Cơ cấu dư nợ DNNVV theo nhóm nợ giai đoạn năm 2009-2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 60)

ĐVT: tỷ đồng

Dư nợ theo nhóm nợ

DNNVV

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 246 100% 507 100% 714 100% 261 106,1% 207 40,8% -Nợ nhóm 1 239 97,2% 495 97,6% 686 96,1% 256 107,1% 191 38,6% -Nợ nhóm 2 5 2,0% 7 1,4% 16 2,2% 2 40,0% 9 128,6% -Nợ từ nhóm 3-5 2 0,8% 5 1,0% 12 1,7% 3 150,0% 7 140,0% (Nguồn: phịng tín dụng Vietbank HCM)

- Tỷ trọng nợ nhóm 1 của DNNVV là 97,2% năm 2009, 97,6% năm 2010 và 96,1% năm 2011. Tỷ trọng này giảm trong năm 2011 là do nợ nhóm 2 trong năm 2011 tăng lên từ 7 tỷ đồng lên 16 tỷ đồng tương đương 128% và nợ nhóm 3 đến nhóm 5 tăng từ 5 tỷ lên 12 tỷ đồng tương đương 140%. Nợ quá hạn tăng lên đáng kể trong năm 2011 do tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn nhất là các ngành xây dựng, bất động sản, thủy sản,..làm cho hàng hóa bán không được, hàng tồn kho tăng, một số doanh nghiệp bán lỗ để thu hồi vốn.

 Cơ cấu dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo

Bảng 2.13: Cơ cấu dư nợ DNNVV theo TSĐB năm 2009-2011 ĐVT: tỷ đồng

Phân chia loại hình TSĐB

Năm 2009 Năm 2010 Năm2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Dư nợ DNNVV có TSĐB 246 100% 507 100% 714 100% -Tài sản là BĐS 221 90% 436 86% 636 89%

-Tài sản là máy móc, nhà xưởng,

- Tổng dư nợ cho vay tại Vietbank HCM có 100% là tài sản đảm bảo. Trong đó, tỷ trọng tài sản đảm bảo là bất động sản là 90% năm 2009, 86% năm 2010 và 89% năm 2011. Cịn lại tài sản đảm bảo là máy móc, nhà xưởng, khoản phải thu và hàng tồn kho. Việc áp dụng cho vay các DNNVV có tài sản đảm bảo không phải là bất động sản cho những doanh nghiệp có uy tín và có tình hình tài chính lành mạnh. Tỷ lệ cho vay này giảm trong năm 2010 do Vietbank HCM đẩy mạnh cho vay ngắn hạn DNNVV nên điều kiện về tài sản thoáng hơn đối với những doanh nghiệp tốt làm ăn có lãi. Tuy nhiên, sang năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống, do năm 2011 các DNNVV gặp nhiều khó khăn để đảm bảo an tồn và khơng mất vốn thì đa số các doanh nghiệp vay đều có tài sản là bất động sản.

 Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV

Bảng 2.14: So sánh tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV với nợ quá hạn cả chi nhánh

ĐVT: tỷ đồng

Tỷ Lệ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ 809 1.318 1.250

-Dư nợ DNNVV 246 507 714

-Tổng nợ quá hạn 11,5 18,5 37

-Nợ quá hạn DNNVV 7 12 28

Nợ quá hạn toàn chi nhánh/dư nợ toàn chi nhánh 1,42% 1,40% 2,96% Nợ quá hạn DNNVV/dư nợ toàn chi nhánh 0,87% 0,91% 2,24% Trong đó nợ quá hạn DNNVV/dư nợ của DNNVV 2,85% 2,37% 3,92% Trong đó nợ xấu DNNVV/dư nợ của DNNVV 0,81% 0,99% 1,68%

(Nguồn: phịng tín dụng Vietbank HCM)

- Nợ quá hạn của toàn Vietbank HCM là 1,42% năm 2009, 1,40% năm 2010 và 2,96% năm 2011. Nợ quá hạn tăng lên mạnh trong năm 2011 do nợ quá hạn của DNNVV tăng cao từ 7 tỷ đồng năm 2009 lên 28 tỷ đồng năm 2011 (tăng lên hơn gấp đôi từ 2010 đến năm 2011), do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho do việc kinh doanh của DNNVV không hiệu quả, những dự án, phương án chậm so với

tiến độ, dòng tiền của các DNNVV về chậm so với dự kiến ban đầu nên dẫn đến nợ quá hạn tăng lên cao trong năm 2011.

Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn của DNNVV qua các năm 2009-2011.

