Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 26 - 29)

1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.4. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.4.1. Là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ các DNNVV

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, bất cứ ai cũng muốn đồng vốn của mình sinh lời. Những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó để kiếm lãi, cịn những nhà doanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lợi của vốn mà cần vay thêm tiền để mở rộng sản xuất. Với tư cách là trung gian dẫn vốn, ngân hàng đã giải quyết mâu thuẫn đó. Với hoạt động đi vay để cho vay, ngân hàng đã tạo cơ hội cho các chủ DNNVV muốn mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án kinh doanh có thể vay vốn để thực hiện.

Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư làm bình qn hố tỷ suất lợi nhuận thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV, tín dụng ngân hàng luôn chuyển hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế hoặc khơng đầu tư vào những DNNVV có tỷ suất lợi nhuận thấp. Qua đó tín

dụng ngân hàng làm thay đổi quan hệ về cung - cầu hàng hoá và thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế.

1.2.4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV

Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp phải tuân thủ các hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cũng như tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay khơng. Do đó địi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng ngân hàng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Khơng chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp cịn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh vịng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc các doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

1.2.4.3. Góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV

Một trong những quy luật khách quan của cơ chế thị trường là cạnh tranh và quy luật này ngày càng quan trọng, quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Tuy nhiên do những đặc điểm, tính chất của mình, DNNVV gặp khơng ít những khó khăn trong việc phát triển tạo thị phần, tạo niềm tin, tạo hình ảnh trong khi vị thế của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã ổn định và có chỗ đứng trên thị trường, vì vậy xu hướng hiện nay của các DNNVV là tìm cách liên doanh, liên kết nhằm bổ sung và hoàn thiện những hạn chế của mình, đặc biệt là hạn chế về vốn.

Mặc dù vậy, để đầu tư phát triển lớn, liên doanh, liên kết thơi chưa đủ vì vốn tự có thường hạn hẹp, khả năng tích tụ thấp cần mất nhiều năm mới có thể có được đủ vốn nhưng khi đó cơ hội làm ăn có thể khơng cịn nữa. Do đó các DNNVV thường xuyên tìm cách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu là nguồn tín dụng ngân hàng. Khi vốn được giải ngân, sức mạnh tài chính của DNNVV tăng lên thì các DNNVV cũng có cơ hội thực hiện được mục đích của

mình, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh.

1.2.4.4. Tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn nước ngồi

Bên cạnh việc kích thích các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng cịn thu hút nguồn vốn nước ngồi dưới nhiều hình thức như trực tiếp vay bằng tiền, bảo lãnh cho các DNNVV mua thiết bị trả chậm, sử dụng hạn mức L/C…. Như vậy quan hệ quốc tế của các DNNVV đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV, đặc biệt là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Thông qua nguồn vốn vay này, DNNVV xác lập một cơ cấu vốn tối ưu đảm bảo kết hợp hiệu quả giữa nguồn đi vay với nguồn vốn tự có để sản xuất những sản phẩm có giá thành thấp hơn, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hoá và được thị trường chấp nhận. Có như vậy thì DNNVV mới đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.

1.2.4.5. Góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ khoa học, chất lượng và mẫu mã sản phẩm

Với đặc điểm nguồn vốn thấp, các DNNVV khó đầu tư được cơng nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ ngân hàng có thể coi là nguồn quan trọng để DNNVV thực hiện được nhu cầu này.

1.2.4.6. Góp phần nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động

Việc nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp và tăng năng suất lao động. Mặc dù hiểu được điều này nhưng các DNNVV đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không muốn chi tiền để đào tạo, tất cả nguồn vốn doanh nghiệp đều tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, nếu doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn tín dụng từ ngân hàng sẽ làm tăng nguồn

vốn hoạt động cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong cơng tác đào tạo của mình.

Qua một vài khía cạnh nêu trên, ta thấy được vai trị to lớn của tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV. Vì vậy, việc mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với DNNVV là thực sự cần thiết để hoàn thiện một nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)