Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam, khu vực TPHCM đối với khách hàng sử dụng dịch vụ huy động vốn (Trang 41)

3.1.2 Hiệu chỉnh thang đo.

3.1.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư.

Dựa trên thang đo chất lượng ngân hàng bán lẻ của Manabendra N.Pal và Koushiki Choudhury (2006), sau khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp

nghiên cứu định tính, thang đo chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư được bổ

sung như sau:

- Thành phần: Hướng đến khách hàng bổ sung 2 biến quan sát: Nhanh đến lượt

giao dịch và Nhân viên cư xử tử tế, đàng hoàng.

- Thành phần: Phương tiện hữu hình bổ sung 2 biến quan sát: Mặt tiền thu hút,

- Thành phần: Thuận tiện bổ sung 2 biến quan sát: Ngân hàng có chỗ để xe thuận tiện và Dịch vụ ngân hàng từ xa thuận tiện.

Nguyên nhân cần bổ sung thêm một số biến quan sát vào các thành phần là để phù hợp với tình hình kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cũng như các đặc điểm riêng của dịch vụ huy động vốn dân cư.

Bảng 3.1: Thang đo chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư.

Thành phần Các nhân tố Đặt tên biến

Hướng đến khách hàng

Nhanh đến lượt giao dịch Cus1

Thực hiện giao dịch nhanh chóng Cus2

Giờ giao dịch khách hàng thuận tiện Cus3

Nhân viên lịch sự Cus4

Nhân viên cư xử tử tế, đàng hoàng Cus5

Nhân viên hiểu biết sản phẩm dịch vụ Cus6

Hiểu rõ nhu cầu khách hàng Cus7

Biết quan tâm đến vấn đề cá nhân của khách hàng Cus8

Năng lực thực hiện

Thực hiện giao dịch có trách nhiệm Com1 Thực hiện giao dịch chuẩn xác ngay lần đầu Com2

Nhân viên đáng tin cậy Com3

An tồn Com4

Nhân viên nói rõ thời gian dịch vụ được thực hiện Com5 Phương tiện

hữu hình

Trang thiết bị hiện đại Tang1 Mặt tiền thu hút, dễ nhận biết Tang2

Mẫu biểu rõ ràng, dễ hiểu Tang3 Hình ảnh nhân viên trang nhã, lịch sự Tang4

Thuận tiện

Trụ sở ngân hàng nằm vị trí thuận lợi Con1 Ngân hàng có chỗ để xe thuận tiện Con2

Ngân hàng có hệ thống ATM rộng khắp thuận lợi Con3

3.1.2.2 Thang đo sự thỏa mãn của khách hàng.

Dựa trên nghiên cứu của Lassar và cộng sự (2000), thang đo sự thỏa mãn của khách hàng bao gồm 3 biến quan sát sau: (1) Khách hàng hồn tồn hài lịng với chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư (ký hiệu: sas1); (2) Khách hàng sẽ giới

thiệu dịch vụ huy động vốn dân cư đến người khác (ký hiệu: sas2) và (3) Khách

hàng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ huy động vốn dân cư trong thời gian tới (ký hiệu: sas3).

3.2.1 Nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định

lượng. Đối tượng khảo sát là 150 khách hàng tại VIB và 150 khách hàng tại ACB,

khu vực TP.HCM. Chi nhánh lựa chọn khảo sát là những chi nhánh có số dư huy động vốn cao, tập trung tại các quận 1, 2, 5, 7. Theo Bollen 1989, kích thước mẫu tối thiểu là 5 lần số biến quan sát. Do đó, số lượng khảo sát 300 khách hàng ở trên là hợp lý. Tác giả thực hiện khảo sát trên 325 khách hàng được lựa chọn ngẫu nhiên và số lượng phiếu khảo sát thu được là 300. Dữ liệu được nhập và làm sạch thông qua phần mềm SPSS 11.5.

3.2 Kết quả nghiên cứu.

3.2.1 Thông tin mẫu.

Trong 300 khách hàng được khảo sát, có 150 khách hàng tại VIB và 150 khách hàng tại ACB. Về giới tính, có 122 khách hàng là nam và 178 khách hàng là nữ.

