Minh họa một số cầu nối ngoại vi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) kết quả áp dụng phương pháp phẫu thuật phối hợp can thiệp nội mạch một thì điều trị bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới (Trang 30 - 32)

A: Cầu đùi chày sau bằng TM hiển phá van

B: Đường đi của TM hiển đảo chiều trên và dưới cơ may C: Các cầu nối vào ĐM dưới gối ngoài giải phẫu

Các biến chứng và kết quả điều trị của cầu nối ngoại vi

Các biến chứng thường gặp tương tự như bắc cầu đùi khoeo.

Kết quả lâu dài của phẫu thuật bắc cầu mạch ngoại biên phụ thuộc vào vật liệu dùng để bắc cầu mạch máu. TM tự thân vẫn là vật liệu có kết quả điều trị lâu dài tốt nhất. Một số tác giả trên thế giới đã nghiên cứu so sánh kết quả lâu dài của TM tự thân và mạch nhân tạo:

+ Veith và cộng sự nghiên cứu trên 360 bệnh nhân cho thấy sau 2 năm, tỷ lệ cầu nối cịn thơng của hai nhóm này tương ứng là 76% và 54% [62].

+ Londrey và cộng sự nghiên cứu trên 253 cầu nối cho thấy tỷ lệ mạch cịn thơng sau 5 năm phẫu thuật của TM tự thân là 63%, so với 28% và 7% của hai loại mạch nhân tạo khác nhau (PTFE và Dacron) [63].

+ Sayers và cộng sự nghiên cứu 635 cầu nối của 518 bệnh nhân cho thấy sau 2 năm, tỷ lệ TM tự thân cịn thơng là 54 - 56% và PTFE là 31 - 37% [64].

31

1.2.4. Các phương pháp can thiệp mạch máu có thể áp dụng trong Hybrid

1.2.4.1. Chỉ định

Chỉ định cho nong động mạch qua da được áp dụng cho tổn thương hẹp/ tắc nghẽn mạch máu có triệu chứng trên lâm sàng hoặc khơng có triệu chứng nhưng có nguy cơ biến chứng cao (ví dụ với mạch vành).

Chỉ định đặt stent sau nong mạch bao gồm: Lóc tách gây ảnh hưởng đến tưới máu, hẹp trên 30% sau nong mạch bằng bóng, có chênh áp lớn. Đặt stent cho các can thiệp mạch cảnh và mạch thận, các tổn thương mạch máu dài có kết quả đặt stent tốt.

Vai trò của lấy huyết khối qua da và thuốc tiêu sợi huyết vẫn được tranh cãi, chỉ định chính của chúng được cân nhắc khi có tắc động mạch chi cấp tính hoặc huyết khối tĩnh mạch. Với BĐMCD lấy huyết khối có vai trị trong thiếu máu chi trầm trọng (CLI) tại các vị trí huyết khối hình thành theo cơ chế đơng máu nội sinh phía ngoại vi của mạch máu tổn thương.

Cắt nội mạc qua can thiệp (Atherectomy) cho tổn thương ngoại vi mạn tính là chủ trương của một số tác giả, nhưng vai trò của nó vẫn cịn gây tranh cãi.

Chỉ định nút tắc mạch bao gồm kiểm soát chảy máu, kiểm soát khối phồng mạch nhỏ, loại trừ các đường rị sau điều trị bằng giá đỡ mạch máu có vỏ (stentgraft). Ngồi ra cịn các bệnh lý khác không nằm trong BĐMCD như nút dị dạng mạch máu và cắt nguồn cấp máu của khối u [65].

1.2.4.2. Các phương pháp can thiệp nội mạch a. Nong động mạch bằng bóng

Trong kỹ thuật nong động mạch bằng bóng, vị trí mạch hẹp/ tắc được nong rộng bởi một bóng bơm căng từ phía trong ra. Lực này làm đứt gãy mảng vữa xơ và mở rộng lòng mạch. Việc mảng vữa xơ bị đứt gãy có thể gây lóc tách và có thể cần can thiệp đặt stent sau đó (hình 1.13).

32

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) kết quả áp dụng phương pháp phẫu thuật phối hợp can thiệp nội mạch một thì điều trị bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)