Những vấn đề còn hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 52 - 56)

2.3. Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh

2.3.1. Những vấn đề còn hạn chế

2.3.1.1. Từ phía ngân hàng

 Chất lượng tín dụng của ngân hàng

Hoạt động tín dụng ln gắn liền với nó là những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Hoạt động này càng tăng trưởng thì những rủi ro tín dụng cũng tiềm ẩn tăng theo. Vấn đề về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khoanh, nợ chờ xử lý có những biểu hiện khả quan (tỷ lệ năm sau cải thiện hơn năm trước); tuy nhiên nó vẫn tồn tại trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân là do những yếu kém trong công tác thẩm định tài sản đảm bảo, hồ sơ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn,

66.18% 33.82% 85.99% 14.01% 100.00% Có vay Khơng vay Có nhu cầu Không nhu cầu

xem xét khả năng tài chính… của doanh nghiệp. Những NHTM có chất lượng tín dụng kém sẽ bị hạn chế khả năng cung ứng sản phẩm tín dụng, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.

 Định hướng kinh doanh của ngân hàng

Vấn đề then chốt trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại cổ phần chính là cách xác định hướng hoạt động của ngân hàng, đặt ra mục tiêu chiến lược, các kế hoạch phải thực hiện và phương thức thực hiện như thế nào. Ngân hàng sẽ thực sự kinh doanh vì lợi nhuận hay vẫn tiếp tục có một phần hoạt động với tư cách là ngân hàng chính sách chịu sự tác động của các cấp chính quyền về việc cho vay. Năng lực quản trị của các nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ quyết định các chính sách về phát triển của ngân hàng như chiến lược phát triển dài hạn, chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư vào con người, cơ sở vật chất, công nghệ… và đặc biệt là chính sách khách hàng mục tiêu. Hiện nay chính sách này ở các NHTM phần lớn tập trung vào lượng khách hàng cá nhân hoặc những doanh nghiệp có quy mơ lớn, điều này sẽ khiến các DNNVV không được hưởng những ưu đãi từ chính sách khách hàng mục tiêu như giảm lãi suất vay, tăng tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản, nhận những tài sản bảo đảm mang tính kém an tồn hơn bất động sản (như quyền đòi nợ, hàng tồn kho luân chuyển…) hoặc thậm chí là tín chấp cho khoản vay. Và điều này tất nhiên làm hạn chế việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của chính các DNNVV.

 Trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng

Vấn đề then chốt có tính quyết định trong đổi mới phương thức quản lý là con người. Ngày nay, sự hiểu biết và nhận thức của con người ngày càng phát triển, việc cập nhật kiến thức để phục vụ cho các hoạt động, trong đó có cơng tác tín dụng doanh nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Không những thế, không phải ngân hàng nào cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Chính điều này làm cho năng lực, trình độ cán bộ sẽ bị lạc hậu trong việc phân tích, dự báo tình hình thị trường, dự báo những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai… Thêm vào đó, thiếu thơng tin, chính sách, định hướng phát

triển các ngành nghề là một trợ ngại cho cán bộ tín dụng doanh nghiệp dẫn đến việc cho vay những dự án thiếu khả thi và từ chối những dự án tốt.

 Bảo đảm tiền vay

Khi vay vốn, DNNVV phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có tài sản thế chấp hay được bên thứ ba bảo lãnh. Chính vì lẽ đó khơng phải DNNVV nào cũng có thế tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng một khi khơng có tài sản đảm bảo.

Bên cạnh đó, việc định giá tài sản cịn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ngân hàng như phương án kinh doanh khả thi, năng lực tài chính ổn định, có tài sản đảm bảo… nhưng DNNVV cũng chỉ nhận được những khoản vay dựa trên giá trị tài sản thế chấp. Do đó, cơng tác định giá trở thành một khâu rất quan trong. Tuy nhiên, việc định giá theo giá trị thị trường vẫn chưa có một cơ sở tham khảo đáng tin cậy. Ngoài ra, việc NHTM định giá dựa trên những thủ tục, quy trình do chính ngân hàng xây dựng cũng khơng thể đánh giá một cách đầu đủ và chính xác, bởi giá trị tài sản còn phục thuộc vào nhiều yếu tố khác. Thêm vào đó, việc định giá cịn bị chi phối bởi cán bộ thẩm định (mang tính chủ quan), sự hiểu biết, trình độ đánh giá, năng lực thẩm định…

