Tăng tính thanh khoản cho các NHTMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 66 - 67)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

5.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính cho các NHTMCP Việt

5.2.2 Tăng tính thanh khoản cho các NHTMCP Việt Nam

5.2.2.1 Mục tiêu giải pháp

Như đã phân tích ở chương 4, khả năng thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam giảm dần qua các năm và cũng theo kết quả hồi quy thì đây là nhân tố có tác động ngược chiều với CTTC của các NHTMCP Việt Nam, nghĩa là khi tính thanh khoản tăng thì tỷ lệ địn bẩy tài chính của các ngân hàng giảm và ngược lại, do đó mục tiêu của giải pháp này là làm tăng tính thanh khoản cho các NHTMCP Việt Nam từ đó giảm tỷ số địn bẩy tài chính cho các ngân hàng.

5.2.2.2 Biện pháp thực hiện

Thứ 1: Thực hiện tốt việc tăng vốn chủ sở hữu cho các NHTMCP Việt Nam sẽ làm tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng

Thứ 2: Đảm bảo chất lượng tín dụng

- Qua số liệu đã phân tích, một trong những yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng đó là q trình thẩm định cho vay (liên quan đến quy trình và con người), do đó cần xem xét lại quy trình thẩm định, các điểm sơ hở của quy trình cần phải

được khắc phục; cán bộ tín dụng cũng cần quán triệt đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng thổi phồng giá trị tài sản định giá cho vay, hoặc bỏ qua những rủi ro đã lường trước vì lợi ích cá nhân.

- Hiện tại các ngân hàng đang tồn tại nợ xấu rất cao do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là hiện tại các doanh nghiệp vay vốn đang gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, kinh doanh không hiệu quả,sử dụng tiền vay khơng đúng mục đích,.. mặt khác các doanh nghiệp này nguồn vốn của họ chủ yếu là vốn vay ngân hàng, càng khó khăn họ lại tiếp tục vay. Những đối tượng này các ngân hàng cần xem xét kỹ và cần hạn chế cho vay khi chưa giải quyết xong nợ xấu.

- Tăng cường huy động vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời cải thiện khả năng thanh khoản tạm thời

Thứ 3: NHNN tái cấp vốn đối với các NHTMCP thiếu hụt thanh khoản tạm thời để đảm bảo khả năng chi trả cho các NHTMCP và có thể trở lại hoạt động bình thường

Thứ 4: NHNN phải giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của các NHTMCP Việt Nam và đặc biệt là ngân hàng được tái cấp vốn bằng chấn chỉnh kịp thời khi có biểu hiện xấu làm ảnh hưởng đến cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đồng thời NHNN cũng cần có các biện pháp mạnh tay khi các ngân hàng vi phạm về các chỉ tiêu an tồn trong q trình hoạt động, như hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động nếu các ngân hàng vi phạm,...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)