Quy mô tổng tài sản của các NHTMCP năm 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP bảo việt đến năm 2015 (Trang 47 - 50)

Đơn vị tính: T VND

Tên NHTMCP Vốn điều lệ Tổng tài sản Xếp hạng

Á Châu 9.377 202.454 1 KỹThương 6.932 150.291 2 Sài Gịn Thương Tín 6.700 141.799 3 Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 10.560 131.105 4 Hàng Hải 5.000 115.336 5 Quân Đội 7.300 109.623 6 Phương Nam 3.049 60.235 7 Sài Gòn 4.185 60.183 8 Đông Á 4.500 55.873 9 Việt Nam Tín Nghĩa 3.399 46.414 10 An Bình 3.831 37.999 11 Nhà Hà Nội 3.000 37.988 12 Liên Việt 3.650 34.985 13 Phát Triển Nhà TP.HCM 2.000 34.389 14 Dầu Khí Tồn Cầu 3.018 27.770 15 Việt Á 2.087 24.083 16 Tiên Phong 3.000 20.889 17 Nam Việt 1.820 20.016 18 Phương Đông 2.635 19.690 19 Sài Gịn Cơng Thương 2.460 16.812 20 Xăng Dầu Petrolimex 2.000 16.378 21 Nam Á 2.000 14.509 22 BAOVIET Bank 1.500 13.717 23 Kiên Long 3.000 12.628 24 Phương Tây 2.000 9.335 25 Gia Định 2.000 8.225 26

2.3.4.2 Cơ cấu tài sản

Xét về cơ cấu tài sản, thời điểm 31/12/2009, số dư tiền gửi & cho vay tại các TCTD khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của BAOVIET Bank (50,12%), chủ yếu để kinh doanh trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, tổng dư nợ cho vay đối với TCKT & cá nhân chỉ chiếm 30,95%. Đến 31/12/2010, dư nợ cho vay TCKT & cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (40,69%), số dư tiền gửi & cho vay tại các TCTD khác giảm mạnh, chỉ chiếm 31,75% tổng tài sản, cho thấy BAOVIET Bank đang dần chuyển hướng sang tăng trưởng cho vay đối với TCKT & cá nhân. Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế là nhiệm vụ trọng yếu và là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM; do vậy, việc BAOVIET Bank tăng trưởng tín dụng là tín hiệu tốt cho sự thành cơng trong q trình mở rộng thị phần; tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng mạnh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do bản chất của hoạt động tín dụng là phải chấp nhận mạo hiểm.

2.3.4.3 Quy mô vốn chủ sở hữu

Quy mô vốn chủ sở hữu là một trong những nhân tố quyết định quy mô hoạt động kinh doanh của NHTM; NHTM có vốn chủ sở hữu càng cao càng có nhiều cơ hội mở rộng đầu tư vào các hoạt động sinh lời, đa dạng sản phẩm - dịch vụ, phát triển thị phần hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Xét về quy mô vốn điều lệ, BAOVIET Bank với số vốn 1.500 tỷ VND xếp hạng 35 trong tổng số 37 NHTMCP trên thị trường vốn – tài chính – tiền tệ Việt Nam; NHTMCP có số vốn điều lệ cao nhất là NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam với số vốn điều lệ 10.560 tỷ VND. Vốn điều lệ thấ ộng vốn cũng như mức độ tăng trưởng tín dụng của BAOVIET Bank bị hạn chế, BAOVIET Bank mất đi nhiều cơ hội đầu tư vào các dự án sinh lời, khảnăng cạnh tranh thấp.

Để tăng quy mô hoạt động kinh doanh, tạo vị thế nhất định trong khối NHTMCP, việc tăng vốn chủ sở hữ

31/12/2011 trở thành áp lực cho ban quản trị BAOVIET Bank, bởi vì, với một ngân hàng trẻ, chưa có thương hiệu, quy mơ hoạt động kinh doanh nhỏ, chỉ số ROE thấp, chưa tạo được niềm tin với nhà đầu tư thì việc tăng 100% vốn điều lệ khó có thể hồn tất được trong thời gian ngắn.

2.3.4.4 Mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch

Một trong những yếu tố góp phần gia tăng thị phần hoạt động kinh doanh của các NHTM chính là mạng lưới hoạt động, các điểm giao dịch với khách hàng, nơi đây là đầu mối trực tiếp đưa sản phẩm, dịch vụ tiếp cận với khách hàng. Do vậy, tất cảNHTM đều nỗ lực mở rộng hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch nhằm tăng khảnăng cạnh tranh.

Trong năm đầu hoạt động, mạng lưới hoạt động của BAOVIET Bank gồm 01 Sở giao dịch đặt tại Thành phố Hà Nội, 01 Chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và 10 Phịng giao dịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đến năm 2010, BAOVIET Bank mở rộng hoạt động kinh doanh trên khắp các tỉnh miền Bắc, Trung và Nam, nâng tổng sốlượng lên 07 Chi nhánh và 24 Phòng giao dịch.

BAOVIET Bank là đơn vị mới gia nhập thị trường nên số lượng điểm giao dịch của BAOVIET Bank cịn ít hơn so với các NHTMCP khác. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động sẽ đưa thương hiệu đến gần gũi hơn với khách hàng, tiếp cận được sốđơng khách hàng, có cơ hội tăng doanh số, phát triển hoạt động kinh doanh; tuy nhiên, nếu đơn vị kinh doanh hoạt động không hiệu quả hoặc kém hiệu quả thì sẽ mang lại gánh nặng về chi phí quản lý cho tồn hàng; vì vậy, ban quản trị BAOVIET Bank luôn cẩn trọng trong kế hoạch phát triển mạng lưới.

Để kiểm soát tốc độ phát triển mạng lưới của các NHTM, NHNN dự thảo ban hành những quy định chặt chẽhơn về các điều kiện cho phép NHTM mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch…, những quy định này sẽ là rào cản lớn cho BAOVIET Bank trong việc gia tăng mạng lưới hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP bảo việt đến năm 2015 (Trang 47 - 50)