Chương 1 : GIỚI THIỆU
3.3 Đánh giá chung về thực trạng cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương
3.3.1 Những kết quả đạt được
Qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống NHTMCP Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Sự an toàn, ổn định của hệ thống NHTMCP đóng vai trị quyết định đối với sự ổn định hệ thống tài chính và là một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế vĩ mô. Hệ thống các NHTMCP cung cấp một khối lượng vốn to lớn cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo cơng ăn việc làm và góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước trong những năm qua. Đồng thời, ngân hàng cũng là một trong những ngành tiên phong về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Một số kết quả chủ yếu đạt được như sau:
Qua phân tích thực trạng cấu trúc tài chính của các NHTMCP Việt Nam cho thấy trong giai đoạn từ năm 2007 – 2014 quy mô VCSH tăng chậm nhưng quy mô tổng tài sản của các NHTMCP lại tăng nhanh chóng trong nhiều năm do các ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng mở rộng. Kết quả của q trình tăng trưởng tín dụng nóng là hệ số địn bẩy tài chính tăng lên trong khi hệ số an tồn vốn tối thiểu CAR của các ngân hàng được đảm bảo qua các năm. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN đã quy định việc các NHTM phải nâng tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của mình từ 8% lên 9%. Phần lớn các NHTMCP đã đảm bảo được điều kiện này. Rõ ràng, khi kinh tế
xuất hiện những bất ổn, các NHTMCP có thể gặp những khó khăn hơn rất nhiều so với trong giai đoạn bình thường của nền kinh tế. Việc nâng cao mức an toàn vốn tương tự như một “tấm đệm” giúp các NHTMCP chống các “cú sốc” từ môi trường kinh doanh biến động.
Xét về VCSH của các NHTMCP tăng nhanh chóng là để đáp ứng về các chỉ tiêu an toàn vốn theo quy định của NHNN. Giai đoạn 2007 đến 2014, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng các NHTMCP vẫn cố gắng tăng vốn điều lệ của mình để đảm bảo mức vốn pháp định theo Nghị định số 141/2006/NĐ – CP và Nghị định số 10/2011/NĐ – CP. Mặc dù đến cuối năm 2011, các NHTMCP đã đáp ứng được quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng nhưng xét về quy mơ thì chỉ có 06 NHTMCP có mức vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng và 08 ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng, số cịn lại có mức vốn nhỏ hơn 5.000 tỷ đồng.
Các NHTMCP Việt Nam đã phát huy được ưu thế việc sử dụng nợ, làm cho năng lực tài chính và quy mơ hoạt động của các NHTMCP tăng nhanh[8].Tổng dư nợ tín dụng của các NHTMCP Việt Nam đến năm 2014 đạt gần 2.207.030 tỷ đồng, 3,86 lần so với năm 2007. Tổng vốn huy động được một khối lượng vốn khổng lồ để cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tổng vốn huy động từ nền kinh tế đến năm 2014 đạt 2.926.808 tỷ đồng, gấp 3,76 lần năm 2007. Hàng ngàn tỷ đồng vốn tín dụng được đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, hệ thống các NHTMCP Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội. Với quy mơ và vai trị quan trọng như vậy, sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các TCTD là nhân tố quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô.
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Trong cơ cấu tổng tài sản thì dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn, tập
trung vào cho vay bất động sản
Dư nợ là khoản ngân hàng cho vay, khoản cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản. Chỉ tiêu này lớn cho thấy khả năng cho vay của ngân hàng là rất tốt, tuy nhiên tỷ suất này quá lớn dẫn đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP giảm. Xét về tổng tài sản của các NHTMCP trong giai đoạn 2007- 2014 thì có sự mở rộng quy mơ mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình khoảng 45%/năm, trong đó cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.
Bảng 3.3 Dư nợ cho vay trong tổng tài sản của 25 NHTMCP Việt Nam từ năm 2007-2014 Đơn vị tính:Tỷ đồng,% Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ cho vay 571.363 650.346 930.705 1.262.787 1.475.865 1.663.565 1.911.705 2.207.030 Tổng tài sản 1.043.651 1.231.056 1.677.160 2.432.517 2.941.499 3.063.953 3.385.424 3.892.242 Dư nợ cho vay/Tổng tài sản 54.75% 52.83% 55.49% 51.91% 50.17% 54.29% 56.47% 56.70%
Nguồn: Tính tốn từ các Báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam
Qua số liệu cho thấy dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam nhỏ hơn 60%. Điều này cho thấy phần lớn nguồn vốn của các NHTMCP huy động được chủ yếu là tài trợ cho hoạt động cho vay. Hơn nữa, theo báo cáo thuyết minh của các NHTMCP Việt Nam[9], dư nợ để đầu tư kinh doanh bất động sản chiếm 10% tổng dư nợ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước gần 19% tổng dư nợ. Mặt khác các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản khoảng 60% tổng dư nợ. Với tình hình đóng băng của thị trường ất động sản hiện nay dẫn đến khả năng thu hồi vốn cũng như khả năng thanh khoản của các tài sản thế chấp là rất khó. Do vậy, dư nợ có xu hướng giảm là hợp lý trong giai đoạn hiện nay.
