Những khó khăn, tồn tại từ phía DNNVV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 72)

2.4. Đánh giá những khó khăn, tồn tại và hạn chế về việc mở rộng hoạt động tín

2.4.1. Những khó khăn, tồn tại từ phía DNNVV

- Thời gian qua DNNVV đã có nhiều cố gắng, nổ lực để đạt được sự phát triển vượt bậc cả về lượng lẫn về chất và có những đóng góp khơng nhỏ cho nền kinh tế nước ta. Các doanh nghiệp này “có lớn nhưng khơng mạnh” phát triển nhanh chỉ trong thời gian ngắn nhất là sau khi có luật doanh nghiệp ra đời. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn (vốn tự có, vốn điều lệ) rất ít, huy động bên ngồi hạn chế, không đủ điều kiện tiếp cận thị trường vốn, năng lực tự huy động khơng có, do đó vốn là khó khăn lớn nhất cũng là điểm yếu của DNNVV. Vì vậy, nguồn vốn để hỗ trợ cho các DNNVV hiện nay là hết sức cần thiết để giúp DNNVV đổi mới công nghệ, trang thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng cạnh tranh. Tuy nhiên các DNNVV hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng do một số nguyên nhân như sau:

2.4.1.1. Phần lớn các DNNVV hiện nay thiếu hoặc khơng có tài sản đảm bảo

- Đa số các DNNVV hiện nay phát triển đi lên từ những cơ sở nhỏ lẻ, gia đình hay liên kết từ bạn bè thân với nhau nên tài sản tích tụ thấp và giá trị tài sản khơng cao. Tuy nhiên, khi các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng thì cần phải có tài sản đảm bảo, vấn đề này gây khó khăn cho các DNNVV khi muốn mở rộng hay đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Để mở rộng kinh doanh đòi hỏi các DNNVV phải vay mượn từ người thân, bạn bè hay vay nóng bên ngồi với lãi suất khá cao đã làm ảnh hưởng lớn đến chi phí và khả năng cạnh tranh của các DNNVV. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp nào có tài sản và tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng thì ngân hàng thường định giá tài sản thấp ở mức an toàn để hạn chế rủi ro thu hồi nợ, việc định giá không đúng giá trị thực của tài sản làm cho tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thường thấp nên dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu vốn thường ít hơn nhu cầu của các DNNVV.

- Ngược lại, có một số DNNVV có tài sản để thế chấp cho ngân hàng nhưng với quan niệm ỉ lại, xem tài sản đảm bảo là phần quyết định cho vay của ngân hàng. Các DNNVV thiếu cung cấp thông tin về phương án hay kế hoạch kinh doanh, thiếu minh bạch trong cung cấp thơng tin. Điều đó gây khó khăn cho ngân hàng khi quyết định tài trợ vốn hay nếu tài trợ vốn thì với gía trị nhỏ hơn nhu cầu vốn cho các DNNVV.

2.4.1.2. Lãi suất cho vay

- Mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh cho các DNNVV cuối năm 2011 và khoảng quí I năm 2012 là từ 20-22%, cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định là từ 22-23%. Với mức lãi suất cho vay trên là rất cao, một số doanh nghiệp phải gồng lên để trả lãi vay cho ngân hàng, làm gia tăng chi phí và hạn chế khả năng cạnh tranh của các DNNVV trên thị trường. Mặc dù từ giữa quí II năm 2012 lãi suất cho vay đã giảm nhưng vẫn còn khá cao, qua trao đổi với khách hàng thì mức lãi suất hiện nay cũng còn cao, một số doanh nghiệp hoạt động hịa vốn và thậm chí lỗ nhưng các doanh nghiệp vẫn phải hoạt động để duy trì bộ máy kinh doanh và lượng khách hàng đầu vào - ra của doanh nghiệp.

