Giới thiệu sơ lược Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31 - 33)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

3.1 Giới thiệu sơ lược Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt Nam

Trước 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, khơng có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trị Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng thương mại. Đến năm 1990, do nhu cầu cải tổ hệ thống chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần. Ngày 23/05/1990, Hội đồng Nhà Nước ban hành pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng. Hai pháp lệnh này đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp. Với hai pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường. Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã xố bỏ được tính chất độc quyền nhà nước, góp phần đa dạng hố hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như về số lượng ngân hàng. Theo hình thức sở hữu, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN), NHTMCP, ngân hàng 100% vốn nước ngoài (NHNNg), ngân hàng Liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Nhìn vào xu hướng chung, số lượng các NHTMCP gia tăng rõ rệt trong giai đoạn 2007-2009 (đây là giai đoạn nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh tăng cao và thị trường tài chính sơi động tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các NHTMCP mới. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 lại chứng kiến sự sụt giảm trong số lượng các NHTMCP. Đây là giai đoạn các NHTMCP đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại tồn diện hệ thống ngân hàng theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” của Chính Phủ nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh. Bảng 3.1 trình bày chi tiết cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam qua các năm:

Bảng 3.1 Cơ cấu hệ thống NHTM tại Việt Nam qua các năm Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 NHTMNN 5 4 3 3 3 2 2 3 NHTMCP 34 40 39 38 35 34 33 34 Liên doanh 5 5 5 5 5 4 4 4 NHNNg và chi nhánh NHNNg 41 44 45 53 55 55 53 58 Tổng cộng 85 93 92 99 98 95 92 99 % số lượng NHTMCP 40% 43% 42% 38% 36% 36% 36% 34%

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của NHNN

Trong giai đoạn 2007 đến 2014 còn tồn tại một xu hướng vận động ngược chiều giữa số lượng các NHTMCP và NHNNg và chi nhánh NHNNg. Cụ thể số lượng của NHTMCP giảm từ 40 ngân hàng (năm 2008) xuống còn 34 trong khi con số của NHNNg - chi nhánh NHNNg không ngừng gia tăng từ 44 ngân hàng ( năm 2006) đến 58 ngân hàng (năm 2014). Diễn biến thị trường tài chính cũng hồn tồn giải thích được cho con số thống kê này: Khi các NHTMCP trong nước trong quá trình tái cơ cấu thì các NHNNg và chi nhánh NHNNg với nguồn vốn, quy mơ quản trị tốt hơn nhìn thấy cơ hội ở thị trường tài chính trong nước, đồng thời tận dụng cơ hội này để gia tăng thị phần của mình trên thị trường. Kết quả là tỷ trọng về số lượng NHTMCP giảm xuống so với toàn hệ thống ngân hàng thương mại, từ 40% năm 2007 xuống còn 34% vào năm 2014.

Số lượng NHTMCP Việt Nam nhiều nhưng không mạnh, nhiều NHTMCP hoạt động không chuyên nghiệp, chứa đựng rất nhiều rủi ro, yếu kém. Việc triển khai đồng bộ, nghiêm túc, nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đã làm lộ rõ những yếu kém cố hữu và những NHTMCP hoạt động kém lành mạnh. Khó khăn về thanh khoản chỉ là biểu hiện bên ngoài của những yếu kém nghiêm trọng bên trong về năng lực, hiệu quả quản trị, tài chính và kinh doanh của các NHTMCP đó. Các NHTMCP yếu kém này là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường tiền tệ rối loạn (lãi suất bị đẩy cao, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật, phá vỡ kỷ cương, kỷ luật thị trường).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)