Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 67 - 69)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

5.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính cho các NHTMCP Việt

5.2.3 Các giải pháp khác

Thứ nhất, tăng quy mô của các NHTMCP Việt Nam cả về số lượng lẫn chất

lượng. Theo như kết quả phân tích ở chương 4 thì nhân tố quy mơ có mối tương quan đồng biến chặt chẽ với địn bẩy tài chính. Qủa thực, sự tăng cường quy mô (thông qua nâng cao tổng tài sản) có thể tạo nên nhiều thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong công tác huy động vốn từ các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội. Thực tế, niềm tin của khách hàng có thể thay đổi một phần nào đó theo quy mơ ngân hàng. Nghĩa là, ngân hàng nào có quy mơ càng lớn, tài sản càng ổn định và

lành mạnh thì niềm tin càng vượt trội hơn và ngược lại. Hay nói đúng hơn, các ngân hàng càng gia tăng quy mô (thông qua con đường nâng cao tổng tài sản) thì sẽ càng thúc đẩy hơn nữa khả năng huy động vốn. Như vậy, kết quả nghiên cứu chiến lược trên là: ngân hàng sẽ có thể có nhiều khách hàng hơn, huy động được nhiều nguồn vốn hơn (với các chi phí khác nhau và các kỳ hạn khác nhau)để cùng tài trợ cho các kế hoạch kinh doanh hấp dẫn trong tương lai. Và đó cũng chính là phương án khả thi nhất giúp ngân hàng vay nợ tốt hơn,kinh doanh hiệu quả hơn và hội tụ đủ năng lực tài chính để phát triển vững mạnh hơn về sau.

Thứ hai, đa dạng hóa cơng cụ huy động vốn. Để quản trị CTTC hiệu quả và đảm bảo khả năng điều chỉnh linh hoạt đến CTTC, các NHTMCP cần đa dạng hóa các cơng cụ huy động vốn của mình nhằm đáp ứng khả năng thay đổi của CTTC mục tiêu qua từng thời kỳ. Hiện tại các ngân hàng chủ yếu huy động thông qua phương pháp truyền thống đó là gửi tiết kiệm, để huy động nhiều hơn, các ngân hàng cần quan tâm và đầu tư về các dịch vụ hiện đại như:

- Huy động thông qua tài khoản thanh tốn - Huy động thơng qua tài khoản đầu tư - Huy động thông qua thị trường phái sinh

Thứ ba, sử dụng một cách có hiệu quả đối với phần lợi nhuận giữ lại. Kết quả cho thấy rằng khi lợi nhuận tăng thì địn bẩy tài chính của các ngân hàng giảm xuống điều này cũng có nghĩa rằng các khoản nợ có xu hướng giảm dần. Chính điều này giúp củng cố tính thanh khoản của các ngân hàng từ đó tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Ngoài ra, các ngân hàng nên tận dụng nguồn lợi nhuận này để tăng vốn tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Thứ tư, nâng cao trình độ quản trị CTTC trong ngân hàng. Các ngân hàng cần tổ

chức hoạt động và cơ cấu nhân sự phù hợp với hoạt động quản trị tài chính, xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát nội bộ một cách chặt chẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng cần ý thức vấn đề thông tin bất cân xứng điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận vốn trên thị trường. Do đó, việc minh bạch thơng tin trong ngân hàng là tiền đề thuận lợi để các ngân hàng tiếp cận vốn cũng như là

thu hút nhà đầu tư. Hơn nữa, các nhà quản trị cần phải thấy được tính hai mặt của việc sử dụng nợ, từ đó xây dựng một CTTC phù hợp với quy mơ ngân hàng tránh tình trạng mất thanh khoản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)