Tín dụng (cho vay)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 44)

2.1. Thực trạng về hoạt động của các DNNVV tại TP HCM

2.1.2.2. Tín dụng (cho vay)

- Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 12 ước đạt 753,8 ngàn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước, tăng 6,3% so cuối năm 2010. Dư nợ tín dụng của các NHTM cổ phần đạt 381,6 ngàn tỷ đồng, chiếm 50,6% tổng dư nợ, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 218,6 ngàn tỷ đồng, chiếm 29% tổng dư nợ, tăng 13,3% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ chiếm 71% tổng dư nợ, tăng 13,1% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 50,2%, tăng 23%. Dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm 4,8% so với cùng kỳ. (Nguồn: Cục thống kê TP HCM 12 tháng năm 2011)

2.1.3. Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNVV tại TP HCM

2.1.3.1. Thực trạng về vốn và cách tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV

- Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nguồn vốn được xem là nền tảng cơ bản nhất, vốn trong doanh nghiệp thể hiện ở các dạng máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu và các tài sản vơ hình khác. Do các DNNVV Việt Nam xuất phát điểm thấp, chủ yếu đi lên từ hoạt động kinh doanh gia đình, lại khó tiếp cận với nguồn vốn chính thức nên nguồn vốn của các DNNVV huy động chủ yếu từ các nguồn sau:

 Huy động từ nguồn vốn tự có, đây là nguồn vốn quan trọng trong lúc thành lập doanh nghiệp, chủ yếu là từ các thành viên trong gia đình, bạn bè hay thành viên của cơng ty góp vào.

 Nguồn vốn ứng trước, vốn này được khách hàng tạm ứng trước rồi sau đó cung cấp sản phẩm cho khách hàng.

 Nguồn vốn từ các nhà cung cấp, các nhà cung cấp thường tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi.

- Thực tế cho thấy 80% DNNVV Việt Nam hiện nay vay vốn từ các tổ chức phi tài chính hoặc từ bạn bè, người thân, DNNVV phải trả cho việc vay vốn nặng lãi gấp 2- 3 lần lãi suất vay ngân hàng, chỉ có 20% là tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.

- Việc tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV là rất khó khăn, lãi suất cho vay lại cao. Mặc dù, từ cuối 2011 đến đầu năm 2012 đến nay lãi suất cho vay đã có tín hiệu giảm và việc tiếp cận nguồn vốn cũng dễ dàng hơn, song thực tế doanh nghiệp vẫn phải vay vốn với mức lãi suất còn khá cao, trong khi hoạt động sản xuất không mang lại nhiều lợi nhuận, hàng tồn kho còn ứ động nhiều, giá bán giảm. Do những khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động, điển hình là ngành xây dựng, bất động sản và thủy sản. Các doanh nghiệp thiếu vốn, dẫn đến không đủ vốn để cung cấp các đơn hàng nhiều doanh nghiệp mất khách hàng và dẫn đến làm ăn thua lỗ. Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong cả nước đã phải co hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, tạm dừng hoạt động hoặc chuyển đổi, chuyển giao một phần sở hữu để tồn tại, thậm chí một số phải ngừng hoạt động.

2.1.3.2. Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin của các DNNVV

 Nguồn vốn của các DNNVV có qui mơ thấp, trình độ kỹ năng và quản lý yếu kém là hai đặc trưng lớn của các DNNVV hiện nay. Bên cạnh đó, khả năng về cơng nghệ, máy móc thấp, lạc hậu là hậu quả của việc khơng đủ tài chính để nghiên cứu phát triển. Điều đó gây khó khăn cho việc cạnh tranh hàng hóa của các DNNVV ra thị trường trong nước và quốc tế, trong khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới.

 Mặc dù trong những năm gần đây, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh và quản lý các DNNVV ngày càng có nhiều tiến bộ, được xem là đi đầu trong xây dựng hạ tầng cơ bản nhưng các DNNVV chưa ứng dụng một cách hiệu quả do nhận thức và khả năng ứng dụng của các DNNVV còn hạn chế, dẫn đến đầu tư chưa đúng hướng, chưa chú trọng đến đào tạo vận hành, khai thác. Bên cạnh đó, khơng phải chủ DNNVV nào cũng có trình độ để hiểu biết, quản lý và ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, chủ yếu kinh doanh theo kiểu truyền thống.

