Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 48 - 52)

và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Tình hình cho vay của các NHTMCP đối với các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh

Do tình trạng khó khăn trong họat động kinh tế từ kéo dài từ năm 2012 đến nay đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tìn hình tài chính của các ngân hàng. Nợ xấu tiếp tục tăng đến các con số khổng lồ lên đến hàng nghìn tỷ đồng (chiếm 2-3 % tổng nợ trong đó hơn 90 % là tổng nợ nằm trong tiêu chuẩn). Tốc độ tăng trưởng của nợ xấu hàng năm liên tục tăng và khơng hề có dấu hiệu giảm. Sự khó khăn trong các ngành nghề như kinh tế, bất động sản dẫn đến hàng loạt các công ty phải rơi vào

tình trạng phá sản và khơng thể trả nợ. Chính điều này các NHTMCP hiện nay đang phải xiết chặt, đưa thêm hàng loạt các chỉ tiêu trước khi chấp nhận vay vốn đồng thời kêu gọi nhà nước hỗ trợ trong khoản thiệt hại vì nợ xấu.

Bảng 2.4 Dư nợ cho vay các DNNVV ở một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời điểm 31/12/2013

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Tên ngân hàng Tổng dƣ nợ Dƣ nợ của DNNVV Tỷ lệ trên tổng dƣ nợ

ACB 59,451,715 7,986,131 13.43% BIDV 218,979,629 36,838,962 16.82% VPBank 29,385,509 3,898,040 13.27% Eximbank 46,678,370 5,810,515 12.45% MB 49,136,032 8,797,301 17.90% Techcombank 39,353,955 6,163,807 15.66% Vietcombank 153,615,957 8,510,269 5.54% Vietinbank 210,721,822 28,859,008 13.70% Sacombank 60,394,995 8,139,143 13.48%

[Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2013]

Từ Bảng 2.4 ta thấy tất cả các NHTMCP đều cho vay với đối tượng là DNNVV tuy nhiên dư nợ của khu vực này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đứng đầu về dư nợ của các DNNVV là Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) với giá trị là 36.839 tỷ đồng; và đứng đầu về tỷ lệ cho vay DNNVV trong tổng dư nợ là Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) với giá trị là 17,9%. Còn lại hầu hết các ngân hàng đầu có mức tỷ lệ dao động bình quân từ 12% đến 16%, chỉ duy nhất Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là có tỷ lệ cho vay đối với đối tượng này chưa đến 6%.

Theo công bố của cơ quan quản lý, tăng trưởng tín dụng trong năm 2013 của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đạt 12,51%. Tuy nhiên, theo Hội DNNVV Việt Nam, chỉ khoảng 15% số doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được với vốn ngân hàng.

Qua đó cho thấy tín dụng vẫn tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp nhà nước và các tập đồn lớn. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống các TCTD Việt Nam phụ thuộc

giữ phần lớn cổ phần. Những ngân hàng lớn như VietinBank, BIDV hay Vietcombank thường ưu tiên rót vốn vào những dự án lớn của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước hoặc các đối tác lớn. Điều này như một thông lệ bất thành văn.

Theo báo cáo tài chính quí 4-2013, trong tổng dư nợ cho vay của VietinBank năm 2013, có tới gần 150.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp nhà nước vay, tương đương 40% tổng dư nợ. So với năm 2012, dư nợ cho vay dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước tại VietinBank tăng 31%, trong khi đó, tín dụng dành cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm nhẹ 3%. Khoản vay dành cho phía doanh nghiệp nhà nước của BIDV cũng lên tới 93.000 tỷ đồng, chiếm 24% dư nợ cho vay. Ở Vietcombank, con số này lần lượt là 78.000 tỉ đồng và 28%.

2.2.2. Tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của mẫu điều tra các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thơng qua trao đổi và thống kê từ số liệu thứ cấp cho thấy hiện nay các DNNVV của Việt Nam nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có những nét cơ bản về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo những đặc điểm sau:

 DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế.

Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trị quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo.

 Trong bối cảnh nền kinh tế chung gặp nhiều khó khăn kéo dài, sản xuất kinh

doanh bị đình đốn, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng khó khăn, đặc biệt đối với những DNNVV khơng cịn tài sản thế chấp khi vay vốn (do DN đã thế chấp để vay vốn NH từ các năm trước, đến nay chưa tất tốn được nợ cũ).

 Khơng ít doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có dự án khả thi hoặc đã ký

được hợp đồng thương mại có giá trị tốt, cần vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh, thực hiện hợp đồng nhưng khơng đủ điều kiện tín chấp và tài sản thế chấp (hoặc có tài sản thế chấp, nhưng do NH định giá quá thấp

dẫn đến vốn tín dụng ngân hàng cấp khơng đủ để doanh nghiệp triển khai dự án) nên phải hoạt động cầm chừng, mất đi cơ hội phát triển

 Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất; một số dự án sản xuất mới, nâng công suất dự kiến đầu tư của doanh nghiệp do khó khăn về vốn đã bị tạm ngừng hoặc không triển khai nên năng lực sản xuất tăng thêm từ các dự án mới cịn ít, khơng phát huy được tính tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

 Trong các năm gần đây do thiếu vốn trầm trọng, đã có khơng ít doanh nghiệp

phải giải thể, phá sản hoặc tạm ngưng hoạt động.

Nghiên cứu thực tế về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV mới thấy được các DNNVV đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Mặc dù Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV nhưng trên thực tế chỉ có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại gặp các trở ngại như sau:

 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ

tục vay vốn đơn giản cho các DNNVV);

 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng khơng đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho, các khoản thu…);

 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp;

 Các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV.

Khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). Điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.

Thông qua việc khảo sát của nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả như sau:

Hình 2.2 Các DNNVV đã vay vốn ngân hàng và có nhu cầu vay vốn ngân hàng trong mẫu điều tra

Đơn vị tính: %

[Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra]

Theo Hình 2.2 thì có 66,18% DNNVV hiện đang tiếp cận vốn vay, nhưng có đến 85,99% các doanh DNNVV lại có nhu cầu vay vốn. Qua đó cho thấy tiềm năng nhu cầu tín dụng trong các DNNVV rất lớn, mặc dù đã có vay vốn tại các ngân hàng nhưng nguồn vốn vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên các DNNVV vẫn phát sinh nhu cầu vay vốn trong đó có 73,43% các doanh nghiệp có nhu cầu vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)