Chương 1 : GIỚI THIỆU
5.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính cho các NHTMCP Việt
5.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu cho các NHTMCP Việt Nam
5.2.1.1 Mục tiêu giải pháp
Nguồn vốn của các NHTMCP Việt Nam bao gồm nợ phải trả và VCSH. Hiện nay, VCSH chỉ chiếm tỷ trọng 10% trong tổng nguồn vốn. Do đó, việc tăng quy mơ VCSH sẽ giảm áp lực sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn đồng thời nâng tầm quy mô vốn cho các NHTMCP Việt Nam để áp ứng nhu cầu hoạt động, ứng phó với rủi ro lớn trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và sau đó vươn xa hơn nữa ra các nước trong khu vực và thế giới.
5.2.1.2 Biện pháp thực hiện
Theo kết quả thống kê về quy mơ vốn, tài sản và phân tích đánh giá kết quả hoạt động từ năm 2007 – 2014, đề tài đề xuất nhóm các ngân hàng có cùng đặc điểm về quy mô, về kết quả hoạt động, về phương hướng kinh doanh tương đồng nhau thành từng nhóm, và dựa trên kết quả này sẽ đề xuất mua lại và sáp nhập các ngân hàng cùng nhóm.
Đề tài cũng căn cứ trên kết quả xếp hạng của 32 ngân hàng, do Văn phòng Chủ tịch nước, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam cùng cơng ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp thực hiện, theo kết quả công bố cuối năm 2012[11] cho thấy:
Nhóm A gồm: ACB, BIDV, DAF, EIB, MB, Sacombank, TCB, Vietcombank và Vietinbank.
Nhóm B gồm: HDbank, MSB, OCB, Saigonbank, Pgbank, VIB và VietAbank. Nhóm C gồm: ABB, SHB, NamAbank, VPB.
Nhóm D gồm: MDB, Vietbank
Mặt khác, theo Nguyễn Hồng Sơn và Trần Thị Thanh Tú[12], đã nghiên cứu về hướng sáp nhập các NHTM Việt Nam, giả thiết nghiên cứu đưa ra: (1) Sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu, để vực các ngân hàng yếu; (2) Sáp nhập ngân hàng mạnh với nhau để tăng tính cạnh tranh và trở thành tập đồn tài chính lớn mạnh. Kết quả khảo sát cho thấy:
Giải pháp 1: Sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu 10% đồng ý vì họ cho rằng việc sáp nhập ngân hàng mạnh vào ngân hàng yếu sẽ phát sinh những chi phí nhất định và có thể làm cho ngân hàng mạnh yếu đi.
Giải pháp 2: Sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng mạnh 45% đồng ý, vì họ cho rằng việc sáp nhập như thế sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
11 Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 số thứ 3
Căn cứ trên các kết quả nêu, đề tài đề xuất là phân nhóm các ngân hàng dựa trên quy mơ VCSH và quy mơ tài sản, từ các nhóm này sẽ có từng giải pháp tăng quy mơ VCSH cụ thể cũng như cơ cấu, sáp nhập hợp lý, cụ thể:
Nhóm 1: Các ngân hàng có quy mơ VCSH từ 10.000 tỷ đồng trở lên
Nhóm 2: Các ngân hàng có quy mơ VCSH từ 8.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng.
Nhóm 3: Các ngân hàng có quy mơ VCSH dưới 8.000 tỷ đồng.
Đối với nhóm 1 và nhóm 2, việc tăng VCSH cần thực hiện các giải
pháp như sau:
Thứ 1: Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần
Ngân hàng sẽ đàm phán với khách hàng về các khoản nợ xấu, xác định nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, từ nguyên nhân đã xác định, thì phía ngân hàng sẽ xem xét các khoản nợ cịn có thể thu hồi nhưng ở giai đoạn này tạm thời chưa thu hồi được thì sẽ thương thảo với khách hàng để chuyển thành vốn góp hoặc cổ phần.
Thứ 2: Tăng vốn điều lệ
Các ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn từ các cổ đơng, thành viên góp vốn hiện hành và các chủ đầu từ trong nước và ngồi nước.
Đối với nhóm 3, việc tăng VCSH cần thực hiện các giải pháp như sau:
Thứ 1: Sáp nhập hợp nhất các ngân hàng
Đề tài đề xuất hợp nhất các ngân hàng có kết cấu tài chính tương đồng nhau,cụ thể:
Nhóm 1: Hợp nhất BIDV và MHB
Nhóm 2: Hợp nhất DAF, HDbank, SeAbank
Nhóm 3: Hợp nhất ABB, KIENLONGBANK, NAMABANK, VPB Nhóm 4: Hợp nhất PGbank, VIB, VietAbank
Như vậy, khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất sẽ làm quy mô vốn của các ngân hàng sẽ tăng. Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này cũng cần khảo sát thực tế ở các ngân hàng thêm 1 lần nữa để xem xét tâm tư nguyện vọng của các ngân hàng như thế nào mục đích giúp cho việc sáp nhập mang lại hiệu quả cao nhất.
Thứ 2: Bán nợ để thu hồi vốn
Sau khi sáp nhập các ngân hàng sẽ rà soát lại nợ xấu và tiến hành bán các khoản nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), từ đó củng cố quy mơ vốn để phát triển bền vững.
5.2.1.3 Một số khuyến nghị khi các ngân hàng triển khai giải pháp
Để tăng VCSH cho chính các ngân hàng thì hơn ai hết, chính các ngân hàng phải chủ động thực hiện kế hoạch chi tiết để đảm bảo cho quy mô vốn tăng trong thời gian tới:
Rà soát lại các khoản nợ xấu, sau đó đánh giá khoản nợ xấu đó ở mức độ nào, khoản nào có thể chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần được.
Khi thực hiện sáp nhập với các ngân hàng khác thì phải đặt lợi ích chung của cả hệ thống ngân hàng lên trên hết, khơng vì lợi ích của cá nhân các ngân hàng riêng lẻ, như thế sớm thì muộn đối thủ cạnh tranh cũng sẽ thâu tóm và lúc đó cịn thiệt hại nhiều hơn.