2.1.3.3. Thực trạng về tiếp cận thị trường của các DNNVV

 Khả năng tiếp cận thị trường của các DNNVV còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài, do hoạt động kinh doanh mang tính chất địa phương, trình độ marketing cịn hạn chế và năng lực tài chính yếu nên việc mở rộng ra thị trường mới hết sức khó khăn.

 Ngồi ra, các DNNVV cịn đối mặt với vấn đề nguồn nhân lực, công nghệ, chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế. Vì vậy, DNNVV cần được sự hỗ trợ và khuyến khích phát triển nhằm phát huy những vai trị quan trọng và tích cực của DNNVV trong nền kinh tế.

Như vậy: Qua bảng tổng kết sơ bộ số lượng doanh nghiệp hoạt động cả nước

nói chung và khu vực TP HCM nói riêng cho ta thấy được số lượng các DNNVV tăng lên cả về lượng lẫn về chất, trình độ quản lý và ứng dụng khoa học cơng nghệ cịn hạn chế và để các DNNVV hoạt động hiệu quả và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường thì nguồn vốn ngân hàng được xem là chất xúc tác quan trong giúp các DNNVV phát triển trong xu thế cạnh tranh gay gắt về chất lượng và công nghệ hiện nay khi Việt Nam gia nhập ngày càng sâu vào tổ chức thương mại thế giới.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Vietbank HCM 2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Vietbank HCM 2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Vietbank HCM

2.2.1.1. Vài nét sơ lược về Vietbank

- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) chính thức được thành lập ngày 02/2/2007, tại số 35 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, tạo tiền

đề cho việc phát triển mạng lưới trên toàn quốc.

- Tham gia thành lập Vietbank là các cổ đơng có tiềm lực mạnh về tài chính và có nhiều kinh nghiệm quản trị kinh doanh như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Công ty Đầu Tư và Phát Triển Hoa Lâm và nhiều cổ đơng có uy tín khác.

- Sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của Vietbank được đảm bảo bởi sự ủng hộ của các cổ đông, sự hợp tác của khách hàng, sự cống hiến nhiệt thành và trình độ chun mơn cao của đội ngũ cán bộ nhân viên, định hướng đúng đắn của Hội đồng Quản trị và kinh nghiệm quản lý khoa học của Ban điều hành. Với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, Vietbank cam kết không ngừng cải tiến chất lượng công việc nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.

- Ngày 18/2/2009, khai trương Chi nhánh TP Hồ Chí Minh tại số 02 Thi Sách,

phường Bến Nghé, Quận 1- Chi nhánh đầu tiên của Vietbank tại thị trường TP HCM gọi là Vietbank HCM.

- Ngày 26/2/2009, khai trương Chi nhánh Hà Nội - Chi nhánh đầu tiên của Vietbank tại khu vực miền Bắc.

- Ngày 12/3/2009, khai trương Chi nhánh Cần Thơ - Chi nhánh thứ hai của Vietbank tại khu vực miền Tây.

- Ngày 7/4/2009, khai trương Chi nhánh Hải Phòng - Chi nhánh thứ hai của Vietbank tại khu vực miền Bắc.

- Ngày 15/4/2009, khai trương Chi nhánh Đà Nẵng - Chi nhánh đầu tiên của Vietbank tại khu vực miền Trung.

- Ngày 4/6/2010, khai trương Chi nhánh Khánh Hòa – Chi nhánh thứ hai của Vietbank tại khu vực miền Trung.

- Ngày 8/6/2010, khai trương Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu - Chi nhánh đầu tiên của Vietbank tại khu vực Đông Nam Bộ.

- Ngày 29/9/2010, khai trương Chi nhánh Long An – Chi nhánh thứ ba của Vietbank tại khu vực miền Tây.

