Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 46 - 48)

2.1. Sơ lƣợc về tình hình kinh tế xã hội, các DNNVV và hệ thống NHTM

2.1.3. Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố

Với chính sách thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV, các DNNVV của thành phố không nhữn ngày càng phát triển mạnh về số lượng và chất lượng mà còn phát triển phong phú về ngành nghề hoạt động. Đến nay, các DNNVV của thành phố đã tham gia hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó tập trung vào các ngành nghề như: bn bán sửa chữa máy móc, thiết bị sinh hoạt; cung cấp dịch vụ, công nghiệp chế biến; khách sạn, nhà hàng; xây dựng… Các DNNVV trong các ngành này là nhân tố chủ yếu tạo nên sự đóng góp rất lớn của các ngành vào GDP của thành phố trong các năm qua.

2.1.3. Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Minh

2.1.3.1. Thực trạng hệ thống NHTMCP hiện nay

Thập kỷ qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự xuất hiện của các ngân hàng (NH) 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh NH đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các NH Việt Nam phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. Các NHTM cổ phần một mặt đang cấu trúc lại, có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngồi cùng lộ trình tăng vốn điều lệ. Tất cả các động thái này nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Xuyên suốt năm 2012 và trong những tháng đầu năm 2013, dư luận đã chứng kiến nhiều vụ sáp nhập, mua bán (M & A) nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của các ngân hàng Việt Nam. Như thương vụ sáp nhập ba ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng TMCP Đệ nhất (Ficombank); thương vụ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB); thương vụ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đại diện cho nhóm cổ đơng lớn thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) và thương vụ Mizuho Corporate Bank mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank) với giá 743 triệu USD…

Không chỉ các ngân hàng nhỏ nằm trong diện tái cơ cấu thục hiện M & A mà các ngân hàng lớn cũng đang tím kiếm đối tác phù hợp để hợp nhất, nhằm đẩy mạnh phát triển, mở rộng quy mô và nâng ca vị thế cạnh tranh. Giai đoạn hiện nay được xem là cơ hội để thực hiện chiến lược này khi chủ trương tái cơ cấu ngân hàng của NHNN đang được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng tăng cường việc tìm kiếm đối tác ngoại, thu hút thêm nguồn vốn, củng cố năng lực tài chính để tái cơ cấu và phát triển tốt hơn.

Bên cạnh xu hướng tái cơ cấu, việc xử lý nợ xấu là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, còn chỉ tiêu tăng trưởng và lợi nhuận chỉ là thứ yếu. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, năm 2013, ngành ngân hàng phải tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận được tín dụng để tăng trưởng.

Một vấn đề khác, thời điểm này, việc tăng nguồn thu từ dịch vụ để bù đắp lợi nhuận từ tín dụng đang là điều mà ngân hàng nào cũng nhận thấy và muốn làm. Từng ngân hàng cũng đang cố gắng gia tăng tính ưu việt cho sản phẩm, thị phần của mình. Hy vọng với xu hướng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu, tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể vực dậy và phát triển mạnh mẽ trở lại trong thời gian ngắn.

2.1.3.2. Vai trị của hệ thống NHTMCP tại thành phố Hồ Chí Minh

Đóng góp của hệ thống NHTMCP đối với nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh mang tính tích cực thể hiện ở tỷ lệ dư nợ của các NHTMCP/GDP luôn đạt mức hơn 50% mặc dù tỷ lệ này có giảm qua các năm. Điều này cho thấy hệ thống NHTMCP ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên mức đóng góp của hệ thống NHTMCP so với tồn hệ thống NHTM lại không tương xứng. Mặc dù số lượng các NHTMCP chiếm vị thế áp đảo so với số lượng ngân hàng toàn hệ thống nhưng mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chỉ đạt xấp xỉ 50% so với mức đóng góp của tồn hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng của hệ thống NHTMCP đối với nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

GDP theo giá hiện hành 337.040 422.270 512.721 591.863 764.561 % tăng trưởng GDP - 11,8% 10,3% 9,2% 9,3% Tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế 700.007 889.000 764.003 821.300 952.900 Dư nợ của hệ thống NHTMCP 385.046 506.730 388.527 416.400 527.400 Dư nợ của toàn ngành NH so với GDP 207,69% 210,53% 149,00% 138,77% 124,58% Dư nợ NHTMCP so với GDP 114,24% 120,00% 75,78% 70,35% 68,98%

[Nguồn: Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)