Tạo hình miệng nối xa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) kết quả áp dụng phương pháp phẫu thuật phối hợp can thiệp nội mạch một thì điều trị bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới (Trang 27 - 28)

A: Cuff Miller B: Miếng vá Taylor [39]

Các kỹ thuật lấy tĩnh mạch

Lấy TM hiển mổ mở: Tốt nhất là có siêu âm đánh dấu trước mổ (mapping). Đường rạch da nằm ngay trên TM hiển (có thể liên tục hoặc cách quãng) để giảm thiểu các biến chứng liên quan đến vạt da đùi. TM hiển được lấy phải ít sang chấn, khơng có vị trí hẹp và có chiều dài phù hợp với cầu nối.

Lấy TM hiển nội soi: Gần đây được áp dụng nhiều đặc biệt trong phẫu thuật bắc cầu chủ vành, phương pháp này ít biến chứng hơn, ít nhiễm trùng hơn tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho thấy kết quả cầu nối lâu dài kém hơn. Nối các đoạn TM ngắn để tạo đoạn TM ghép đủ dài: Được áp dụng khi lấy TM hiển bé, TM đầu và TM nền ở tay để làm cầu nối [58],[59].

Kết quả điều trị

28

+ Chảy máu: cần hạn chế bằng cầm máu tốt trong phẫu thuật, kiểm tra kỹ mạch ghép và miệng nối.

+ Tắc mạch sớm: xuất hiện dưới 30 ngày, thường liên quan đến nhận định thương tổn chưa tốt hoặc lỗi kỹ thuật, cần mổ lại sớm.

+ Tắc mạch muộn: sau mổ trên 30 ngày, do quá trình tăng sinh nội mạc tại lịng mạch ghép. Có thể chẩn đoán sớm vùng mạch hẹp và xử trí bằng nong mạch/ phẫu thuật qua theo dõi siêu âm định kỳ.

+ Nhiễm trùng: có thể nơng hoặc sâu, cần điều trị kháng sinh và che phủ kín mạch máu. Nhiễm trùng mạch nhân tạo là một biến chứng rất nặng và cần phải loại bỏ mạch nhân tạo, có thể cần thay thế bằng cầu nối ngoài giải phẫu với TM tự thân hoặc TM đồng loài đơng lạnh.

+ Rị bạch huyết: hay gặp ở vùng bẹn và có thể gây nhiễm trùng mạch ghép. Cần hạn chế biến chứng này bằng phẫu tích đúng lớp và kiểm soát khâu tốt các hạch bạch huyết vùng bẹn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) kết quả áp dụng phương pháp phẫu thuật phối hợp can thiệp nội mạch một thì điều trị bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)