Chương 1 : GIỚI THIỆU
3.2 Thực trạng cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt
3.2.1 Đánh giá về tổng tài sản
Bảng 3.2 cho thấy tình hình tổng tài sản của các ngân hàng trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng vượt bậc: năm 2008 tổng tài sản đạt 1.231.056 tỷ đồng tăng gấp 17,96% so với năm 2007, năm 2009 tổng tài sản đạt 1.677.160 tỷ đồng tăng gấp 36,24% so với năm 2008, năm 2010 tổng tài sản đạt 2.245.314 tỷ đồng tăng gấp 45,04% so với năm 2009. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP chậm lại, tính đến cuối năm 2014 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đã tăng gấp 3,7 lần so với năm 2007, điều này cho thấy các NHTMCP Việt Nam đã và đang chủ động tăng tổng tài sản để có thể cạnh tranh trong q trình hội nhập. Và Đồ thị 3.1 thể hiện rất rõ việc tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam:
Đồ thị 3.1: Tăng trưởng tổng tài sản của 25 NHTMCP Việt Nam từ năm 2007 đến 2014
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Nguồn:Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam
Quy mơ tổng tài sản của các NHTMCP tăng trưởng vượt bậc là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng đã được mở rộng, thặng dư cổ phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ ba NHTMCP Vietcombank, Vietinbank, BIDV hoặc phát hành thêm cổ phiếu hay gia tăng quỹ dự trữ bổ sung Vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP. Một nguyên nhân nữa đã làm cho tổng tài sản của các NHTMCP tăng lên đó là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh hoạt động của một số ngân hàng có quy mơ lớn. Tuy nhiên, xét về tổng tài sản của từng ngân hàng thì có sự phân bố khơng đồng đều giữa các ngân hàng. Tính đến năm 2014, trong 25 NHTMCP được khảo sát thì tổng tài sản của 10 NHTMCP có tổng tài sản lớn nhất (gồm: Vietinbank, BIDV, Vietcombank, MB, Sacombank, ACB, Techcombank, SHB, VPB, EIB) chiếm 80,33% và 15 ngân hàng còn lại chỉ chiếm 19,67% trong tổng tài sản của 25 ngân hàng.