- Ngày 8/11/2010, khai trương Chi nhánh Nghệ An - Chi nhánh thứ ba của Vietbank tại khu vực miền Trung và là Chi nhánh thứ 10 của Vietbank trên toàn quốc.

- Tính đến 06/04/2012, Vietbank đã có 94 điểm giao dịch tại khắp các vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc. Đây là minh chứng cho sự phát triển nhanh, an toàn và bền vững của Vietbank trong bối cảnh hiện nay.

2.2.1.2. Sản phẩm dịch vụ của Vietbank HCM

- Vietbank HCM được thành lập ngày 18/2/2009 tại số 02 Thi Sách, phường Bến Nghé, Quận 1 - Chi nhánh đầu tiên của Vietbank tại thị trường TP HCM gọi là Vietbank HCM.

- Cơ cấu tổ chức của Vietbank HCM gồm Ban giám đốc, Phịng tín dụng, Phịng kế tốn, phịng ngân quỹ. Sản phẩm, dịch vụ của Vietbank HCM gồm sản phẩm sau:

- Huy động tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của các cá nhân và đơn vị kinh tế bằng VND, ngoại tệ. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm đầy đủ theo qui định của Nhà nước.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. - Cho vay đồng tài trợ.

- Cho vay thấu chi.

- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

- Thanh toán tài trợ xuất nhập khẩu hàng hoá.

- Chiết khấu giấy tờ có giá và thực hiện chuyển tiền bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an tồn với các hình thức thanh tốn.

- Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa và quốc tế.

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán, bảo lãnh bảo hành, thanh tốn thuế, ...)

- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư tài chính, tiền tệ. - Các dịch vụ đa dạng như internet-Banking, Telephone-Banking.

2.2.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Vietbank HCM giai đoạn năm 2009 đến năm 2011 2009 đến năm 2011

2.2.2.1. Khái quát tình hình huy động giai đoạn năm 2009 - 2011 Bảng 2.3: Tình hình huy động của Vietbank HCM giai đoạn 2009-2011 Bảng 2.3: Tình hình huy động của Vietbank HCM giai đoạn 2009-2011

ĐVT: tỷ đồng

Huy động

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng vốn huy động 1.012 100% 1.624 100% 1.610 100% 612 60% -14 -1% -Ngắn hạn 872 86% 1.452 83% 1.433 89% 580 67% -19 -1% -Trung, dài hạn 140 14% 172 17% 177 11% 32 23% 5 3% (Nguồn: phịng tín dụng Vietbank HCM)

- Vietbank HCM là một trong những chi nhánh lớn của hệ thống Vietbank và cũng là trung tâm kinh doanh của Vietbank tại TP HCM. Tuy mới thành lập vào tháng 02/2009 nhưng với sản phẩm huy động đa dạng như lãi suất bậc thang, hỗ trợ nhận tiền gửi huy động của khách hàng tại nhà, tiết kiệm dự thưởng, thẻ chăm sóc cho khách hàng, quà tặng và chương trình rút thăm trúng thưởng. Với các chương trình ưu đãi liên tục dành cho khách hàng Vietbank HCM đã từng bước khẳng định được thương hiệu trong dân cư và các doanh nghiệp. Các chương trình này giúp cho nguồn vốn huy động của Vietbank HCM tăng lên từ 1.012 tỷ đồng năm 2009 lên 1.624 tỷ đồng năm 2010 và 1.610 tỷ đồng trong năm 2011. Đạt được kết quả trên cho thấy sự nổ lực, phấn đấu từ Ban lãnh đạo đến toàn thể cán bộ nhân viên Vietbank HCM.

- Huy động trong năm 2011 có sụt giảm nhưng không đáng kể so với năm 2010 là 14 tỷ đồng, giảm khoảng 1% do tình hình kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn, lãi

suất cho vay tăng cao một số doanh nghiệp và cá nhân rút tiền ra để kinh doanh nên làm cho huy động trong năm 2011 khơng tăng trưởng. Bên cạnh đó, lãi suất huy động biến động mạnh và thường xuyên thay đổi dẫn đến cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác và tâm lý người dân e ngại khi gửi tiền tại các ngân hàng nhỏ điều đó làm ảnh hưởng đến tình hình huy động của Vietbank HCM trong những tháng cuối năm 2011.