Bảng 3.2: Phân bố địa điểm khảo sát

Ngan hang

Tần số Phần trăm Giá trị phần trăm Phần trăm tích lũy

Giá trị ACB 150 50.0 50.0 50.0

VIB 150 50.0 50.0 100.0

Tổng 300 100.0 100.0

Nguồn: Xử lý của tác giả

Bảng3.3: Phân bố giới tính

Gioi tinh

Tần số Phần trăm Giá trị phần trăm Phần trăm tích lũy

Giá trị Nam 122 40.7 40.7 40.7

Nữ 178 59.3 59.3 100.0

Tổng 300 100.0 100.0

Nguồn: Xử lý của tác giả

3.2.2 Phân tích đánh giá sơ bộ thang đo.

Như đã trình bày tại chương 3, thang đo chất lượng dịch vụ huy động vốn

dân cư gồm 4 thành phần: (1) Hướng đến khách hàng, được đo lường bằng 8 biến

quan sát, ký hiệu từ cus1 đến cus8; (2) Năng lực thực hiện, được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ com1 đến com5; (3) Phương tiện hữu hình, được đo lường

bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ tang1 đến tang4; (4) Thuận tiện, được đo lường

bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ con1 đến con4. Thang đo mức độ thỏa mãn của

3.2.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha.

3.2.2.1.1 Thang đo chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư.

Kết quả phân tích Cronbach's Alpha được trình bày tại phụ lục 4 với chi tiết các thành phần như sau:

- Thành phần Hướng tới khách hàng có Cronbach Alpha khá lớn (0.82), ngoại

trừ biến cus3, các biến quan sát cịn lại có tương quan biến tổng khá lớn (>0.3641) nên chấp nhận. Sau khi loại trừ biến cus3, Cronbach Alpha đạt 0.8324.

Bảng 3.4: Hệ số Cronbach Alpha sau khi loại trừ biến cus3

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến CUS1 27.6400 39.8833 0.4592 0.8271 CUS2 27.8033 34.6602 0.6556 0.7969 CUS4 27.3533 34.6841 0.6703 0.7945 CUS5 27.7700 35.0673 0.6839 0.7929 CUS6 27.9867 35.0834 0.6172 0.8036 CUS7 27.7467 36.0895 0.6059 0.8055 CUS8 28.0600 39.9763 0.3725 0.8409 Alpha = .8324

Nguồn: Xử lý của tác giả

- Thành phần Năng lực giao dịch có Cronbach's Alpha đạt 0.7917, ở mức khá

cao nên thành phần được chấp nhận. Hệ số tương quan biến tổng tại biến

com5 đạt 0.2327, thấp hơn 0.3 nên loại biến này. Hệ số tương quan biến tổng ở các biến còn lại đều cao (> 0.5590) nên các biến được chấp nhận. Sau khi loại biến com5 như sau, kết quả Cronbach's Alpha và tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu.

Bảng 3.5: Hệ số Cronbach Alpha sau khi loại trừ biến com5

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến COM1 13.7067 12.8635 0.7288 0.7681 COM2 13.7833 15.08 0.5295 0.8533 COM3 13.7700 13.7295 0.6994 0.7829 COM4 13.7800 12.8143 0.7309 0.7671 Alpha = .8381

Nguồn: Xử lý của tác giả

- Thành phần Phương tiện hữu hình có Cronbach's Alpha đạt 0.8125, cao hơn

0.7 nên thang đo được chấp nhận. Hệ số tương quan biến tổng tại các biến

đều cao, (> 0.5180) nên các biến đều được chấp nhận

- Thành phần Thuận tiện có Cronbach's Alpha đạt 0.8307, cao hơn 0.7 nên

thang đo được chấp nhận. Hệ số tương quan biến tổng tại các biến đều cao (>

0.5960) nên các biến đều được chấp nhận.

3.2.2.1.2 Thang đo mức độ hài lòng của khách hàng.

Thang đo mức độ hài lịng của khách hàng có Cronbach Alpha khá cao, đạt 0.8745, các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn (> 0.6954) nên các biến đều được chấp nhận.

Bảng 3.6: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo mức độ hài lòng của khách

hàng

Biến

quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến

SAS1 9.0667 5.9955 0.8322 0.7622

SAS2 9.1200 5.8183 0.6954 0.887

SAS3 8.9600 6.0118 0.7603 0.8213

Alpha = . 8745

Nguồn: Xử lý của tác giả

3.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA.

3.2.2.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư.

Sau khi thực hiện kiểm tra độ tin cậy Cronbach Alpha, thang đo chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư được đo bằng 19 biến (sau khi đã loại 2 biến), dùng để

Giả thiết Ho: giữa 19 biến quan sát khơng có mối liên quan với nhau. Kiểm định KMO và Barlett’s cho thấy sig nhỏ (sig = .000) nên bác bỏ giả thiết. Hệ số KMO đạt 0.924 > 0.5 cao chứng tỏ phân tích EFA thích hợp được sử dụng (phụ lục 5).

Thực hiện phân tích EFA bằng phép quay Varimax cho thấy tại mức giá trị

Eigenvalue = 1 có 4 thành phần được trích ra từ 19 biến quan sát và phương sai

trích trước đạt 66.433% > 50% nên đạt yêu cầu. Trong bảng Rotated component

matrix cho thấy các nhân tố có hệ số loading đều lớn hơn 0.4 nên đạt yêu cầu không loại biến nào ra khỏi thang đo. (xem tại phụ lục 5)

Bảng 3.7: Bảng tóm tắt cơ cấu thang đo chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư.

