Chương 1 : GIỚI THIỆU
3.2 Thực trạng cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt
3.2.4 Đánh giá về lợi nhuận sau thuế
Đồ thị 3.4: Tăng trưởng Lợi nhuận sau thuế của 25 NHTMCP Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Nguồn:Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam
Theo bảng 3.2 và đồ thị 3.4, nhìn chung giai đoạn 2007- 2011, lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP tăng nhanh và ổn định, đặc biệt năm 2009 tăng 52,36% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 39,6% so với năm 2009, năm 2011 tăng 21,23% so với năm 2010. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh trong giai đoạn này không thực chất, lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam có khả năng suy giảm nhanh trong thời gian tới. Bởi vì trong cơ cấu thu nhập của các NHTMCP chỉ ra, lãi của hầu hết các ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Thế nhưng, trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và tín dụng tăng trưởng âm thì nhiều ngân hàng chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Đó là chưa kể, nếu thực hiện Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng, đủ và/ hoặc tuân thủ
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
thông lệ quốc tế, đồng thời hạch tốn theo chuẩn mực kế toand quốc tế thì hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam còn thấp hơn nữa.
Thật vậy, giai đoạn từ 2012 – 2014, lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP Việt Nam giảm trung bình trên 38% so với giai đoạn 2007 – 2011, cụ thể năm 2012 mức tăng của lợi nhuận sau thế là – 22,89% so với năm 2011, năm 2013 mức tăng của lợi nhuận sau thuế là – 5,74% so với năm 2012, năm 2014 lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ trở lại là 6,67% so với năm 2013. Nguyên nhân lợi nhuận giảm đáng kể là chủ yếu do chi phí rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động tăng.
3.3 Đánh giá chung về thực trạng cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam