Xây dựng các biến số và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 46 - 49)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.1 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu

4.1.1 Xây dựng các biến số và giả thuyết nghiên cứu

CTTC được hiểu là cơ cấu giữa toàn bộ các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp huy động để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp mình. Do đó, CTTC có thể được đo lường thơng qua biến đại diện là tỷ số địn bẩy tài chính, bởi vì tỷ số địn bẩy tài chính được dùng nhằm đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007). Mặc dù có nhiều tranh luận về việc sử dụng địn bẩy tài chính là biến phụ thuộc để xem xét các nhân tố ảnh hưởng lên CTTC (Rajan và Zingales, 1995) thì địn bẩy tài chính vẫn là biến thích hợp cho mục đích của nghiên cứu CTTC cũng như phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lên CTTC (Octavia và Brown, 2008). Địn bẩy tài chính được đo lường thơng qua các cơng thức sau:

Bảng 4.1 Tổng hợp các công thức đo lường cấu trúc tài chính

Cách thức đo lường địn bẩy tài chính Nghiên cứu thực nghiệm tiếp cận

LEV= 1- (VCSH/ Tổng tài sản) Gropp và Heider (2009), Octavia và

Brown(2008),Ebru Çağlayan (2010)

LEV= Tổng nợ/Tổng tài sản Sajid Gul và cộng sự (2012)

Tỷ lệ tổng nợ =Tổng nợ/ Tổng tài sản

Tỷ lệ nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản

Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn/Tổng tài sản

Bevan và Danbolt (2002), Amidu (2007)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm

Ngân hàng là trung gian tài chính chủ yếu huy động vốn từ các thành phần kinh tế, vì vậy nợ là phần vốn chiếm tỷ lệ lớn nhất tổng vốn kinh doanh cịn vốn tự có của ngân hàng lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, về phương diện vốn hoạt động, ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác mà ngân hàng

khơng có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng với những điều kiện ràng buộc nhất định. Mặt khác, ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ và là ngành mang tính đặc thù vì vậy các khoản nợ trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng không được phân chia theo thời gian đáo hạn (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn) mà được thể hiện một cách cụ thể từng nguồn hình thành nên nguồn vốn của ngân hàng. Do đó, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng sẽ khó xác định. Căn cứ vào lý thuyết và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây cũng như do giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu, biến phụ thuộc là địn bẩy tài chính được xác định như sau:

LEV= Tổng nợ/Tổng tài sản

Các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của NHTMCP Việt Nam được đo lường dựa trên các cơng trình nghiên cứu của Amidu (2007), Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), Ebru Çağlayan (2010), Sajid Gul và cộng sự (2012), gồm có:

Quy mơ (SIZE) = Log ( Tổng tài sản cuối kì)

Lợi nhuận (PROF) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Tài sản hữu hình(TANG) = Tài sản cố định/ Tổng tài sản

Tăng trưởng (GROW) = ( Tổng tài sản(t) – Tổng tài sản(t-1))/ Tổng tài sản(t-1)

Tăng trưởng GDP = Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Tính thanh khoản (LIQU) = Dư nợ cho vay khách hàng/ Vốn huy động.

Theo bài nghiên cứu của Sajid Gul và cộng sự (2012) thì biến thanh khoản được đo lường = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn. Đối với bài này, tác giả xin đưa ra công thức đo lường biến tính thanh khoản( LIQU) = Dư nợ cho vay khách hàng/ Vốn huy động, dựa trên cơ sở:

+ Do tính đặc thù của ngành ngân hàng mà hầu hết tài sản của ngân hàng là các tài sản tài chính, chúng dễ dàng được chuyển đổi từ dài hạn sang ngắn hạn và phụ thuộc phần lớn vào quyết định của nhà quản trị ngân hàng do vậy cơng thức tính thanh khoản của ngân hàng bằng tài sản ngắn hạn sẽ khó xác định.

+ Đối với các NHTMCP Việt Nam luôn chịu sự giám sát chặt chẽ bởi các quy định của NHNN, đặc biệt những quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng trong đó có thơng tư 13/2010/TT NHNN quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn

vốn huy động với nội dung như sau: “ Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả và các tỷ lệ đảm bảo an tồn khác quy định tại thơng tư này và không được vượt quá tỷ lệ 80% đối với ngành ngân hàng” . Như vậy thông tư 13 là một trong những giới hạn được NHNN đặt ra nhằm tránh việc các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định để cho vay hay đầu từ dài hạn. Tuy quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại thông tư 13 đã bị hủy bỏ bởi thông tư 22/2011/TT-NHNN ban hành ngày 30/08/2011 nhưng tác giả vẫn lựa chọn cơng thức tính thanh khoản của ngân hàng dựa trên tỷ lệ cho vay/ nguồn vốn huy động. Tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở chương 1, ta có 6 giả thuyết nghiên cứu sau đây:

H1: quy mơ ngân hàng có tác động đồng biến lên địn bẩy tài chính.

H2: lợi nhuận của ngân hàng có tác động nghịch biến lên địn bẩy tài chính.

H3: tính thanh khoản của ngân hàng có tác động nghịch biến lên địn bẩy tài chính. H4: tài sản hữu hình của ngân hàng có tác động nghịch biến lên địn bẩy tài chính. H5: tăng trưởng của ngân hàng có tác động đồng biến lên địn bẩy tài chính. H6: tăng trưởng GDP có tác động đồng biến lên địn bẩy tài chính.

Bảng 4.2: Kỳ vọng tương quan của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính (LEV)

Giả thuyết Biến độc lập Ký hiệu thuyết Kỳ vọng

H1 Quy mô SIZE + +

H2 Lợi nhuận PROF +/- -

H3 Tính thanh khoản LIQU - -

H4 Tài sản hữu hình TANG +/- -

H5 Tốc độ tăng trưởng GROW +/- +

H6 Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP + +

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm

4.1.2 Mơ hình hồi quy

Căn cứ trên các biến đã mơ tả ở Bảng 4.2 và mơ hình hồi quy dữ liệu bảng đã đề xuất ở chương 1, xây dựng mơ hình chính thức cho nghiên cứu như sau:

LEV = β1 + β2ln(SIZE )+ β3PROF + β4LIQU + β5TANG +β6GROW

+ β7GDP + εit

Trong đó: LEV: là biến phụ thuộc, đại diện cho CTTC của các NHTMCP Việt

Nam; LEV(-1) độ trễ bậc 1 của địn bẩy tài chính SIZE, PROF, LIQU, TANG,GROW,GDP: các biến độc lập; β1: hệ số tự do; β2, β3, β4, β5, β6, β7: hệ số hồi quy; εit: sai số ngẫu nhiên

4.2 Phương pháp nghiên cứu 4.2.1 Nguồn số liệu

Nghiên cứu sử dụng số liệu công bố trên các báo cáo tài chính thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng ( có kiểm tốn theo chuẩn mực kế tốn) được cơng bố hàng năm trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2014 trên các website của các NHTMCP Việt Nam. Đồng thời đối với dữ liệu biến kinh tế vĩ mô GDP số liệu được thu thập thông qua Ngân hàng thế giới ( http://www.worldbank.org/). Tất cả số liệu được tìm kiếm bằng phương pháp tổng hợp, trích lọc, thống kê, phân loại, và sắp xếp theo dòng thời gian của mẫu quan sát với năm tài chính gần nhất là năm 2014 lùi dần về các năm nghiên cứu trước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)