7 tỷ 12 tỷ 28 tỷ 0 5 10 15 20 25 30

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tóm lại: Hoạt động cho vay đối với DNNVV được sự quan tâm hàng đầu của

Ban lãnh đạo Vietbank nói chung và Vietbank HCM nói riêng. Dư nợ cho vay nhóm khách hàng này tăng trưởng nhanh chóng từ năm 2009 trở về sau về dư nợ cũng như số lượng DNNVV vay vốn tại Vietbank HCM. Tỷ lệ cho vay cầm hàng hóa, nhà xưởng và máy móc thiết bị ngày càng tăng dần lên thay thế bởi tài sản đảm bảo là bất động sản điều đó đã tạo ra sự thơng thống cho việc cấp tín dụng cho các DNNVV.

Cùng với sự thuận lợi về chính sách cho vay đối với các DNNVV của Vietbank HCM và nhiều chủ trương khuyến khích của Đảng và Nhà nước ta hiện nay thì việc cho vay DNNVV cũng gặp khơng ít khó khăn như lãi suất cho vay cao, chính sách chưa ổn định một số DNNVV phải tạm ngưng sản xuất do khơng bù đắp nổi chi phí dẫn đến thua lỗ. Điều đó, dẫn đến nợ quá hạn của DNNVV ngày càng tăng cao, cho thấy chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng này ngày càng giảm đi. Đó cũng là lý do nợ quá hạn trong năm 2011 của DNNVV tại Vietbank HCM cao gần gấp đôi so với các năm trước. Thêm vào đó, một số DNNVV tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thì rất khó khăn do thiếu tài sản đảm bảo, tình hình tài chính khơng lành mạnh và phải có phương án kinh doanh hợp lý. Do đặc điểm kinh doanh phần lớn của các DNNVV hiện nay là hoạt động theo kiểu gia đình, nhỏ lẻ nên sổ sách kế tốn chưa phản ảnh thực sự năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Vì vậy, qua phân tích thực trạng vay vốn của các DNNVV tại Vietbank HCM cho chúng ta thấy được phần lớn nhu cầu vốn, hạn chế cũng như sự khó khăn của các DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn vay tại Vietbank HCM.

2.3. Kết quả khảo sát về việc mở rộng hoạt động tín dụng của các DNNVV trên địa bàn TP HCM địa bàn TP HCM

2.3.1. Kết quả khảo sát từ phía DNNVV

- Kết quả khảo sát này đối với 50 DNNVV đã có quan hệ vay vốn, bảo lãnh và sử dụng các dịch vụ tại các NHTM như Vietbank, Eximbank, VIB, MSB, Agribank ở khu vực TP HCM. Do đó, câu hỏi chủ yếu đi sâu vào những đặc điểm về vốn, ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo và những khó khăn, vướng mắc của các DNNVV khi tiếp cần nguồn vốn ngân hàng để từ đó có những giải pháp hỗ trợ cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng tốt hơn.

2.3.1.1. Tổng quát tình hình các DNNVV qua mẫu điều tra

- Loại hình doanh nghiệp: Trong số 50 DNNVV được khảo sát tại khu vực TP

HCM, đa phần các là công ty TNHH (chiếm 48%), cơng ty CP (chiếm 36%), DNTN (chiếm 12%), cịn lại là các loại hình doanh nghiệp khác như XTX, Cty NN chiếm 4%.

Biểu đồ 2.4: Theo loại hình doanh nghiệp

- Vốn điều lệ của doanh nghiệp: Do phần lớn là các DNNVV hoạt động theo

kiểu gia đình, qui mơ nhỏ và phát triển từ các cơ sở nhỏ lẻ, hộ gia đình đi lên nên

DN khác 4% Cty TNHH 48% DN tư nhân 12% Cty CP 36%

nguồn vốn hoạt động thấp. Qua khảo sát 50 DNNVV tại TP HCM thì các DNNVV có vốn điều lệ là 1-3 tỷ đồng (chiếm 42%); DNNVV có vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng (chiếm 28%); DNNVV có vốn từ 3-5 tỷ đồng (chiếm 20%), còn lại 10% là lớn hơn 5 tỷ đồng. Nhìn chung, nguồn vốn các DNNVV qua khảo sát còn rất thấp trong điều kiện kinh doanh hiện nay nên muốn mở rộng sản xuất kinh doanh hay tăng qui mơ lên thì các DNNVV rất cần đến nguồn vốn từ ngân hàng tài trợ. Do đặc điểm của các DNNVV là nhỏ lẻ, qui mô thấp nên khó huy động vốn thơng qua kênh phát hành cổ phiếu, trái phiếu nên nguồn vốn ngân hàng được xem là kênh tài trợ vốn chính thức cho các DNNVV.