Thành phần Các yếu tố Cronbach's Alpha

Năng lực giao dịch cốt lõi

Thực hiện giao dịch chuẩn xác ngay lần đầu (CUS2)

0.847

Thực hiện giao dịch nhanh chóng (CUS6) Nhân viên hiểu biết sản phẩm dịch vụ (CUS7) Hiểu rõ nhu cầu khách hàng (COM2)

Đồng cảm và tin cậy

Nhanh đến lượt giao dịch (CUS1)

0.8815

Nhân viên lịch sự (CUS4)

Nhân viên cư xử tử tế, đàng hoàng (CUS5) Biết quan tâm đến vấn đề cá nhân của khách hàng (CUS8)

Thực hiện giao dịch có trách nhiệm (COM1) Nhân viên đáng tin cậy (COM3)

An tồn (COM4)

Hình ảnh ngân hàng

Trang thiết bị hiện đại (TANG1)

0.8125

Mặt tiền thu hút, dễ nhận biết (TANG2) Mẫu biểu rõ ràng, dễ hiểu (TANG3) Hình ảnh nhân viên trang nhã, lịch sự (TANG4)

Thuận tiện

Trụ sở ngân hàng nằm vị trí thuận lợi (CON1)

0.8307

Ngân hàng có chỗ để xe thuận tiện (CON2) Ngân hàng có hệ thống ATM rộng khắp thuận lợi (CON3)

Kết quả cho thấy hai thành phần Hướng tới khách hàng và Năng lực giao dịch có một số biến bị phân tách và trộn lẫn vào hai thành phần trên. Thực hiện

phân loại các biến, đặt tên lại các thành phần và tiến hành chạy lại Cronbach's

Alpha, kết quả tại bảng 3.7 cho thấy Cronbach's Alpha ở mức khá, lớn hơn 0.7 nên thang đo được chấp nhận.

3.2.2.2.2 Thang đo mức độ hài lòng của khách hàng.

Dùng phân tích EFA sử dụng phép quay varimax chỉ trích được một nhân tố duy nhất tại eigenvalue là 2.415 và phương sai trích được là 80.508% (> 50%) nên đạt yêu cầu (chi tiết tại phụ lục 5).

3.2.3 Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu.

Mơ hình nghiên cứu được hiệu chỉnh như sau:

Hình 3.3: Mơ hình nghiên cứu được hiệu chỉnh.

3.2.4 Kiểm định giả thiết nghiên cứu.

Phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến độc lập: Năng lực giao dịch cốt lõi, Đồng cảm và tin cậy, Hình ảnh ngân hàng, Thuận tiện và biến phụ thuộc là Sự hài lòng. Giá trị sử dụng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát

Sự hài lòng của khách hàng Năng lực giao dịch cốt lõi Hình ảnh ngân hàng Đồng cảm và Tin cậy Thuận tiện

đã được kiểm định. Phân tích hồi quy thực hiện bằng phương pháp enter với phần mềm SPSS 11.5.

Với giả thiết ban đầu cho mơ hình lý thuyết, phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

Sự hài lòng = α + β x Năng lực giao dịch cốt lõi + γ x Đồng cảm và tin cậy + δ x Hình ảnh + ε x Thuận tiện

Ta có kết quả như sau:

- Hệ số R2 đạt 0.627, sig nhỏ (sig = .000) nên chấp nhận mơ hình hồi quy

tuyến tính bội. R2 điều chỉnh đạt 0.622 ở mức khá cho thấy mức độ giải thích

của các biến trong mơ hình này là khá cao (> 0.5) (chi tiết tại phụ lục 7).

- Phân tích hồi quy từng phần (chi tiết tại phụ lục 7): Kết quả cho thấy hệ số

phóng đại phương sai (VIF) rất nhỏ (< 10) nên khơng có hiện tượng đa cộng

tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng

đáng kể đến kết quả giải thích của mơ hình hồi quy. Các hệ số hồi quy mang dấu dương cho thấy các thành phần trong mơ hình hồi quy trên ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến sự thỏa mãn của khách hàng. Trong đó, cả bốn thành phần đều có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ thỏa mãn của khách hàng

Từ kết quả, ta có phương trình hồi quy như sau :

Sự hài lịng = 0.318 x Đồng cảm và tin cậy + 0.295 x Năng lực giao dịch cốt lõi + 0.225 x Thuận tiện + 0.153 x Hình ảnh

3.3 Kết luận :

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy cả bốn thành phần : Đồng cảm và tin cậy, Năng lực giao dịch cốt lõi, Thuận tiện và Hình ảnh đều có tác động đến sự hài lịng của khách hàng sử dụng dịch vụ huy đông vốn dân cư.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ - KHU VỰC TP.HCM.