Trong cơ cấu nợ phải trả chiểm tỷ trọng lớn là vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.
Bảng 3.4 Huy động vốn trong tổng nợ của 25 NHTMCP Việt Nam từ năm 2007-2014 Đơn vị tính:tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn huy động 778.008 911.130 1194.129 1698.066 1.983.381 2.104.747 2.461.385 2.926.808 Tổng nợ 952.922 1.119.853 1.541.081 2.245.314 2.714.331 2.806.027 3.089.953 3.588.121 Vốn huy động/Tổng nợ 81.64% 81.36% 77.49% 75.63% 73.07% 75.01% 79.66% 81.57%
Nguồn: Tính tốn từ các Báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam
Theo bảng 3.5 ta nhận thấy huy động vốn có bước tăng đột biến từ năm 2009 trở lại đây. Lý do có sự tăng trưởng mạnh vì trong giai đoạn này các NHTMCP vẫn được quyền sử dụng cơng cụ lãi suất, chính sách chăm sóc khác hàng và mở rộng quy mô hoạt động để cạnh tranh trong việc huy động vốn, bên cạnh đó các NHTMCP đang hướng tới chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ. Ngay cả khi NHNN áp dụng Thông tư 02/TT – NHNN ngày 03/03/2011 về việc quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng VNĐ của các NHTM bao gồm cả khoản chi khuyến mãi dưới mọi hình thức khơng vượt q 14%/ năm nhưng các NHTMCP vẫn có thể lách “ luật” với nhiều sáng tạo trong các sản phẩm huy động để tăng nguồn vốn đầu tư vào như: tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, nhận tiền gửi bằng VNĐ đảm bảo bằng USD,... Với tình hình huy động vốn bằng nhiều “chiêu trò” từ năm 2008 đến nay đã làm cho thị trường vốn hỗn loạn và nguồn tiền này có thực sự để tăng trưởng tín dụng cũng như thực hiện đúng nghiệp vụ ngành ngân hàng là huy động – cho vay hay không. Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Mức độ an toàn của hệ thống NHMTCP Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ
vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh. Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thấp
Theo phân tích ở trên, do các ngân hàng tăng trưởng về vốn quá nhanh,và áp lực về đảm bảo tỷ lệ trả cổ tức cho các cổ đông, nên việc các NHTMCP đã làm trong những năm qua là cố gắng tăng trưởng tín dụng, qua đó tăng trưởng tổng tài sản nhằm ổn định mức độ thu nhập. Hiện tại và trước đây, với cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng ln chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn thu chủ yếu. Áp lực tăng trưởng tín dụng ở tốc độ cao có thể dẫn đến việc chất lượng nợ suy giảm đẩy nợ xấu tăng và gây tổn hại trực tiếp đến vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Bên cạnh những nguyên nhân khác làm nợ xấu tăng cao, áp lực tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Mặc dầu theo các báo cáo tuân thủ của các ngân hàng, các hệ số an toàn vốn đã được đáp ứng, nhưng những thời điểm hết sức căng thẳng về thanh khoản trong hệ thống ngân hàng những năm 2008, nửa cuối 2011 và nửa đầu 2012 cho thấy hệ thống ngân hàng, và đặc biệt là các ngân hàng nhỏ với số vốn tăng nhanh theo qui định của cơ quan quản lý, đều mong manh trước những biến động trên thị trường, và khả năng quản trị kinh doanh ngân hàng của hàng loạt các ngân hàng đều không theo kịp và lớn mạnh cùng với lượng vốn tăng nhanh, đẩy các ngân hàng vào tính mất an tồn trong những thời điểm khác nhau.
Các NHTMCP Việt Nam sử dụng CTTC thâm dụng nợ, tỷ lệ nợ chiếm
trên 90%, VCSH chiểm tỷ lệ nhỏ hơn 10%, trong đó vốn điều lệ chiếm tỷ lệ cao.
Cấu trúc tài chính của các NHTMCP Việt Nam hiện nay chưa tối ưu: với đặc thù ngành kinh doanh tiền tệ, huy động vốn từ những nơi nhàn rỗi sang cho vay những nơi thiếu vốn nên các ngân hàng sử dụng cơ cấu tài chính nợ chiếm tỷ lệ cao trên 90%, hệ số địn bẩy tài chính cao, lợi nhuận nhiều nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Nguồn VCSH của các ngân hàng thấp, chỉ chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn. Việc tăng VCSH của các ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn do các cổ đơng cịn e ngại bị phân tán quyền kiểm soát, điều hành.
