Sơ đồ hình ảnh của hố sau và bản lề cổ chẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật dị dạng chiari loại i (Trang 26 - 28)

Trong ảnh B ở hình 6-3: Sơ đồ hình ảnh của hố sau và bản lề cổ chẩm bình thường, với các mốc như sau:

AC: đường Twinning, điểm giữa B đi qua trung tâm NT4

D: điểm thấp nhất của rãnh trượt, bờ trước của lỗ chẩm (DY là đường kính trước sau của lỗ chẩm)

XY: đường Chamberlain (từ bờ sau của xương khẩu cái đến bờ sau của lỗ chẩm) T: điểm thấp nhất của hạnh nhân tiểu não

Z: đỉnh của mỏm nha: luôn ở dưới đường Chamberlain

Phần tô màu xám là bể lớn DNT có 2 phần: ở trong sọ và phía sau tủy

sống cổ, được phân chia bởi lỗ chẩm.

Còn ở hình 6-4 là sơ đồ hình ảnh bất thường của DDC loại I: hạnh nhân tiểu não (màu sẫm) nhọn đầu, tụt xuống phía dưới qua lỗ chẩm giống hình then cài cửa và làm lấp đầy bể lớn DNT.

Trong khi đó ở hình 6-5 là sơ đồ hình ảnh bất thường của DDC loại II: hạnh nhân tiểu não xuống rất thấp, đoạn C1-C2 và thân não nhất và NT4 cũng bị kéo xuống thấp (phía dưới đường Twinning).

Cịn ở hình 6-6 là sơ đồ của sự tụt hạnh nhân tiểu não do sự tăng áp lực nội sọ với các nguyên nhân khác như u não…, hạnh nhân tiểu não thì xuống thấp một chút qua lỗ chẩm, nhưng cực dưới hạnh nhân có hình vịm và kèm theo có lấp đầy các bể DNT ở hố sau và phía trước thân não.

Đo các kích thước của hố sọ sau thơng qua chụp CHT sọ não:

Sự xuống thấp của hạnh nhân tiểu não, chiều dài rãnh trượt, đường kính trước sau của lỗ chẩm, góc Boogard.

Chiều dài rãnh trượt được đo từ bờ trước lỗ chẩm đến đỉnh của lưng hố yên. Đường kính trước sau của lỗ chẩm hay cịn gọi là đường McRae’s - McR được đo từ bờ trước lỗ chẩm đến bờ sau lỗ chẩm

Góc Boogard tạo bởi đường McR và mặt của rãnh trượt

Mức độ thoát vị của hạnh nhân tiểu não được đo bằng đường vng góc từ điểm thấp nhất của hạnh nhân tiểu não đến đường MR

Hình 1.13: Các kích thước hố sọ sau, mức độ thốt vị hạnh nhân tiểu não và góc nền sọ [35], [36]

h: mức độ thoát vị hạnh nhân tiểu não

CHT thường hay sử dụng là loại 1.5 hoặc 3.0 Tesla. Tất cả được đo trên hình ảnh chuỗi xung T1 với độ dày của các lát cắt từ 3 - 5 mm, khoảng cách giữa các lát cắt từ 2 - 10 mm. Milhorat và cộng sự dựa trên nghiên cứu 364 BN DDC loại I thấy có sự tương quan giữa sự thốt vị của hạnh nhân tiểu não và chiều dài rãnh trượt là tỷ lệ nghịch và tỷ lệ thuận với kích thước của lỗ chẩm và góc Boogard. Nghĩa là mức độ xuống thấp của hạnh nhân tiểu não thì kèm theo với mức độ ngắn của chiều dài rãnh trượt và với kích thước lỗ chẩm rộng và góc Boogard lớn tạo nên hố sau có hình giống cái phễu [1].

Ngồi ra cịn có cách thức đo kích thước hố sọ sau thơng qua các kích thước khác nữa như chiều cao xương chẩm được tính từ trung tâm của ụ chẩm trong đến bờ sau của lỗ chẩm.

Đường kính trước sau của hố sọ sau được tính từ lưng yên đến điểm trên ụ chẩm trong 1 cm.

Chiều cao của hố sọ sau được tính từ bờ trên của hố sọ sau (Gối của thể trai) xuống vng góc với đường kính của lỗ chẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật dị dạng chiari loại i (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)