A: Stent nong bằng bóng; B: Stent tự nở [65]
c. Tái thông mạch bằng thuốc tiêu sợi huyết và thiết bị cắt nội mạc mạch máu (Atherectomy)
Ba nghiên cứu những năm 1990 khi sử dụng phức hợp các thuốc tiêu sợi huyết Tpa (Tác nhân hoạt hóa plasminogen tổ chức - Recombinant tissue plasminogen activator) phối hợp giữa alteplase, reteplase và tenecteplase so sánh với phẫu thuật cho thấy lợi ích rõ rệt của các thuốc này cho các tổn thương tắc mạch nhân tạo hoặc tắc mạch chi cấp tính dưới 14 ngày. Các thuốc tiêu sợi huyết được bơm qua một catheter đến vị trí huyết khối gây tắc mạch, cũng như phối hợp với các biện pháp cơ học để đẩy nhanh quá trình ly giải của huyết khối. Về sau một số thiết bị được chế tạo để có thể “xịt” tPA hoặc dung dịch heparin vào huyết khối, sau 10 đến 30 phút khi cục huyết khối đã được “mềm hóa” sẽ được hút ra ngoài. Về kỹ thuật trong can thiệp mạch huyết khối mới điều trị sẽ hiệu quả hơn so với huyết khối cũ. Một guidewire được đặt xuyên qua huyết khối và sau đó một thiết bị được chế tạo để có thể bơm tPA lên tồn bộ tổ chức huyết khối. Liều tPA thông thường là 1-2mg/h trong 4 đến 6h và sau đó giảm nửa liều. Tái thông mạch máu được kiểm tra
37
bằng chụp mạch cũng như biến chứng chảy máu cần được theo dõi trong suốt quá trình điều trị [67],[68],[69].
Với các mảng vữa xơ tắc nghẽn mạn tính trong lịng mạch các thiết bị cắt nội mạch mạch máu (atherectomy devices) đã được phát triển. Nội mạc mạch máu được cắt bởi các lưỡi dao và sau đó thu thập ở đầu thiết bị để kéo ra ngoài. Các thiết bị mới hơn cho phép hút các mảnh nội mạch ra ngoài sau khi được cắt bỏ, giảm các nguy cơ tắc mạch phía ngoại vi. Nguy cơ tái hẹp sau cắt nội mạc mạch máu còn tương đối cao.