2.2.2.2. Khái quát tình hình cho vay giai đoạn năm 2009 - 2011

- Hoạt động tín dụng đóng vai trị quan trọng đối với các NHTM, chiếm tỷ trọng khoảng 60-85% nguồn thu của các NHTM. Do đó, hoạt động tín dụng cũng được Vietbank HCM quan tâm hàng đầu và có những chính sách phát triển. Chi tiết tình hình cho vay như sau:

Bảng 2.4: Tình hình cho vay của Vietbank HCM giai đoạn 2009 - 2011

ĐVT: tỷ đồng

Cho vay

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Cho vay theo

thời gian 809 100% 1.318 100% 1.250 100% 509 63% -68 -5%

- Ngắn hạn 625 77% 936 71% 988 79% 311 50% 52 6%

- Trung, dài hạn 184 23% 382 29% 262 21% 198 108% -120 -31%

2. Cho vay theo

loại tiền 809 100% 1.318 100% 1.250 100% 509 63% -68 -5%

- VNĐ 736 91% 1,160 88% 1,087 87% 424 58% -73 -6%

- Ngoại tệ quy đổi 73 9% 158 12% 163 13% 85 116% 5 3% (Nguồn: phịng tín dụng Vietbank HCM)

- Tình hình cho vay của Vietbank HCM cũng tăng trưởng đáng kể từ 809 tỷ đồng năm 2009 lên 1.318 triệu đồng năm 2010 và 1.250 tỷ đồng năm 2011. Dư nợ cho vay năm 2011 giảm 68 tỷ đồng so với năm 2010 ngun nhân do năm 2011 có chính

sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế cho vay tiêu dùng và kinh doanh bất động sản vì vậy trong hơn giữa năm 2011 chi nhánh chỉ thu nợ các khoản vay tiêu dùng, kinh doanh bất động sản và đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay năm 2011 cịn rất cao các doanh nghiệp và cá nhân khơng có nhu cầu vay vốn do lợi nhuận không bù bắp được chi phí nên dư nợ năm 2011 giảm xuống. - Cơ cấu cho vay theo thời gian là trên 70% là cho vay ngắn hạn, còn lại là trung và dài hạn. Đặc biệt trong năm 2011 tỷ lệ cho vay ngắn hạn tăng lên 79% do trong năm 2011 với chủ trương của NHNN hạn chế cho vay tiêu dùng, các khoản vay kinh doanh bất động sản nên tỷ trọng này giảm trong năm 2011 và chi nhánh dành nguồn vốn này đẩy mạnh cho vay sản xuất kinh doanh ở các tổ chức và cá nhân có tài chính tốt.

- Cơ cấu cho vay theo loại tiền: Vietbank là ngân hàng nhỏ, thương hiệu chưa nổi tiếng trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế nên khoản vay ngoại tệ chủ yếu là USD dùng để thanh toán hàng nhập khẩu, việc thanh toán quốc tế cũng gặp nhiều khó khăn và sự chấp nhận từ ngân hàng nước ngoài cũng hạn chế nên dư nợ cho vay ngoại tệ trong năm 2009 là 73 tỷ đồng (theo tỷ giá hiện hành năm 2009). Tuy nhiên, từ năm 2010 uy tín ngân hàng ngày càng được thể hiện, chất lượng dịch vụ ngày càng cao và đối tượng khách hàng xuất nhập khẩu được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo nên dư nợ cho vay đối tượng này được tăng lên đáng kể ở Vietbank HCM như năm 2010 là 158 tỷ đồng và năm 2011 là 163 tỷ đồng.

2.2.2.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh Vietbank HCM giai đoạn năm 2009 - 2011

- Vietbank nói chung và Vietbank HCM nói riêng là ngân hàng nhỏ, thương hiệu và uy tính trên thị trường chưa cao nên kết quả kinh doanh của Vietbank HCM chủ yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)