Để đánh giá thực trạng về chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư tại VIB, tác giả thực hiện như sau:

- Trên thị trường ngân hàng, VIB và ACB cùng là ngân hàng TMCP, có cùng

nhóm đối tượng khách hàng, cùng nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn dân cư nên là đối thủ của nhau. Hiện nay, ACB là ngân hàng TMCP dẫn đầu thị trường này và là đối thủ cạnh tranh số 1 của VIB. Để thấy rõ thực chất chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư tại VIB so với thị trường, tác giả khảo

sát sự đánh giá của khách hàng tại VIB và ACB. Sau đó, xem xét kết quả

trong sự so sánh với ACB để thấy rõ những điểm được và chưa được của

VIB.

- Để nhận định các nguồn lực tác động đến các thành phần của chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư, theo kết quả nghiên cứu về nguồn lực tạo nên chất lượng dịch vụ tại đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp máy nén khí tại Cơng ty Atlas Copco Việt Nam”, tác giả Lê Hùng Châu nhận định rằng, các nguồn lực doanh nghiệp để tạo nên chất lượng dịch vụ gồm: (1) Nguồn lực tài chính; (2) Nguồn nhân lực; (3) Cơ sở vật chất; (4) Quản lý; (5) Thông tin. Trong tài liệu về quản trị chiến lược của tác giả Nguyễn Hữu Lam nhận định các nguồn lực của một doanh nghiệp gồm: (1) Nguồn lực tài chính; (2) Nguồn lực tổ chức; (3) Nguồn lực vật chất; (4) Nguồn lực công nghệ; (5) Nguồn nhân lực; (6) Nguồn lực đổi mới, sáng tạo và (7) Nguồn lực về danh tiếng, uy tín.

Từ ứng dụng lý thuyết nghiên cứu về nguồn lực doanh nghiệp nói trên kết

động đến chất lượng huy động vốn dân cư tại VIB, khu vực TP. HCM trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này gồm:

- Nguồn nhân lực: Trong đề tài này, tác giả tập trung vào vấn đề tuyển dụng và

đào tạo nhằm tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tâm huyết làm việc, có kiến thức sản phẩm dịch vụ vững chắc, có kỹ năng giỏi, từ đó cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt.

- Nguồn lực vật chất: Tác giả tập trung vào cách bố trí mạng lưới giao dịch

của ngân hàng (các đơn vị kinh doanh và mạng lưới ATM); hình ảnh bộ mặt cơng sở như: mặt tiền điểm giao dịch, bố trí kiến trúc bên trong điểm giao dịch; trang thiết bị bên trong ngân hàng; bãi đỗ xe.

- Nguồn lực tổ chức: Tác giả tập trung vào các yếu tố như: bộ máy tổ chức và

các quy trình tổ chức quản lý các hoạt động liên quan đến phục vụ khách

hàng huy động vốn dân cư.

- Nguồn lực công nghệ: Nguồn lực này chủ yếu liên quan đến việc xây dựng

công nghệ ngân hàng cốt lõi (core – banking), vốn là nền tảng để ngân hàng có thể xây dựng quy trình nghiệp vụ huy động vốn dân cư tốt và phát triển các dịch vụ ngân hàng từ xa như: ngân hàng điện tử, dịch vụ ATM...

4.1 Các yếu tố tác động đến thành phần Đồng cảm và tin cậy.

4.1.1 Thực trạng về thành phần Đồng cảm và tin cậy theo đánh giá của khách hàng.

Các yếu tố cấu thành nên thành phần Đồng cảm và tin cậy gồm: (1) Nhanh đến lượt giao dịch; (2) Nhân viên cư xử lịch sự; (3) Nhân viên cư xử tử tế; (4) Nhân

viên biết quan tâm đến vấn đề cá nhân của khách hàng; (5) Nhân viên có trách

nhiệm; (6) Nhân viên đáng tin cậy và (7) Giao dịch an toàn.

Sau khi thực hiện kiểm định trung bình của hai mẫu độc lập (phụ lục 8), tác giả nhận thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa của các yếu tố (2), (3), (5), (6) và (7) giữa 2 ngân hàng VIB và ACB. Riêng hai yếu tố (1) Nhanh đến lượt giao dịch và (4) Nhân viên biết quan tâm đến vấn đề cá nhân của khách hàng khơng có sự khác biệt đáng kể. Kết quả khảo sát như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam, khu vực TPHCM đối với khách hàng sử dụng dịch vụ huy động vốn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)