát ra tín hiệu rõ ràng về thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để phối hợp điều tiết các hoạt động kinh tế của tổ chức, cá nhân phù hợp với mục tiêu chính sách Chính Phủ đề ra.

2.3. Thực trạng huy động vốn tại một số NHTM VN trên địa bàn TPHCM. 2.3.1. Tình hình huy động vốn tại một số NHTM VN trên địa bàn TPHCM.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu năm 2008 nhưng dưới sự điều hành và quản lý của Chính Phủ và NHNN, các NHTM đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong cơng tác huy động vốn đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và TPHCM nói riêng. Hoạt động huy động vốn của các NHTM ngày càng được nâng cao ngày càng thể hiện được vai trị cung ứng vốn của mình.

2.3.1.1.Tình hình huy động vốn phân theo loại hình ngân hàng Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn theo loại hình ngân hàng

ĐVT:Nghìn tỷ đồng

“Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM 2010” [53]

0 100 200 300 400 500 600 700 2008 2009 2010 NHTM QD NHTMCP NH có vốn đầu tư nước ngồi

Biểu đồ 2.2. Đồ thị biểu diễn tình hình HĐV phân theo loại hình ngân hàng.

Bảng số liệu cho ta thấy được số dư huy động vốn của các NHTMQD tuy có tăng qua các năm nhưng thị phần đang có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2010 chỉ chiếm có 22,27% tổng nguồn vốn huy động; trong khi năm 2008, 2009 thì nguồn vốn huy động lần lượt là 30,75% và 26,03%. Năm Loại ngân hàng 2008 2009 2010 Số dƣ Thị phần Số dƣ Thị phần Số dƣ Thị phần NHTMQD 179,99 30,75% 204,83 26,03% 226,03 22,27% NHTMCP 305,87 52,26% 468,60 59,55% 655,50 64,59% NH có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 99,47 16,99% 113,53 14,42% 133,37 13,14% Tổng cộng 585,33 100% 786,98 100% 1.014,90 100%

Thị phần của khối NHTM CP đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng, cụ thể năm 2009 đạt 468.603,7 tỷ đồng (chiếm 59,55% tổng nguồn vốn) thì đến năm 2010 số dư huy động vốn đạt 655.500 tỷ đồng (chiếm 64,59% tổng nguồn vốn huy động, gấp 3 lần thị phần của NHTMQD). Có được kết quả này là do các NHTMCP không ngừng nghiên cứu, mở rộng các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu các sản phẩm dịch vụ, đã để lại nhiều ấn tương tốt trong lòng khách hàng, thường được khách hàng nhắc đến như NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín, NHTMCP Đơng Á, NHTMCP Qn đội,….

Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM, vốn huy động đến cuối năm 2009 đạt 786.891,7 tỷ đồng, tăng 34,43% so với cùng kỳ năm trước, cuối năm 2010 đạt 1.014.900 tỷ đồng, tăng 28,98% so với cùng kỳ ( riêng tiền gửi dân cư tăng 39,22%, chiếm 55,89% trong tổng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế). Thị phần của các NHTMCP không ngừng gia tăng cho thấy được hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của khối NH này ngày càng nâng cao. Đứng trước tình hình đó, các NHTMQD buộc phải tự hồn thiện mình, thay đổi cơ chế hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật cạnh tranh.

Khối NH có vốn đầu tư nước ngồi cũng đang mất dần thị phần do những rào cản mà Chính Phủ đặt ra. Tuy thị phần qua các năm đang sụt giảm, năm 2010 đạt 13,14% tổng nguồn vốn huy động, nhưng trong thời gian tới với việc cho phép các NH nước ngoài hoạt động với đầy đủ chức năng như các NHTM VN thì việc gia tăng thị phần là điều hồn tồn có thể xảy ra. Các NHTM VN sẽ bị mất dần thị phần do các NH nước ngồi có một số lợi thế nhất định như nguồn vốn dồi dào, công nghệ kỹ thuật hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm dịch vụ, mạng lưới chi nhánh khắp tồn cầu..

