Dư nợ theo số lượng DNNVV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 59)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ DNNVV 246 507 714

Số lượng DNNVV 17 29 36

Tỷ lệ dư nợ/số lượng DNNVV 14,4 17,4 19,8

(Nguồn: phịng tín dụng Vietbank HCM)

- Cùng với sự tăng trưởng dư nợ cho các DNNVV thì số lượng DNNVV vay vốn tại Vietbank HCM cũng tăng lên đáng kể từ 17 doanh nghiệp năm 2009, năm 2010 là 29 doanh nghiệp và năm 2011 là 36 doanh nghiệp. Như vậy, trong vòng hai năm số lượng DNNVV vay vốn tại Vietbank HCM tăng hơn gấp đôi, cho thấy tiềm năng và xu hướng phát triển cho đối tượng khách hàng này rất lớn. Cùng với sự tăng lên của số lượng DNNVV thì tỷ lệ dư nợ trung bình của các DNNVV cũng tăng lên qua các năm như năm 2009 (14,4 tỷ đồng), năm 2010 (17,4 tỷ đồng) và năm 2011 (19,8 tỷ đồng). Tỷ lệ này nhìn chung cịn khá cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó Vietbank HCM nên đẩy mạnh tiếp thị, hỗ trợ nhiều hơn nữa để phát triển nhóm khách hàng là các DNNVV để cho tỷ trọng dư nợ giảm xuống để hạn chế rủi ro tại Vietbank HCM.

 Phân tích cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietbank HCM

- Tổng nhóm nợ: Theo bảng cơ cấu nhóm nợ tại Vietbank HCM thì ta thấy năm

2009 tỷ lệ nợ nhóm 1 là 98,7%, năm 2010 là 98,6%, năm 2011 là 97% và giảm gần 2% so với năm 2009 và năm 2010. Nguyên nhân là do lãi suất năm 2011 tăng khá cao (dao động từ 20%-22%), làm cho chi phí lãi vay tăng cao trong khi thị trường đầu vào - ra của một số DNNVV gặp nhiều khó khăn, sức mua thị trường giảm, hiệu quả kinh doanh không tốt nên nợ quá hạn DNNVV tăng trong năm 2011.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)