Đánh giá giá trị trung bình năng lực cạnh tranh của Eximbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 70 - 77)

5. Kết cấu của đề tài

3.6. Đánh giá trị số trung bình

3.6.2. Đánh giá giá trị trung bình năng lực cạnh tranh của Eximbank

Qua kết quả tính giá trị trung bình của biến cạnh tranh, ta thấy giá trị trung bình = 3.535, độ lệch chuẩn 0.71. Khách hàng đánh giá năng lực cạnh tranh của Eximbank ở mức trên trung bình. Điều này cho thấy khách hàng chấp nhận sử dụng sản phẩm dịch vụ của Eximbank chỉ ở mức tương đối. Do đĩ, để cĩ cơ sở đánh giá thêm về năng lực cạnh tranh của Eximbank cần mở rộng nghiên cứu thêm các tổ chức tài chính, tín dụng khác cùng ngành, để tìm cách khắc phục những yếu điểm cạnh tranh nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, được khách hàng chấp nhận, để tồn tại và phát triển.

3.7. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC THÀNH PHẦN TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA E IMBANK

- Thành phần hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hĩa sản phẩm, dịch vụ: Giá trị trung bình về năng lực cạnh tranh đối với thành phần này tương đối cao hơn các thành phần cịn lại (3.916). Cho thấy việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tương đối hiệu quả, kết luận này cĩ thể được giải thích rõ hơn thơng qua thực trạng sau đây:

Đến tháng 5/2012, Eximbank cĩ 205 điểm giao dịch trên tồn quốc (gồm cĩ: 1 Sở Giao dịch, 1 văn phịng đại diện, 40 chi nhánh, 159 phịng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm và 3 điểm giao dịch), trong đĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh cĩ 85 điểm giao dịch, chiếm 41% tổng số điểm giao dịch của Eximbank. Cĩ thể nĩi, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường quan trọng của Eximbank, một phần do đây là một thành phố lớn, năng động và phần khác do Hội sở chính của Eximbank đĩng tại đây. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm tăng cường kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng, đảm bảo mang lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng giao dịch. Khách hàng cĩ thể mở tài khoản tại một Chi nhánh nhưng cĩ thể giao dịch tại bất kỳ Chi nhánh nào khác trong hệ thống Eximbank. Tuy vậy, số điểm giao dịch của Eximbank trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn thấp hơn Sacombank (110 điểm giao dịch) hay ACB (148 điểm giao dịch) hay SCB sau khi hợp nhất 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gịn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (123 điểm giao dịch).

Eximbank hiện đã cĩ mối quan hệ đại lý với hơn 859 ngân hàng tại hơn 82 quốc gia khác nhau trên thế giới. Quan hệ đại lý của Eximbank phủ khắp khơng chỉ ở những thị trường phát triển, những thị trường cĩ nhiều giao dịch ngoại thương với Việt Nam, những thị trường mới nổi mà cịn cả ở những thị trường tiềm năng trong tương lai. Eximbank cĩ quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn và cĩ uy tín trên thế giới như Standard Chartered Bank, JP Morgan Chase, Citibank, Bank Of New York Mellon, Deutsche Bank AG, Wells Fargo Bank, Sumitomo Mitsui Banking Corporation,….

Để các điện thanh tốn được chuyển đi nhanh, rút ngắn thời gian trong xử lý giao dịch thanh tốn quốc tế, cĩ các giá phí tốt nhất và các tiện ích cao nhất để tạo thuận lợi cho các giao dịch của khách hàng, tiết giảm chi phí cho khách hàng,... Eximbank đã khơng ngừng mở rộng mối quan hệ, thương lượng với các ngân hàng đối tác để cĩ chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Cĩ thể nĩi, uy tín và thanh thế của Eximbank liên tục được nâng cao trên thị trường quốc tế. Các ngân hàng nước ngồi thường xem Eximbank là một trong những đối tác họ nghĩ đến đầu tiên khi muốn giao dịch hợp tác với Việt Nam. Khơng những thế nhiều ngân hàng nước ngồi cịn đề nghị Eximbank với uy tín của mình đứng ra bảo lãnh cho các ngân hàng khác của Việt Nam. Tuy nhiên, Eximbank vẫn chưa cĩ các Chi nhánh tại nước ngồi nhằm phục vụ cho nhu cầu giao dịch ra nước ngồi ngày càng cao cho khách hàng trong nước và kiều bào ở nước ngồi hay người nước ngồi muốn làm ăn tại Việt Nam.

Năm 2012 là một năm đầy khĩ khăn cho ngành ngân hàng tại Việt Nam, cả trong huy động vốn lẫn cho vay, nợ xấu luơn duy trì ở mức cao. Trong những tháng đầu năm lạm phát tăng cao, trần lãi suất huy động bị khống chế ở mức 12%, khơng hấp dẫn người gửi tiền, nguồn vốn huy động tồn hệ thống cĩ xu hướng giảm. Do đĩ, để cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc huy động vốn, Eximbank luơn đưa các chương trình khuyến mãi huy động vốn với các sản phẩm dịch vụ đa dạng phục vụ tối đa mọi nhu cầu của khách hàng, như chương trình “Tiết kiệm tích lũy tiền lương”, “Phong cách mùa hè”, “Tiết kiệm cho con yêu” …

Về tăng trưởng tín dụng, do hàng tồn kho lớn, sản xuất của các khách hàng đang suy giảm nghiêm trọng, các ngân hàng khĩ khăn trong thu nợ (gốc, lãi), nợ xấu cĩ xu hướng tăng cao. Một số lĩnh vực cho vay cần ưu tiên như cho vay nơng nghiệp, nơng thơn gặp nhiều khĩ khăn do khách hàng vay khơng đủ điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay (khơng cĩ phương án sản xuất - kinh doanh cĩ hiệu quả khơng cĩ hoặc khơng đủ tài sản bảo đảm, tình hình tài chính khơng minh bạch, nợ xấu phát sinh do khơng tiêu thụ được sản phẩm...).

Nhìn chung, với tình hình kinh doanh khĩ khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008 đến nay, đồng thời với sự giám sát chặt

chẽ của NHNN do “sức khỏe” của các NHTM trong nước ngày càng suy yếu, Eximbank khĩ cĩ thể mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, luơn phải đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu khắt khe nhất của khách hàng để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng.

- Thành phần năng lực điều hành và chất lượng nguồn nhân lực: Giá trị trung bình của năng lực cạnh tranh đối với thành phần này tương đối thấp (3.749). Cho thấy cần phải xem xét và nâng cao hiệu quả cơng tác điều hành, tuyển dụng và đào tạo, đánh giá nguồn nhân lực.

Các lãnh đạo cấp cao trong Hội động quản trị và bộ máy điều hành là những người cĩ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cĩ trình độ. Điều đĩ thể hiện qua kết quả kinh doanh của Eximbank trong những năm gần đây, luơn luơn đạt được các chỉ tiêu trên mức kế hoạch đã đặt ra và đạt nhiều giải thưởng như Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2012 do tạp chí AsiaMoney bình chọn, được tạp chí The Banker tiếp tục xếp hạng vào Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2012 và các giải thưởng trong nước khác.

Tuy nhiên, cũng cĩ một số lãnh đạo tại các Chi nhánh, điểm giao dịch, vì tư lợi cá nhân hoặc do tình hình kinh doanh khĩ khăn đã bất chấp những quy định gây tổn hại lớn đến hoạt động kinh doanh tại đơn vị, làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Eximbank.

Ngun nhân một phần do cơng tác tuyển dụng tại Eximbank chưa thật sự hiệu quả và cơng bằng, dẫn đến việc tuyển nhân viên thiếu năng lực, kỹ năng chuyên mơn, khơng đáp ứng được cơng việc, làm tăng chi phí đào tạo.

Hàng năm, Trung tâm đào tạo tại Eximbank cĩ tổ chức nhiều lớp huấn luyện nghiệp vụ cũng như các kỹ năng cho cán bộ từ sơ cấp đến cấp cao và nhân viên. Tuy nhiên, các giáo trình thường mang tính học thuật, khơng sát với thực tế; khơng chuyên sâu vào từng cơng việc của mỗi cán bộ, nhân viên; chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo đội ngũ kế thừa, khơng cĩ chính sách, chương trình hoạch định phát triển nhân viên một cách hiệu quả. Phần lớn nhân viên tại Eximbank phải tự đào tạo thơng qua các chương trình bên ngồi để nâng cao học vấn, cịn việc hồn thiện các

kỹ năng mềm hầu như bị bỏ ngõ. Việc đào tạo nhân viên mới chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu thơng qua việc nhân viên cũ đào tạo nhân viên mới dựa trên kinh nghiệm của mình.