 Thơng tin doanh nghiệp

Vấn đề thông tin doanh nghiệp là một trở ngại không nhỏ đối với các quyết định cho vay vốn của ngân hàng. Thời gian quan, các NHTM thường căn cứ vào Trung Tâm Thơng Tin Tín Dụng (CIC – Credit Information Center) để xác định lịch sử giao dịch tín dụng của DNNVV, tuy nhiên kết quả này chưa mang tính cập nhật cũng như thường xuyên phát sinh lỗi hệ thống khi truy cập và hỏi tin. Một cách tiếp cận khác là các bộ tín dụng thẩm định trực tiếp doanh nghiệp nhằm xem xét tình hình hoạt động thực tế, nhưng thơng tin thu thập vẫn cịn nhiều hạn chế. Ngồi ra, việc tiếp cận những nguồn thơng tin khác lại khơng đầy đủ và chính xác do đặc thù các DNNVV ít khi cơng bố thơng tin đại chúng. Chính vì những trở ngại trong việc thu thập thông tin DNNVV đã khiến cho cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc

xem xét cho vay cũng như đánh giá mức độ uy tín của DNNVV, điều này làm cho các NHTM thường e dè trong việc cung ứng vốn cho các DNNVV.

2.3.1.2. Từ phía các DNNVV

 Quan điểm của DNNVV

Theo quan điểm của nhiều DNNVV ở Việt Nam là vẫn ngại khi tiếp xúc với các NHTM do nhiều yếu tố như sợ bị khai thác thông tin doanh nghiệp, sợ bị tiết lộ thơng tin về nghề nghiệp, bí quyết sản phẩm… Ngồi ra, một vấn đề quan trọng là khi đi vay, các DNNVV phải có tài sản đảm bảo hay tài sản bảo lãnh để đảm bảo cho khoản vay, nhưng khơng phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn để mang thế chấp hay bảo lãnh.

 Năng lực quản lý kinh doanh

Khả năng quản lý của DNNVV là cơ sở để các NHTM đánh giá được khách hàng có khả năng xoay sở trong mọi tình huống hay khơng và là một điều cần thiết để quyết định đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của ngân hàng.

Một thực tế cho thấy năng lực quản lý, điều hành hoạt động của các DNNVV còn yếu kém, chế độ báo cáo tài chính, kế tốn cịn lỏng lẻo, khơng rõ ràng, thiếu trung thực và khách quan. Người quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh khơng có khả năng dự đốn được sự biến động về giá cả của thị trường, các đối thủ cạnh tranh, thị hiếu của người tiêu dùng… Điều này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng được vay vốn tín dụng ngân hàng của khách hàng

 Tư cách đạo đức của khách hàng

Đó là khả năng trả nợ ngân hàng, mục đích sử dụng vốn vay. Đối với những DNNVV đã từng vay vốn của ngân hàng nhưng không thực hiện đúng những quy định của ngân hàng về thời hạn trả gốc, lãi của ngân hàng hay đưa ra những dự án giả để vay vốn ngân hàng, sử dụng sai mục đích tín dụng trong hợp đồng. Điều đó sẽ khiến cho ngân hàng mất niềm tin vào nhóm khách hàng này, và khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng của ngân hàng lần thứ hai là không dễ dàng.

Trong tất cả những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng thì đây là nhân tố quan trọng nhất, gây trở ngại nhiều nhất cho hầu hết các DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Khi DNNVV có đủ số tài sản bảo đảm cho lượng vốn mà DN vay theo u cầu của ngân hàng thì DN có thể vay vốn của ngân hàng một cách thuận tiện hơn rất nhiều so với khi DN có số tài sản khơng đủ, hoặc khơng có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình, khi đó số vốn mà họ được vay sẽ không như mong muốn của họ, mà sẽ phụ thuộc vào sự quyết định của ngân hàng.

 Khả năng tiếp cận thông tin

Hầu hết các DNNVV không kịp cập nhật về những thay đổi trong chính sách của ngân hàng, như những thay đổi về lãi suất hay những nới lỏng về chính sách tín dụng, những đợt khuyến mại lớn của ngân hàng… Chính vì thiếu thơng tin về ngân hàng điều đó đã làm cho DNNVV không mạnh dạn tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.

 Phương án sản xuất kinh doanh

Bên cạnh nhân tố quan trọng về tài sản đảm bảo thì các phương án sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lượng vốn mà DNNVV sẽ được vay theo quy định của ngân hàng. Khi các dự án, phương án sản xuất kinh doanh được khách hàng lập và thông qua sự thẩm định của cán bộ tín dụng, nếu khả thi DNNVV sẽ nhận được đủ lượng vốn cần vay, còn ngược lại nguồn vốn mà họ được vay sẽ rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)