- Ngành nghề kinh doanh: Khi chia theo lĩnh vực hoạt động thì ngành thương

mại chiếm cao nhất (chiếm 34%), đến ngành sản xuất (chiếm 32%), ngành xây dựng (chiếm 20%), còn lại là ngành dịch vụ (chiếm 14%). Do đặc điểm của ngành thương mại là hoạt động mua đi và bán lại nên nguồn vốn rất lớn do đó các khách hàng nhóm này trong các NHTM thường chiếm tỷ trọng cao và có nhu cầu vốn thường xuyên. Thông thường các ngân hàng cấp hạn mức vốn lưu động cho các DNNVV loại hình này với thời gian 12 tháng và thời gian mỗi khế ước nhận nợ tùy thuộc vào vòng quay vốn của các doanh nghiệp. Tiếp đến là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất do là DNNVV vốn ít nên khi muốn mở rộng sản xuất như xây nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc thì các doanh nghiệp vay ngân hàng với thời gian từ 3 đến 5 năm và căn cứ vào nguồn trả hàng tháng và quý của khách hàng, thêm vào đó ngân hàng còn cấp thêm hạn mức vốn lưu động để cho các DNNVV phục vụ sản xuất và kinh doanh. Nhóm ngành cũng phát triển mạnh hiện nay là ngành xây dựng, do nhu cầu vốn để thực hiện các dự án trúng thầu nên nguồn vốn cần cũng rất lớn thông thường nhu cầu cấp bảo lãnh và hạn mức tín dụng ngắn hạn. Trong năm 2011 và dự kiến đến năm 2012 tình hình kinh tế trong nước và thế giới hết sức khó khăn, một số dự án ngừng triển khai, nhu cầu xây dựng giảm nên nhóm ngành này hiện nay đang hạn chế và có định hướng thu hẹp tín dụng lại ở các NHTM.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của DNNVV Sản xuất Sản xuất 32% Thương mại 34% Dịch vụ 14% Xây dựng 20%

2.3.1.2. Đặc điểm quá trình phát triển của các DNNVV

- Nguồn tài trợ vốn điều lệ của các DNNVV: Các DNNVV được hình thành

phần lớn là tiết kiệm từ cá nhân và gia đình (chiếm 38%), vay mượn từ bạn bè và người thân (chiếm 36%), còn lại là vay các NHTM là 26%. Qua mẫu điều tra cho thấy khi thành lập doanh nghiệp các DNNVV đa phần là sử dụng vốn từ tiết kiệm, bạn bè và người thân trong gia đình (chiếm 84%), cịn lại nhu cầu vay ngân hàng (chiếm 26%).

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn hình thành nên vốn điều lệ của DNNVV

Tiết kiệm từ cá nhân, gia đình 38% Vay mượn bạn bè, người thân 36% Vay NH, TCTD 26%

- Nguồn vốn gia tăng vốn điều lệ: Khi muốn tăng vốn để hoạt động công ty

thường sử dụng nguồn từ các thành viên và cổ đông hiện hữu (chiếm 41%), từ lợi nhuận giữ lại của công ty (chiếm 32%), từ các thành viên và cổ đông mới (chiếm 21%), còn lại là các nguồn khác như chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, khách hàng là 6%. Qua kết quả trên cho ta thấy phần lớn các DNNVV khi mốn tăng vốn thường là từ các thành viên cũ hay từ nội tại của doanh nghiệp như lợi nhuận giữ lại, chiếm dụng vốn của

khách hàng. Các DNNVV rất ngại cho các thành viên mới tham gia do bí quyết kinh doanh, việc quản lý doanh nghiệp và minh bạch thu chi. Cho nên khi muốn bổ sung vốn lưu động để kinh doanh đa phần các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng (chiếm 61%), từ người thân, bạn bè (chiếm 25%), từ nhà cung cấp (chiếm 14%).

2.3.1.3. Quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng

- Tiếp cận nguồn vốn ngân hàng: Theo số liệu khảo sát 50 doanh nghiệp thì có

đến 84% các doanh nghiệp có tiếp cận xin vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất, kinh doanh và còn lại 16% các doanh nghiệp chưa có vay vốn ngân hàng nhưng có quan hệ với ngân hàng về tiền gửi, chuyển tiền hay các dịch vụ ngân hàng khác.