Bên cạnh đĩ, việc đào tạo kỹ năng chăm sĩc khách hàng chưa được chú trọng, chưa cĩ quy định và chế tài cụ thể, thưởng phạt rõ ràng. Do đĩ, khơng khuyến khích nhân viên tích cực hồn thiện các kỹ năng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách hàng.

- Thành phần năng lực tài chính: Giá trị trung bình của năng lực cạnh tranh đối với thành phần năng lực tài chính thấp (3.514). Cho thấy cần phải xem xét và nâng cao thành phần này.

Bảng 3.18. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm hoạt động

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 12.844 13.353 13.511 16.303 Tổng tài sản cĩ (tỷ đồng) 48.248 65.448 131.111 183.567 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 21.232 38.580 62.346 74.663 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 969 1.533 2.378 4.056 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (%) 4,71 1,82 1,42 1,61 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) (%) 1,74 1,99 1,85 1,93 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) (%) 7,43 8,65 13,51 20,39 Tỷ lệ an tồn vốn CAR (%) 45,89 26,87 17,79 12,94

(Nguồn: Báo cáo thường niên Năm 2011 của Eximbank)

Tình hình tài chính tại Eximbank tăng trưởng ổn định qua các năm. Eximbank là một trong những ngân hàng cĩ tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao trong khối NHTM, tỷ lệ an tồn vốn luơn ở mức cao, trên 9% theo quy định tại thơng tư số 13/TT/NHNN ngày 25/10/2010 của NHNN. Tổng tài sản cĩ và tổng dư nợ tăng nhanh qua các năm. Trong đĩ, tỷ lệ nợ xấu được kiểm sốt khá tốt từ 4,71% (năm 2008) giảm xuống cịn 1,61% (năm 2011). Lợi nhuận tăng đều qua các năm và bứt phá vào năm 2011 với mức lợi nhuận trước thuế là 4.056 tỷ đồng.

Tuy nhiên, với tình hình thơng tin hoạt động của các ngân hàng trong các năm gần đây, đặc biệt là trong những tháng đầu của năm 2012 làm khách hàng hồi nghi tính trung thực của số liệu trong các báo cáo tài chính mà các ngân hàng đưa ra. Do đĩ, Eximbank cần củng cố chất lượng hoạt động kinh doanh, tăng cường tính trung thực và minh bạch các số liệu cung cấp đến khách hàng thơng qua các cơng ty kiểm tốn tầm cỡ quốc tế như PricewaterhouseCoopers hay Ernst & Young.

TĨM TẮT CHƢƠNG 3:

Tồn bộ kết quả nghiên cứu chính thức đã được trình bày trong Chương 3 với các phần chính: thơng tin mẫu nghiên cứu, đánh giá các thang đo, kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh của Eximbank.

Độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để kiểm định thang đo. Thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực từ 30 biến ban đầu chỉ cịn 23 biến được chấp nhận sau phân tích (trong đĩ biến TH2, PP4, NL1, NL7, NL8, CN1 và CN4 bị loại qua kiểm định Cronbach alpha). Qua kết quả phân tích EFA thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực được rút trích thành 5 thành phần thể hiện các đặc trưng chung của trực trạng quản trị điều hành và hoạt động kinh doanh của Eximbank. Mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh theo kết quả phân tích của đề tài, những nhân tố rút trích được đưa vào những phân tích sau.

Qua kết quả phân tích hồi quy, cho thấy những nhân tố 3 nhân tố: năng lực tài chính; năng lực điều hành và chất lượng nguồn nhân lực;hệ thống kênh phân tác động đến năng lực cạnh tranh của Eximbank. Cịn lại 2 nhân tố chưa thể kết luận được sự tác động của chúng trong nghiên cứu này do số liệu khơng cĩ ý nghĩa thống kê.

Những kết quả này là căn cứ và tiền đề để xây dựng 01 loạt các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Eximbank. Những giải pháp này, tác giả s trình bày trong Chương 4.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 70 - 77)