2.3.1.2. Tình hình huy động vốn phân theo đối tƣợng gửi tiền.

Đối với các NHTM, việc xây dựng hoạch định chính sách huy động vốn cho từng đối tượng khách hàng là điều vơ cùng quan trọng bởi vì khi phân khúc được

nhóm đối tượng khách hàng, đưa ra được chính sách huy động vốn hiệu quả thì sẽ phát huy tối đa hiệu quả huy động vốn đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn phân theo đối tƣợng gửi tiền.

ĐVT: Nghìn tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi dân cƣ 294,16 50,26% 407,46 51,78% 567,26 55,89% Tiền gửi TCKT 278,41 47,56% 365,27 46,41% 431,54 42,52% Tiền gửi của khách

hàng nƣớc ngoài

12,76 2,18% 14,25 1,81% 16,10 1,59%

Tổng vốn huy động 585,33 100% 786,98 100% 1.014,90 100%

“Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM 2010” [53]

0 100 200 300 400 500 600 2008 2009 2010

Tiền gửi dân cư Tiền gửi TCKT Tiền gửi của khách hàng nước ngoài

Biểu đồ 2.3.Đồ thị biểu diễn tình hình huy động vốn phân theo đối tƣợng gửi tiền.

Bảng số liệu cho ta thấy nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế của các NHTM trên địa bàn TPHCM liên tục tăng, trong đó tiền gửi dân cư vẫn ln chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 50% trong tổng nguồn vốn huy động), điều này xuất phát từ

sự biến động khá mạnh của lãi suất huy động (từ 7% lên đến 17% trong năm 2008) đây là mức lãi suất huy động cao nhất mà NHTM huy động từ trước đến nay. Với mức lãi suất này đã thu hút một lượng tiền gửi lớn vào hệ thống NH, phần lớn là từ dân cư bởi vì với mức lãi suất này, gửi tiền vào NH lúc này đem lại mức lời cao, không gặp rủi ro, rất an tồn cho đồng vốn của mình đồng thời thu nhập bình quân đầu người ở thành phố tăng cũng dẫn tới số dư nhàn rỗi tăng theo.Cụ thể, năm 2008 thu nhập bình quân đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1.024 USD/năm. Năm 2009, thu nhập bình quân đầu người là 2.635 USD và năm 2010 đạt khoảng 3.130 USD. Mức thu nhập có chiều hướng gia tăng qua các năm.Tiếp nữa, mạng lưới ATM cũng tăng mạnh lên 11.700 năm 2010, trong khi đó số lượng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được phát hành cũng tăng lên gấp đôi trong giai đọan này, đạt 31,7 triệu thẻ. Đây cũng là lý do huy động từ dân cư của các NH tăng mạnh.

Bên cạnh mức tăng đột biến của tiền gửi dân cư theo từng năm thì mức tăng tiền gửi của TCKT ổn định hơn. Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khiến tình hình sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao khiến cho giá nguyên vật liệu tăng, việc tìm đầu ra gặp rất nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp khơng tiếp tục sản xuất nữa mà chuyển nguồn vốn vào NH để gửi, còn số khác phải tận dụng mọi nguồn lực có thể để tiếp tục duy trì việc sản xuất.

Nguồn vốn huy động từ khách hàng nước ngoài cũng gia tăng qua các năm, cụ thể năm 2010 đạt 16.100 tỷ đồng. Theo thống kê mới nhất từ Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, lực lượng người nước ngoài vào VN làm việc năm sau luôn tăng hơn năm trước, cụ thể năm 2008 số lượng người nước ngoài là 52.633 người, năm 2009 là 55.428 người và năm 2010 là 56.929 người. Hiện nay, theo số liệu mới nhất con số là trên 74.000 người.

Có thể thấy rằng nguồn vốn của các NH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, do đó việc xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý sẽ giúp các NH duy trì hoạt

động, xây dựng chiến lược lâu dài tạo điều kiện gia tăng nguồn vốn huy động đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NH.

2.3.1.3. Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền tệ.