- Thời gian vay vốn: Hầu hết các DNVN hiện nay là vay ngắn hạn chiếm 62%

với mục đích vay bổ sung vốn lưu động và 24% là các DNNVV có hai nhu cầu vừa vay ngắn hạn và vừa vay trung và dài hạn để mua máy móc thiết bị, xây nhà xưởng. Còn lại 14% các DNNVV vay để đầu tư tài sản dài hạn

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu về thời hạn cho vay của các DNNVV

Ngắn hạn, trung và dài hạn 24% Ngắn hạn 62% Trung và dài hạn 14%

- Nhu cầu vốn của DNNVV được ngân hàng tài trợ: Khảo sát 50 mẫu có đến

48% các DNNVV cho biết các ngân hàng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn của họ lý do các ngân hàng đưa ra là do nhu cầu vốn của doanh nghiệp tới đó, thiếu tài sản đảm bảo, có 20% là đáp ứng tốt nhu cầu của DNNVV, cịn 24% là khơng đáp ứng được nhu cầu vốn của các DNNVV lý do các doanh nghiệp mới thành lập, khơng có tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh không khả thi và 8% là các ngân hàng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu vốn của doanh nghiệp do được nhiều ngân hàng cấp hạn mức và các

doanh nghiệp chưa sử dụng tới dây là những doanh nghiệp hoạt động lâu năm, các sản phẩm kinh doanh đã ổn định trên thị trường.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu việc đáp ứng nguồn vốn cho DNNVV của ngân hàng

Đáp ứng chỉ một phần nguồn vốn thiếu hụt cty 48% Không đáp ứng được nguồn vốn thiếu hụt của cty

24% Đáp ứng hơn nguồn vốn thiếu hụt cty 8% Đáp ứng được nguồn vốn thiếu hụt cty 20% - - Tài sản đảm bảo: Đa số các DNNVV hiện nay vay vốn đều có tài sản đảm bảo là bất động sản khi vay vốn ngân hàng, tỷ lệ này (chiếm 70%), cịn nhà xưởng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải (chiếm 14%), khoản phải thu và hàng tồn kho (chiếm 10%), còn lại các giấy tờ có giá là 6%. Do hiện nay lãi suất cịn rất cao, tình hình nợ xấu của các ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ nên để giảm thiểu rui ro mất vốn thì các ngân hàng cho vay đều có tài sản đảm bảo là bất động sản đối với các DNNVV, các ngân hàng nhận tài sản là nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng tồn kho và khoản phải thu là nhận kèm với bất động sản và đó là những hàng hóa có tính thanh khoản cao các ngân hàng mới nhận.

- Điều đó gây hết sức khó khăn cho các DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do qui mô nhỏ, tài sản lại ít nên khi phỏng vấn các DNNVV thì có đến 36% DNNVV cho biết họ khơng có tài sản để thế chấp cho ngân hàng trong khi hoạt động kinh doanh họ rất tốt, 26% là khó khăn lãi suất cao, 10% cho biết là ngân hàng định giá tài sản của họ quá thấp so với giá trị thực tế, 16% cho biết điều kiện cấp tín dụng ngân hàng khó thực hiện, cịn lại 12% là các DNNVV khơng có mối quan hệ cá nhân.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tài sản đảm bảo khi vay vốn ngân hàng Bất động sản Bất động sản 70% Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải 14% Giấy tờ có giá 6% Hàng tồn kho,

khoản phải thu 10%

2.3.1.4. Định hướng trong thời gian tới: Có đến 32% DNNVV có định hướng

mở rộng kinh doanh hiện tại, 28% các DNNVV gia tăng thêm ngành nghề kinh doanh, 24% giữ nguyên hoạt động hiện tại và 16% chuyển sang hay thu hẹp qui mơ kinh doanh kho những khó khăn của thị trường hiện nay.

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu định hướng phát triển của DNNVV trong thời gian tới

Gia tăng thêm lĩnh vực kinh

doanh khác 28%

Đầu tư thêm qui mô kinh doanh

hiện tại 32% Giữ nguyên qui

mô hiện hữu 24% Chuyển sang kinh

doanh ngành khác hay thu hẹp

qui mơ 16%

Tóm lại: Qua kết quả kháo sát các DNNVV tại khu vực TP HCM ta thấy phần

lớn các DNNVV có vốn để hoạt động rất thấp, nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao là từ 1 đến 3 tỷ đồng chủ yếu là công ty TNHH, công ty CP và DNTN, nguồn vốn ban đầu phần lớn do tích góp từ bạn bè và các thành viên trong gia đình, các doanh nghiệp này hầu hết đều sử dụng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng và có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng việc đáp ứng được nhu cầu họ còn ở mức thấp chỉ 20% do tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh, năng lực tài chính, lãi suất cho vay quá cao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 60)