Tổng quát tình hình các DNNVV qua mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

2.3. Kết quả khảo sát về việc mở rộng hoạt động tín dụng của các DNNVV trên địa

2.3.1.1. Tổng quát tình hình các DNNVV qua mẫu điều tra

- Loại hình doanh nghiệp: Trong số 50 DNNVV được khảo sát tại khu vực TP

HCM, đa phần các là công ty TNHH (chiếm 48%), công ty CP (chiếm 36%), DNTN (chiếm 12%), cịn lại là các loại hình doanh nghiệp khác như XTX, Cty NN chiếm 4%.

Biểu đồ 2.4: Theo loại hình doanh nghiệp

- Vốn điều lệ của doanh nghiệp: Do phần lớn là các DNNVV hoạt động theo

kiểu gia đình, qui mô nhỏ và phát triển từ các cơ sở nhỏ lẻ, hộ gia đình đi lên nên

DN khác 4% Cty TNHH 48% DN tư nhân 12% Cty CP 36%

nguồn vốn hoạt động thấp. Qua khảo sát 50 DNNVV tại TP HCM thì các DNNVV có vốn điều lệ là 1-3 tỷ đồng (chiếm 42%); DNNVV có vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng (chiếm 28%); DNNVV có vốn từ 3-5 tỷ đồng (chiếm 20%), còn lại 10% là lớn hơn 5 tỷ đồng. Nhìn chung, nguồn vốn các DNNVV qua khảo sát còn rất thấp trong điều kiện kinh doanh hiện nay nên muốn mở rộng sản xuất kinh doanh hay tăng qui mơ lên thì các DNNVV rất cần đến nguồn vốn từ ngân hàng tài trợ. Do đặc điểm của các DNNVV là nhỏ lẻ, qui mơ thấp nên khó huy động vốn thơng qua kênh phát hành cổ phiếu, trái phiếu nên nguồn vốn ngân hàng được xem là kênh tài trợ vốn chính thức cho các DNNVV.

- Ngành nghề kinh doanh: Khi chia theo lĩnh vực hoạt động thì ngành thương

mại chiếm cao nhất (chiếm 34%), đến ngành sản xuất (chiếm 32%), ngành xây dựng (chiếm 20%), còn lại là ngành dịch vụ (chiếm 14%). Do đặc điểm của ngành thương mại là hoạt động mua đi và bán lại nên nguồn vốn rất lớn do đó các khách hàng nhóm này trong các NHTM thường chiếm tỷ trọng cao và có nhu cầu vốn thường xuyên. Thông thường các ngân hàng cấp hạn mức vốn lưu động cho các DNNVV loại hình này với thời gian 12 tháng và thời gian mỗi khế ước nhận nợ tùy thuộc vào vòng quay vốn của các doanh nghiệp. Tiếp đến là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất do là DNNVV vốn ít nên khi muốn mở rộng sản xuất như xây nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc thì các doanh nghiệp vay ngân hàng với thời gian từ 3 đến 5 năm và căn cứ vào nguồn trả hàng tháng và quý của khách hàng, thêm vào đó ngân hàng cịn cấp thêm hạn mức vốn lưu động để cho các DNNVV phục vụ sản xuất và kinh doanh. Nhóm ngành cũng phát triển mạnh hiện nay là ngành xây dựng, do nhu cầu vốn để thực hiện các dự án trúng thầu nên nguồn vốn cần cũng rất lớn thông thường nhu cầu cấp bảo lãnh và hạn mức tín dụng ngắn hạn. Trong năm 2011 và dự kiến đến năm 2012 tình hình kinh tế trong nước và thế giới hết sức khó khăn, một số dự án ngừng triển khai, nhu cầu xây dựng giảm nên nhóm ngành này hiện nay đang hạn chế và có định hướng thu hẹp tín dụng lại ở các NHTM.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của DNNVV Sản xuất Sản xuất 32% Thương mại 34% Dịch vụ 14% Xây dựng 20%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)