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền tệ

ĐVT: Nghìn tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 % so sánh năm sau so với năm trƣớc 2009/2008 2010/2009 HĐV bằng VNĐ 426,53 554,28 734,16 29,95% 32,45% HĐV bằng ngoại tệ(quy ra VNĐ) 158,80 232,70 280,74 46,54% 20,64% Tổng vốn huy động 585,33 786,98 1.014.9 0 33,43% 28,98%

“Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM 2010” [53]

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2008 2009 2010 HĐV Bằng VND HĐV bằng ngoại tệ *quy ra VND)

Biểu đồ 2.4. Đồ thị biểu diễn tình hình huy động vốn phân theo loại tiền.

Bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động trong những năm qua tăng lên nhanh chóng, nhưng có sự chuyển đổi về tỷ trọng nguồn vốn theo loại tiền. Vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2009 tăng 46,54% so với năm 2008, trong khi đó huy động bằng VND chỉ tăng có 29,95% là do người dân vẫn thích gửi ngoại tệ hơn vì lãi suất huy

giá USD/VND chênh lệch khá lớn, đồng nội tệ bị mất giá, người dân chuyển sang gửi ngoại tệ để tránh sự mất giá của đồng nội tệ.

Lãi suất năm 2009

0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tháng i suấ t

Biểu đồ 2.5. Lãi suất huy động tiền gửi VNĐ năm 2009

Vốn huy động bằng VND năm 2010 là tăng cao nhất so với các năm, đạt 734.160 tỷ đồng (tăng 32, 45% so với năm 2009) chủ yếu là các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng. Trong khi đó, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2010 đạt 280.740 tỷ đồng, tăng 20,64% so với năm 2009. Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động bằng VNĐ cao hơn so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VNĐ là do lãi suất huy động bằng VND khá cao so với lãi suất huy động bằng ngoại tệ, cụ thể:

Bảng 2.4. Mặt bằng lãi suất huy động trung bình một số thời điểm năm 2010

Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 (đơn vị: %) Ngày 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng 31/12/09 10.29 10.289 10.35 10.37 10.36 10.37 10.367 10.387 10.38 26/06/10 11.19 11.28 11.38 11.468 11.47 11.51 11.29 11.32 11.32 31/12/10 13.68 13.69 13.65 13.34 13.05 13.38 12.32 12.34 12.35

Biểu đồ 2.6. Mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản và lãi suất huy động một số kỳ hạn năm 2010

Thị trường diễn ra với những diễn biến “bình lặng“ trong 11 tháng. Ngày 5/11/2010, NHNN ban hành qui định nâng lãi suất lên 9% ngay lập tức các ngân hàng tăng lãi suất huy động lên mức 12% năm. Tuy nhiên, 12% năm chỉ mang tính thủ tục, một số ngân hàng thiếu vốn đã âm thầm tăng lãi suất huy động với khá nhiều hình thức, đến cuối tháng 11 lãi suất lên đến 14%. Đầu tháng 12, Hiệp hội ngân hàng đã đưa ra mức “lãi suất đồng thuận” là 12%/ năm.

Ngày 14/12/2010, Hiệp hội ngân hàng tiếp tục đưa ra một lãi suất đồng thuận, lần này số lượng NH tham gia đông hơn và dùng biện pháp mạnh hơn, theo đó biên độ lãi suất huy động được nâng lên là 14% kể cả các hình thức khuyến mãi.

Đối với lãi suất ngoại tệ: Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong

năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ qua tất cả các tháng (tính đến cuối tháng 12, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,82 – 1,36% cho các kỳ hạn so với đầu tháng 1/2010).

Biểu đồ 2.7 Diễn biến lãi suất huy động một số kỳ hạn bằng USD

Bảng 2.5. Lãi suất huy động USD một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 (đơn vị: %)

“Nguồn: Tổng hợp và tính tốn của tác giả “

Như vậy, mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng trong năm do một số nguyên nhân chính: Nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế; Chịu sức ép từ chỉ số lạm phát do tác động trễ của các chính sách năm 2009 (trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng chỉ giữ được ổn định từ tháng 3 đến tháng 8, các tháng còn lại biến động tăng cao đã ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mơ của Chính phủ và các biện pháp điều hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp huy động vốn tại một số ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)