Cơ cấu nguồn vốn hình thành nên vốn điều lệ của DNNVV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 66)

Tiết kiệm từ cá nhân, gia đình 38% Vay mượn bạn bè, người thân 36% Vay NH, TCTD 26%

- Nguồn vốn gia tăng vốn điều lệ: Khi muốn tăng vốn để hoạt động công ty

thường sử dụng nguồn từ các thành viên và cổ đông hiện hữu (chiếm 41%), từ lợi nhuận giữ lại của công ty (chiếm 32%), từ các thành viên và cổ đơng mới (chiếm 21%), cịn lại là các nguồn khác như chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, khách hàng là 6%. Qua kết quả trên cho ta thấy phần lớn các DNNVV khi mốn tăng vốn thường là từ các thành viên cũ hay từ nội tại của doanh nghiệp như lợi nhuận giữ lại, chiếm dụng vốn của

khách hàng. Các DNNVV rất ngại cho các thành viên mới tham gia do bí quyết kinh doanh, việc quản lý doanh nghiệp và minh bạch thu chi. Cho nên khi muốn bổ sung vốn lưu động để kinh doanh đa phần các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng (chiếm 61%), từ người thân, bạn bè (chiếm 25%), từ nhà cung cấp (chiếm 14%).

2.3.1.3. Quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng

- Tiếp cận nguồn vốn ngân hàng: Theo số liệu khảo sát 50 doanh nghiệp thì có

đến 84% các doanh nghiệp có tiếp cận xin vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất, kinh doanh và còn lại 16% các doanh nghiệp chưa có vay vốn ngân hàng nhưng có quan hệ với ngân hàng về tiền gửi, chuyển tiền hay các dịch vụ ngân hàng khác.

- Thời gian vay vốn: Hầu hết các DNVN hiện nay là vay ngắn hạn chiếm 62%

với mục đích vay bổ sung vốn lưu động và 24% là các DNNVV có hai nhu cầu vừa vay ngắn hạn và vừa vay trung và dài hạn để mua máy móc thiết bị, xây nhà xưởng. Còn lại 14% các DNNVV vay để đầu tư tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 66)