2.4.1.3. Chiến lược và phương án kinh doanh

- Số lượng lớn các DNNVV hiện nay chưa có tầm nhìn dài hạn, chỉ mong muốn lợi nhuận nhiều và càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, khả năng quản lý và nhận biết chiến lược kinh doanh, văn hóa kinh doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá thương mại còn rất hạn chế, phạm vi hoạt động mang tính Vùng miền. Thêm vào đó, các DNNVV chưa có sự liên kết mạnh mẽ với nhau để gia tăng khả năng cạnh tranh, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.4.1.4. Việc lập sổ sách và báo cáo tài chính

- Phần lớn các DNNVV hiện nay thường lập sổ sách mang tính sơ sài nên hầu hết các số liệu trong báo cáo tài chính của DNNVV khơng phản ảnh trung thực, thiếu chính xác về năng lực tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chủ yếu biết được qua trao đổi thực với chủ doanh nghiệp và điều đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định nhu cầu vay.

- Thông thường các ngân hàng hiện nay sử dụng báo cáo thuế của các DNNVV để đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì báo cáo này tính rủi ro thấp nhất, độ tin cậy cao hơn so với các báo cáo nội bộ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo thuế này khơng phản ảnh thực tế tài chính của doanh nghiệp nên việc ngân hàng sử dụng báo cáo này để phân tích và đánh giá nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp thì khơng chính xác và tài trợ vốn cho doanh nghiệp này thường thấp hơn nhu cầu vay của họ.

2.4.1.5. Vốn đăng ký trên giấy phép kinh doanh

- Vốn đăng ký của các DNNVV thường thấp hơn thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các DNNVV hoạt động theo kiểu gia đình, các thành viên hay cổ đông là bố mẹ ruột hay bạn thân với nhau nên họ ít quan tâm đến nguồn vốn thực sự của doanh. Thêm vào đó, do mỗi lần cập nhật tăng vốn hay bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh thì phải mất nhiều thời gian, chi phí và cơng sức nên các doanh nghiệp rất e ngại để thay đổi. Các doanh nghiệp chỉ quan tâm thực tế vốn của mình hoạt động như thế nào và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ra sao là được. Chính những yếu tố

đó làm cho ngân hàng chưa đánh giá đúng được năng lực về vốn của các DNNVV. - Bên cạnh đó, cũng cịn một số lượng nhỏ các DNNVV đăng ký vốn điều lệ hoạt động nhưng nguồn vốn góp thực tế của các thành viên hay cổ đông chưa đủ do thiếu vốn hay nguồn vốn trên giấy phép kinh doanh chỉ mang tính tượng trưng.

2.4.1.6. Trình độ quản lý, tay nghề người lao động và khoa học công nghệ

- Phần lớn các các DNNVV đi lên từ cơ sở thủ cơng, kinh doanh nhỏ lẻ nếu có tiếp cận được cơng nghệ nước ngồi thì cũng thuộc thế hệ lạc hậu. Theo khảo sát có đến 90% DNNVV đang sử dụng cơng nghệ từ cấp trung bình đến lạc hậu, khả năng đầu tư nâng cấp công nghệ thấp nên tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, năng lượng nên ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Một phần do nguồn vốn hạn chế nên việc đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại còn bất cập, yếu tố khác là do trình độ quản lý của các DNNVV chưa cao, khi sử dụng công nghệ hiện đại địi hỏi cơng ty phải tốn nhiều chi phí đào tạo, bảo dưỡng và quản lý. Điều đó làm cho chất lượng, số lượng sản phẩm của các DNNVV thấp, sản phẩm chủ yếu bán trong nước nên ít cạnh tranh được so với các sản phẩm của nước ngoài. Thêm vào đó, trình độ lao động của các DNNVV khơng cao, chủ yếu là lao động phổ thông nên việc ứng dụng, sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại là rất khó khăn.

2.4.2. Những khó khăn, tồn tại từ phía Vietbank HCM 2.4.2.1. Về thương hiệu

- Vietbank là ngân hàng non trẻ, mới thành lập từ ngày 02/02/2007 và Vietbank HCM được thành lập tháng 02/2009. Đến nay, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận và có một vị trí nhất định trên thị trường nhưng thật sự vẫn chưa phải là một thương hiệu mạnh và ít được khách hàng biết đến so với một số NHTM khác như Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu,…Chính vì vậy mà thị phần của Vietbank còn nhỏ so với các ngân hàng khác trong hệ thống NHTM. Đây cũng là một trong những khó khăn rất lớn trong công tác tiếp thị và đưa khách mới về giao dịch tại Vietbank HCM nói riêng và Vietbank nói chung.

2.4.2.2. Về vị trí địa lý

- Vietbank HCM đặt tại số 02 Thi Sách, Phường Bến Nghé, Quận 1. Đây là con đường tuy nằm ở trung tâm Quận 1 nhưng là con đường nhỏ, nội bộ, xe Bus đậu và lưu thông rất nhiều nên ít được nhiều người biết đến và giao dịch rất bất lợi cho khách hàng. Đa số khách hàng đến giao dịch, quan hệ tín dụng là do quen biết hay được giới thiệu từ các cán bộ tín dụng, trưởng phó phịng và Ban giám đốc ngân hàng cịn những khách hàng tự tìm đến ngân hàng thì rất ít.

2.4.2.3. Lãi suất vay vốn

- Lãi suất cho vay của Vietbank nói chung và Vietbank HCM nói riêng cịn rất cao so với các NHTM uy tín trên thị trường, do là ngân hàng nhỏ uy tín chưa cao nên để thu hút tiền gửi trong dân cư, các tổ chức kinh tế đòi hỏi ngân hàng phải có nhiều chương trình marketing, khuyến mãi làm cho chí phí đầu vào tăng lên nên để có lãi thì lãi suất cho vay cũng cao lên. Điều đó, làm cho chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các DNNVV hiện nay nhất là các doanh nghiệp làm ăn uy tín. Đa số các doanh nghiệp so sánh với lãi suất các NHTM lớn và các ngân hàng quốc doanh như Ngân hàng Nông Nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

2.4.2.4. Chất lượng phục vụ của nhân viên

-Vietbank HCM được thành lập từ tháng 02/2009 và chỉ mới hơn ba năm hoạt động nên đội ngũ nhân viên tại chi nhánh cịn rất trẻ, ít kinh nghiệm trong cơng tác tín dụng, chăm sóc và phục vụ cho khách hàng. Điều đó, gây khó khăn lớn đến việc mở rộng và giữ chân khách hàng trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay giữa các NHTM trong và ngoài nước khi Việt Nam cho các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam.

2.4.2.5. Về sản phẩm dịch vụ

- Vietbank nói chung và Vietbank HCM nói riêng về sản phẩm cho DNNVV cịn rất hạn chế, chưa có chính sách dành riêng cho DNNVV như về lãi suất, phí dịch vụ, thanh tốn quốc tế. Chủ yếu là sản phẩm tín dụng và huy động, ngân hàng chưa đẩy

mạnh phát triển nhiều sản phẩm tiện ích khác như thẻ chi lương, bao thanh toán và quản lý dòng tiền cho các DNNVV. Hiện nay, tín dụng và huy động đang gặp nhiều khó khăn, nhất là cơng tác huy động vốn do là ngân hàng nhỏ, chưa có thương hiệu cộng với thị trường vốn của các NHTM gặp nhiều khó khăn do tính thanh khoản và chính sách vĩ mơ chưa ổn định hiện nay. Điều đó, làm cho Vietbank HCM gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn và cho vay.

2.4.2.6. Về định giá tài sản đảm bảo

- Việc định giá tài sản đảm bảo cũng là cơ sở để ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM khác vì nó quyết định đến giá trị cho vay của Vietbank HCM. Hiện nay, các DNNVV đang gặp khó khăn là tài sản của họ bị định giá rất thấp so với giá trị thị trường chuyển nhượng hiện nay, khi định giá thấp thì tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo thấp và không đáp ứng được nhu cầu vốn của họ. Để tạo tính khách quan và hạn chế rủi ro khi định giá tài sản đảm bảo nên Vietbank đang th cơng ty bên ngồi để định giá tài sản cho vay. Tuy nhiên, việc định giá này đang gặp một khó khăn là giá trị định giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường của tài sản, giá trị định giá quá an toàn nên tỷ lệ cho vay thường thấp hơn các NHTM khác nên việc tiếp thị, lôi kéo khách hàng về Vietbank HCM cũng là một khó khăn.

2.4.3. Những khó khăn, tồn tại từ phía các cơ quan quản lý nhà nước 2.4.3.1. Đối với Chính phủ

- Hiện nay, Việt Nam đang được các tổ chức nước ngồi tài trợ vốn thơng qua các chương trình phát triển như chương trình cho vay lại dựa theo thỏa thuận vay giữa chính phủ Việt Nam và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) giai đoạn 3 được thực hiện qua ngân hàng Phương Đơng; chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam được liên kết giữa Chính phủ Việt Nam và liên minh Châu Âu (EU) để hỗ trợ phát triển DNNVV và thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới; khoản vay chương trình phát triển DNNVV (SDPL) được thực hiện giữa chính phủ Việt Nam và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); và một số chương trình khác. Tuy nhiên, những thơng tin này rất ít được các DNNVV biết đến nếu biết thì việc tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này hết

sức khó khăn do một số điều kiện qui định mà các DNNVV không thực hiện được.

2.4.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

- Lãi suất cho vay hiện nay còn khá cao làm cho các DNNVV gặp hết sức khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Chí phí tăng lên một số doanh nghiệp phải ngưng hoạt động nếu sản xuất để mang tính duy trì. Chính sách vĩ mơ về tiền tệ biến động mạnh trong giai đoạn hiện nay làm cho một số doanh nghiệp không muốn đầu tư hay mở rộng sản xuất do tính rủi ro cao, thiếu cơ sở chắc chắn.

- Trung tâm cung cấp thơng tin tín dụng cho các TCTD như cung cấp về dư nợ, nợ quá hạn, tài sản đảm bảo của doanh nghiệp tại các TCTD. Tuy nhiên, những thông tin này chưa phản ảnh kịp thời tại thời điểm các TCTD tra cứu và thơng thường trễ từ 20 đến 30 ngày. Điều đó cũng làm hạn chế trong việc theo giỏi và giám sát hoạt động của các DNNVV khi các NHTM cấp tín dụng.

2.4.3.3. Các cơ quan Ban ngành khác

- Sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp lớn đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước với các DNNVV rất rõ rệt, chẳng hạn như mỗi khi doanh nghiệp cần đất tại các địa phương thì các doanh nghiệp nhà nước nói riêng và doanh nghiệp lớn nói chung vẫn dễ dàng tiếp cận. Một ví dụ khác, cả nước có rất nhiều khu công nghiệp nhưng tỷ lệ lắp đầy khoảng 50-60%, trong khi đó DNNVV muốn hình thành cụm doanh nghiệp thì rất trầy trật trong việc xin đất.

- Khung giá nhà đất được nhà nước công bố hàng năm thường thấp xa so với giá trị thị trường nhà đất tại các địa phương, thành phố. Điều đó, làm cho các NHTM rất khó khăn xác định giá trị định giá tài sản đảm bảo.

- Việc lập và khai thuế của các DNNVV còn nhiều bất cập, các thông tin trên báo cáo thuế thường không phản ảnh trung thực hoạt động của các DNNVV, thông thường giá trị doanh thu và lợi nhuận thấp hơn thực tế của các DNNVV. Các NHTM khó đánh giá được sức mạnh tài chính, qui mơ của doanh nghiệp.

Kết luận chương 2: Trong chương 2 trình bày khái quát thực trạng về hoạt

Vietbank HCM để từ đó thấy được những khó khăn, vướng mắc của các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng tại Vietbank HCM. Tác giả còn khảo sát thêm những đặc điểm về vốn, ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo và những khó khăn, vướng mắc của các DNNVV khi tiếp cần nguồn vốn ngân hàng và những ý kiến từ chuyên viên đến lãnh đạo một số NHTM để có những giải pháp hỗ trợ cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tốt hơn tại Vietbank HCM.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP

VIỆT NAM THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Định hướng phát triển DNNVV của Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)