Nợ quá hạn của DNNVV qua các năm 2009-2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 63)

7 tỷ 12 tỷ 28 tỷ 0 5 10 15 20 25 30

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tóm lại: Hoạt động cho vay đối với DNNVV được sự quan tâm hàng đầu của

Ban lãnh đạo Vietbank nói chung và Vietbank HCM nói riêng. Dư nợ cho vay nhóm khách hàng này tăng trưởng nhanh chóng từ năm 2009 trở về sau về dư nợ cũng như số lượng DNNVV vay vốn tại Vietbank HCM. Tỷ lệ cho vay cầm hàng hóa, nhà xưởng và máy móc thiết bị ngày càng tăng dần lên thay thế bởi tài sản đảm bảo là bất động sản điều đó đã tạo ra sự thơng thống cho việc cấp tín dụng cho các DNNVV.

Cùng với sự thuận lợi về chính sách cho vay đối với các DNNVV của Vietbank HCM và nhiều chủ trương khuyến khích của Đảng và Nhà nước ta hiện nay thì việc cho vay DNNVV cũng gặp khơng ít khó khăn như lãi suất cho vay cao, chính sách chưa ổn định một số DNNVV phải tạm ngưng sản xuất do khơng bù đắp nổi chi phí dẫn đến thua lỗ. Điều đó, dẫn đến nợ quá hạn của DNNVV ngày càng tăng cao, cho thấy chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng này ngày càng giảm đi. Đó cũng là lý do nợ quá hạn trong năm 2011 của DNNVV tại Vietbank HCM cao gần gấp đôi so với các năm trước. Thêm vào đó, một số DNNVV tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thì rất khó khăn do thiếu tài sản đảm bảo, tình hình tài chính khơng lành mạnh và phải có phương án kinh doanh hợp lý. Do đặc điểm kinh doanh phần lớn của các DNNVV hiện nay là hoạt động theo kiểu gia đình, nhỏ lẻ nên sổ sách kế toán chưa phản ảnh thực sự năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Vì vậy, qua phân tích thực trạng vay vốn của các DNNVV tại Vietbank HCM cho chúng ta thấy được phần lớn nhu cầu vốn, hạn chế cũng như sự khó khăn của các DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn vay tại Vietbank HCM.

2.3. Kết quả khảo sát về việc mở rộng hoạt động tín dụng của các DNNVV trên địa bàn TP HCM địa bàn TP HCM

2.3.1. Kết quả khảo sát từ phía DNNVV

- Kết quả khảo sát này đối với 50 DNNVV đã có quan hệ vay vốn, bảo lãnh và sử dụng các dịch vụ tại các NHTM như Vietbank, Eximbank, VIB, MSB, Agribank ở khu vực TP HCM. Do đó, câu hỏi chủ yếu đi sâu vào những đặc điểm về vốn, ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo và những khó khăn, vướng mắc của các DNNVV khi tiếp cần nguồn vốn ngân hàng để từ đó có những giải pháp hỗ trợ cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng tốt hơn.

2.3.1.1. Tổng quát tình hình các DNNVV qua mẫu điều tra

- Loại hình doanh nghiệp: Trong số 50 DNNVV được khảo sát tại khu vực TP

HCM, đa phần các là công ty TNHH (chiếm 48%), công ty CP (chiếm 36%), DNTN (chiếm 12%), còn lại là các loại hình doanh nghiệp khác như XTX, Cty NN chiếm 4%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 63)