Trong giai đoạn từ 2007 đến 2014 vừa qua, CTTC của các NHTMCP Việt Nam có nợ chiếm tỷ trọng lớn, VCSH và tổng tài sản đã có sự gia tăng nhanh chóng. Tuy
nhiên, việc quản trị rủi ro chưa được xây dựng một cách chun nghiệp, và nhiều khi cịn mang tính đối phó. Trong khi đó, hoạt động tài chính ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro chính trị,...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 2 của luận văn giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, thông qua đánh giá về quy mô tài sản, tổng nợ và VCSH để phân tích thực trang CTTC của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014. Trên cơ sở phân tích thực trạng CTTC và dựa vào kết quả thống kê mơ tả địn bẩy tài chính có thể nhận định rằng các NHTMCP Việt Nam có một CTTC thâm dụng nợ mức trung bình nhưng phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn huy động và các Chính sách, quy định của NHNN, và còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT
NAM 4.1 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
4.1.1 Xây dựng các biến số và giả thuyết nghiên cứu
CTTC được hiểu là cơ cấu giữa toàn bộ các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp huy động để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp mình. Do đó, CTTC có thể được đo lường thơng qua biến đại diện là tỷ số địn bẩy tài chính, bởi vì tỷ số địn bẩy tài chính được dùng nhằm đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007). Mặc dù có nhiều tranh luận về việc sử dụng địn bẩy tài chính là biến phụ thuộc để xem xét các nhân tố ảnh hưởng lên CTTC (Rajan và Zingales, 1995) thì địn bẩy tài chính vẫn là biến thích hợp cho mục đích của nghiên cứu CTTC cũng như phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lên CTTC (Octavia và Brown, 2008). Địn bẩy tài chính được đo lường thông qua các công thức sau:
Bảng 4.1 Tổng hợp các cơng thức đo lường cấu trúc tài chính
Cách thức đo lường địn bẩy tài chính Nghiên cứu thực nghiệm tiếp cận
LEV= 1- (VCSH/ Tổng tài sản) Gropp và Heider (2009), Octavia và
Brown(2008),Ebru Çağlayan (2010)
LEV= Tổng nợ/Tổng tài sản Sajid Gul và cộng sự (2012)
Tỷ lệ tổng nợ =Tổng nợ/ Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn/Tổng tài sản
Bevan và Danbolt (2002), Amidu (2007)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm
Ngân hàng là trung gian tài chính chủ yếu huy động vốn từ các thành phần kinh tế, vì vậy nợ là phần vốn chiếm tỷ lệ lớn nhất tổng vốn kinh doanh cịn vốn tự có của ngân hàng lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, về phương diện vốn hoạt động, ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác mà ngân hàng
khơng có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng với những điều kiện ràng buộc nhất định. Mặt khác, ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ và là ngành mang tính đặc thù vì vậy các khoản nợ trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng không được phân chia theo thời gian đáo hạn (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn) mà được thể hiện một cách cụ thể từng nguồn hình thành nên nguồn vốn của ngân hàng. Do đó, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng sẽ khó xác định. Căn cứ vào lý thuyết và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây cũng như do giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu, biến phụ thuộc là địn bẩy tài chính được xác định như sau:
LEV= Tổng nợ/Tổng tài sản
Các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của NHTMCP Việt Nam được đo lường dựa trên các cơng trình nghiên cứu của Amidu (2007), Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), Ebru Çağlayan (2010), Sajid Gul và cộng sự (2012), gồm có:
Quy mơ (SIZE) = Log ( Tổng tài sản cuối kì)
Lợi nhuận (PROF) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Tài sản hữu hình(TANG) = Tài sản cố định/ Tổng tài sản
Tăng trưởng (GROW) = ( Tổng tài sản(t) – Tổng tài sản(t-1))/ Tổng tài sản(t-1)
Tăng trưởng GDP = Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
Tính thanh khoản (LIQU) = Dư nợ cho vay khách hàng/ Vốn huy động.
Theo bài nghiên cứu của Sajid Gul và cộng sự (2012) thì biến thanh khoản được đo lường = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn. Đối với bài này, tác giả xin đưa ra công thức đo lường biến tính thanh khoản( LIQU) = Dư nợ cho vay khách hàng/ Vốn huy động, dựa trên cơ sở:
+ Do tính đặc thù của ngành ngân hàng mà hầu hết tài sản của ngân hàng là các tài sản tài chính, chúng dễ dàng được chuyển đổi từ dài hạn sang ngắn hạn và phụ thuộc phần lớn vào quyết định của nhà quản trị ngân hàng do vậy cơng thức tính thanh khoản của ngân hàng bằng tài sản ngắn hạn sẽ khó xác định.
+ Đối với các NHTMCP Việt Nam luôn chịu sự giám sát chặt chẽ bởi các quy định của NHNN, đặc biệt những quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng trong đó có thơng tư 13/2010/TT NHNN quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn
vốn huy động với nội dung như sau: “ Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm